Free Lê Công Định - Con đường hoạn lộ của Thái tử họ Nông

FreeLeCongDinh – Sự kiện ông Nông Quốc Tuấn, con trai Tổng
bí thư Nông Đức Mạnh, <a
href="http://danluan.org/node/5877">được bầu làm Bí thư Tỉnh
ủy Bắc Giang</a> vào ngày 3 tháng 8 năm 2010 có nhiều điều
nổi cộm:

1: Ông Nông Quốc Tuấn <em><strong>được Bộ Chính trị "giới
thiệu"</strong></em> để đảm nhiệm trách nhiệm Bí thư Tỉnh
ủy Bắc Giang. Sự giới thiệu này được thể hiện bằng
việc ông Trần Lưu Hải, Phó Ban Tổ chức Trung ương đích thân
thông báo tại hội nghị Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc
Giang (vietnamnet). Trên thực tế, việc ông Nông Quốc Tuấn
ngồi vào ghế Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang là quyết định của
Bộ chính trị.

2: Từ quyết định của Bộ chính trị đã dẫn đến
<em><strong>một đại hội đột xuất</strong></em> của Ban chấp
hành đảng bộ tỉnh Bắc Giang.

3: Ông Nông Quốc Tuấn <em><strong>được bầu với 100% số
phiếu tán thành</strong></em>. Điều này cho thấy việc bầu bán
chỉ là hình thức sau khi Bộ chính trị đã quyết.

4: Ông Nông Quốc Tuấn trở thành bí thư vào tháng 8 năm 2010 cho
nhiệm kỳ 2005 – 2010. Tức là chỉ còn <em><strong>4
tháng</strong></em> nữa là nhiệm kỳ này chấm dứt.

5: Cho đến nay, vẫn chưa có một thông báo chính thức nào từ
đảng và nhà nước về sự vi phạm kỷ luật hay hành vi sai
trái nào dẫn đến sự bãi nhiệm ông Đào Xuân Cần, Ủy viên
Trung ương Đảng là người tiền nhiệm của ông Tuấn. Ông
Cần đã làm gì để mà phải bị thay thế, bị chuyển đi công
tác khác khi chỉ còn 4 tháng nữa là chấm dứt nhiệm kỳ.

Từ những điểm nổi cộm này FreeLeCongDinh nhận thấy rằng:

Vụ việc con trai Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh được cấp tốc
đưa vào chức vụ Bí thư Tỉnh Ủy Bắc Giang, với sự quyết
định của Bộ chính trị, thông qua một phiên họp đột xuất,
với tỉ lệ phiếu 100% cho thấy đây là một chuẩn bị, sắp
xếp nhân sự trước thềm đại hội đảng lần thứ XI của
đảng CSVN.

Với chức vụ Bí thư Tỉnh Ủy, ông Nông Quốc Tuấn "đương
nhiên" sẽ là "Ủy viên Trung Ương" thay thế ông Đào Xuân
Cần và sẽ được sắp xếp vào Ban Chấp Hành Trung Ương
Ðảng, một bộ phận với hơn 180 ủy viên sẽ quyết định cho
kết quả các cuộc chạy đua nhân sự vào các ghế lãnh đạo
chóp bu của đảng.

Việc này cũng nằm trong kế hoạch mở rộng con đường hoạn
lộ cho người con trai cả của ông Nông Đức Mạnh trước
viễn ảnh ông sẽ rời khỏi ghế Tổng bí thư sau đại hội
XI.

Những tính toán này của hai bố con họ Nông chắc chắn không
phải mới xảy ra một sớm một chiều. Tuy nhiên, nếu tính cho
đến thời điểm giữa tháng 8 vừa qua thì những ước muốn
của ông Mạnh và quý tử đã có xác xuất thất bại khi chỉ
còn 4 tháng nữa là hết nhiệm kỳ Bí thư Tỉnh ủy 2005-2010.

Thế nhưng vào ngày 23 tháng 6 cái chết của anh Nguyễn Văn
Khương tại đồn Công an và 2 ngày sau đó hàng người dân Bắc
Giang xuống đường biểu tình phản đối hành vi giết người
của Công an đã thay đổi mọi việc. Đối với gia đình của
anh Khương, người dân Bắc Giang và nhân dân cả nước thì
đây là một sự kiện đau thương. Tuy nhiên, đối với những
kẻ đang tìm cách tráng nhựa cho con đường hoạn lộ của cá
nhân thì đây là cơ hội nghìn năm một thuở. Báo chí được
ra lệnh ngậm miệng cho đến mấy ngày hôm sau mới đăng tin
một cách sơ sài. Bộ phận thẩm quyền chỉ tuyên bố ngắn
gọn là sẽ làm sáng tỏ vụ việc. Cho đến nay, thủ phạm là
ai, tên tuổi của những cán bộ công an bắt anh Khương vào
đồn và gây đột tử cho anh vẫn bị dấu nhẹm. Đằng sau
những im lặng đối với công chúng ấy là sự sắp xếp,
thương lượng, đấu đá trong nội bộ đảng từ cấp thượng
tầng.

Kết quả là với cái chết của anh Nguyễn Văn Khương và sự
xuống đường của hàng ngàn người dân Bắc Giang, Ông Nông
Đức Mạnh đã chụp được thời cơ để mở thêm một cánh
cửa cho ngài thái tử. Ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương
Đảng, đang nắm chức Bí thư Tỉnh Ủy phải ra đi, để lại
cái ghế chỉ còn 4 tháng nữa là hết hạn cho thái tử Nông
Quốc Tuấn, thênh thang bước vào giai tầng Ủy viên Trung ương
trước buổi bình minh của Đại hội Đảng lần thứ XI.

<h2>Con đường hoạn lộ của Nông Quốc Tuấn</h2>

<div class="boxleft300"><img src="/files/u1/nongquoctuan-6.jpg" width="237"
height="197" alt="nongquoctuan-6.jpg" /></div>
Nông Quốc Tuấn, sinh ngày 12 tháng 7 năm 1963, người dân tộc
Tày, quê tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Mặc dù trước khi lấy được ghế Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
ông ta là Phó Bí thư tại tỉnh này nhưng trên mạng thì ghi
rằng ông ta thường trú tại 66B Phan Đình Phùng, phường Quán
Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Từ tháng 9 năm 1981 đến cuối năm 1988 ông Tuấn là "công
nhân xuất khẩu lao động" tại Singwitz, thuộc CHDC Đức cũ.
Tức là ông Tuấn rời Việt Nam để đến Đức lúc ông 18
tuổi và về lại Việt Nam năm 25 tuổi. Điều này cho thấy ông
Tuấn cùng lắm là mới học xong lớp 12 thì đi xuất khẩu lao
động nước ngoài. Ông Mạnh lúc đó là phó bí thư Tỉnh ủy,
chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái cho đến tháng 10 năm
1986; từ tháng 11 năm 1986 đến tháng 2 năm 1989, ông Mạnh là bí
thư Tỉnh ủy Bắc Thái. Với ông cha làm lớn như thế mà ông
con phải đi làm ""công nhân xuất khẩu lao động" là một
điều khó tin. Thực tế nhiều nguồn tin cho biết là cậu quý
tử của ông TBT hiện nay bị ông bố đưa qua Đức để cai
nghiện thuốc.

Sau khi về nước thì mãi đến 12 năm sau, vào tháng 2 năm 2000
ông Nông Quốc Tuấn mới xuất hiện trên chính trường với
chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam. Tháng 2 năm 2004 ông trở thành thành
viên của Ban Bí thư Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh. Vào tháng 1 năm 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ
nhiệm ông Tuấn vào chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Hơn 1 năm sau, vào tháng 4 năm 2009 ông Tuấn về Bắc Giang giữ
chức Phó Bí thư Tỉnh Ủy Phụ trách công tác xây dựng Đảng
chờ thời cơ và đã trở thành Bí thư vào ngày 3 tháng 8 vừa
qua.

Điểm cần lưu ý là trong khoảng thời gian 12 năm, từ năm 1988
sau khi đi lao động ở Đức về cho đến khi năm 2000 nắm chức
Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam thì không ai biết ông Nông Đức Tuấn làm gì.
Theo tiểu sử của ông Tuấn thì trình độ của ông có tới 2
bằng cử nhân – cử nhân kinh tế và cử nhân chính trị. Ông
đi học để có tới 2 bằng cử nhân trong thời gian 12 năm này?
Mọi người vẫn cứ thắc mắc ông chính thức học trường
đại học nào và vào năm nào. Lại còn có tin thì cho rằng ông
Tuấn học cao học tại KTQD vào năm 2006 và có người kể là
khi "anh Tuấn" đi thi thì Hiệu trưởng trường đích thân
xuống thị sát sau khi nhận được chỉ đạo từ TW xem cháu nó
thi cử như thế nào. Nếu tin ông Tuấn đi học cao học năm 2006
tức là trước đó ông đã xong bằng cử nhân. Thông tin về
chuyện học hành bằng cấp của các cán bộ quan chức Việt Nam
cứ như là bí mật quốc gia! Hy vọng một ngày nào đó không
có chuyện thông tin ông Nông Đức Tuấn học tại gia, mua bằng
dỏm nổ tung khắp nước.

Trong thời gian làm ở Ban Bí thư Trung ương Ðoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh (2004-2008) thì xếp của ông Tuấn là ông
Ðào Ngọc Dung, bí thư thứ nhất Trung Ương Ðoàn và là UVTW
đảng. Ông Dung bị báo chí phanh phui phát hiện quay cóp tài
liệu trong kỳ thi tiến sĩ năm 2005. Ông Ðào Ngọc Dung sau đó
bị kỷ luật và chuyển qua công tác khác. Đây là cơ hội để
Nông Đức Tuấn lên thay thế. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này
ông Nông Đức Mạnh đang bị tố cáo dính líu tới vụ tham
nhũng PMU 18 và uy thế Nguyễn Tấn Dũng (đang chống Nông Đức
Mạnh) đang lên cao nên Nông Quốc Tuấn phải lỡ mất một cơ
hội tiến thân.

Bên cạnh những chức vụ kể trên ông Nông Quốc Tuấn còn là
Đại biểu Quốc Hội tỉnh Sơn La. Tuy nhiên không thấy một
thông tin nào về những sinh hoạt của ông Tuấn trong vai trò
này.

Nhìn lại "con đường hoạn lộ" của ông Nông Quốc Tuấn
mới thấy ý nghĩa của sự kiện chụp bắt thời cơ vào
"chặng nước rút" của cuối năm 2010 để chuẩn bị cho
Đại hội Đảng XI vào đầu năm tới của hai bố con nhà họ
Nông. Nông bố sẽ rút vào đằng sau sân khấu hậu trường
chính trị. Thời của Thái tử Nông đang thực sự bắt đầu.

Với thành tích "không có gì" của Nông Quốc Tuấn, phe cánh
của nhà họ Nông cần thiết phải tạo hào quang thành tích cho
con cưng. Trong những ngày sắp tới, vừa để lấy uy với
thành phần cán bộ, công an trung thành với ông Đào Xuân Cần,
vừa để lấy lòng dân chúng Bắc Giang, chúng ta sẽ không ngạc
nhiên khi thấy ông Tuấn sẵn sàng cho hy sinh một số công an có
liên hệ trong vụ đánh chết anh Khương. Báo chí lề phải sẽ
được dịp tung hô ca ngợi sự "chí công vô tư" của luật
đảng và tài điều tra như thánh của tân Bí Thư Tỉnh Ủy.

Những tên công an ác ôn này, tưởng sẽ được đảng che chở
vì sự trung thành, sẽ "còn đảng còn mình" có thể sẽ
trở thành những con dê tế thần để tráng nhựa trải đường
cho thái tử đăng quang!

<em>FreeLeCongDinh</em>

<div class="special_quote"><h2>Blogger Beo - Thông tin nhân sự copy từ
diễn đàn Tathy</h2>

*** Ngày Thái tử bon chen bên TW Đoàn thấy lăng xê lên TV suốt
nhưng em xem mấy chương trình thấy đã cầm giấy đọc rồi mà
cứ ấp a ấp úng lủng cà lủng củng. Tra cứu nhanh thì thấy
là công nhân xuất khẩu lao động ở Đức về Bố đang là
trưởng ty lâm nghiệp mà con đi lao động xuất khẩu là quá
phê về đường học vấn rồi, các bác nhỉ?
Biết tin anh làm BT vào những ngày đầu tháng 8 này em không
khỏi ngỡ ngàng vì thường đến tháng 10 mới bắt đầu bầu
cấp tỉnh cơ mà nhỉ? Hay là vin vào vụ CSGT Bắc Giang để hê
anh cũ đi lấp vội anh này vào cho kịp.

*** Hồi đầu những năm 80 đậu được đại học không phải
dễ như bây giờ đâu, sinh viên đại học đúng là elite của
xã hội đấy. Hồi đó ông bô mới trưởng ty nông nghiệp
miền núi không phải là giàu mạnh gì đâu, cũng chẳng ai báo
trước sau này làm tủ lạnh, nên đồng chí con không đỗ đại
học dễ có nguy cơ phải làm nghĩa vụ quân sự lắm, ông bố
có quen biết thì tạo điều kiện cho con trai đi xuất khẩu lao
động gọi là góp phần cải tạo kinh tế gia đình.

Ông chú họ nhà em cũng đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức
đúng dịp thái tử, chắc là có quen biết nhau. Chú em được
suất đi Đông Đức (ngon nhất thời đó) là nhờ ông bô làm
trưởng 1 ty: Cũng góp phần nâng cao đời sống gia đình phết,
bố trưởng ty thời đó chẳng có gì hơn người nhưng nhờ ông
con đóng được mấy thùng hàng về nên so với mặt bằng chung
là rất khá giả, em cũng được hưởng xái cái áo lông Đức
mặc mãi đến cấp 2.

Còn về thái tử Đảm, hồi em là sinh viên thi thoảng thái tử
vẫn đến trường phát biểu với tư cách chủ tịch hội thanh
niên, nói chung là ăn nói chán lắm, thua cả vua cha, còn năng
lực quản trị thì không biết thế nào?

*** Nhà mình cứ chửi đểu bọn Bắc Hàn cha truyền con nối
kiểu phong kiến nhưng Kim Chính Nhật F1 chẳng phải loại vớ
vẩn đi xuất khẩu sức khỏe, Kim học hành bài bản đến nơi
đến chốn ở trường xịn nhất, nói năng bặt thiệp đâu ra
đó (chính các quan chức Hàn và Mẽo từng tiếp xúc và nhận
xét) chứ không phải kiểu ú ớ cầm giấy đọc không ra chữ.

Đường đi của thái tử thì Tathy đã vạch ra từ lâu, rất
đúng bài. Ủy viên tw ở tuối duới 50 (sinh năm 63) ít ra còn
làm được 2 nhiệm kỳ nữa, tầm bộ trưởng là trong lòng bàn
tay, gì chứ kiểu như thay thế bác "lề bên phải" dư sức, cơ
to thì không biết đến đâu nữa. Báo chí lề phải lúc đó
lại chẳng có dăm bảy bài của Xuân Ba ca ngợi tấm gương
sáng vượt khó đi lên của một người lao động chân chính,
người con của quê hương Bắc Cạn đi lên từ đội ngũ của
giai cấp công nhân.

*** Anh bố đọc lưu loát hơn anh con chứ bạn macluv Công nhận
anh bố tài cái toàn nói ba cái linh tinh lảm nhảm chả có gì
mới, chả có gì đặc biệt mà bao nhiêu người vẫn phải
ngồi im nghe, nghe xong vỗ tay rào rào. Sợ nhất quả anh bố thi
thoảng dừng lại, nhìn nhìn xuống bên dưới kiểu xem chúng
mày đã vỡ ra chưa xong mới đạo mạo đọc tiếp

*** Nói chuyện anh Đức Đọc, thực ra anh ý rất hay diễn
thuyết theo kiểu em tạm gọi là "lôgic vkl". Nhớ một lần anh
đến thăm và nói chuyện với một tổ dân phố gì trên đầu
Quán Thánh ý, VTV1 phát nguyên văn "Tổ dân phố chúng ta tốt
lên thì phường chúng ta tốt lên, nhiều phường tốt lên thì
quận đó tốt lên, nhiều quận tốt thì cả thành phố chúng ta
tốt lên, các tỉnh thành mà cùng tốt lên với Hà Nội thì
đất nước chúng ta sẽ tốt lên, các đồng chí có đồng ý
không?" Vãi cả cơm.

Lần nữa anh đi thăm dân ở Bình Thuận em nghe đúng đoạn tự
nhiên đại ca dừng lại "chúng ta kiên quyết không làm nông
nghiệp kiểu tư bản" dừng 5' ở dưới chắc đang ngơ ngác anh
điềm nhiên phán "Vì tư bản là bần cùng hóa nông dân" ĐKM
chứ em là Mỹ em lại đe'o nhập cá basa với các loại nông
sản cho vỡ mẹ nó mồm ra
</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5953), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét