Bút Lông - Chả lẽ có luật riêng?

Ngay điều khoản đầu tiên về nguyên tắc, Bộ luật Hình sự
(BLHS) của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: "<em>Mọi hành vi
phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh
chóng, công minh theo đúng pháp luật</em>". Bộ luật cũng
"mở" ở Điều 25 cho phép miễn trách nhiệm hình sự khi
người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc và hợp tác
khắc phục thiệt hại.

Chính vì thế dư luận phẫn nộ trước sự việc ông viện
trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình <a
href="http://danluan.org/node/5878">Phạm Hồng Tâm</a> uống bia vẫn
lái xe hơi (biển số 73L-3565) gây tai nạn giao thông (đâm 3 mẹ
con ngã, xe mô tô hỏng nặng) rồi lại thản nhiên bỏ chạy,
không giữ nguyên hiện trường, không cấp cứu nạn nhân... Như
vậy hành vi của người đứng đầu một cơ quan công tố cấp
tỉnh đã đủ dấu hiệu vi phạm điểm c, khoản 2, Điều 202
BLHS với tình tiết "gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn
tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị
nạn".

Tương tự thế, sau khi VKSND tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố,
bắt giam nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình về hành
vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), giới luật đã tự
hỏi, tại sao lại chậm xử lý khi dấu hiệu tội phạm đã
quá rõ?

Tại cuộc họp báo trước khi bắt ông Bình, Phó Thủ tướng
Nguyễn Sinh Hùng cho biết "<em>Chính phủ giao nhiệm vụ (cho
Vinashin) là đóng tàu chứ không phải đi mua tàu. Nhưng tuần
này Thủ tướng ký giấy thì sang đến tuần sau đã đi mua tàu
rồi</em>". Có lẽ lãnh đạo cấp trên đã bị ông Bình "báo
cáo sai", nhưng sau đó các cấp này đều biết rõ những gì
ông này đã làm không đúng, thậm chí đã có hậu quả. Có
thể kể ra một ví dụ điển hình là việc vị này mua tàu Hoa
Sen ngày 7-5-2007 với giá lên tới 1390 tỷ đồng, nhưng không qua
Hội đồng định giá. Đến 2008 con tàu đã "đắp chiếu" do
nứt đáy và doanh thu không bù nổi chi phí.

Như vậy dấu hiệu "cố ý làm trái…" đã có từ 2007, đã
bị phát giác sớm và đương sự (ông Bình) không tự thú vậy
mà cơ quan chủ quản cũng như tư pháp chẳng "hỏi thăm" ông
ta. Phải chăng sự chậm chạp này đã khiến hâu quả lan rộng,
lên tới 80.000 tỷ đồng nợ khó trả?

Cũng trong BLHS có một nguyên tắc "<em>Mọi người phạm tội
đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ,
dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã
hội</em>".

<strong>Thế mà hai vị kể trên như có luật riêng, tại
sao?</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5975), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét