Hiệu Minh - Nhà văn và Kiểm duyệt

Thông thường, hội là tổ chức của những người cùng nghề
nghiệp tự nguyện đồng ý với nhau về một chí hướng hay
còn gọi là điều lệ. Lập ra hội để trao đổi kinh nghiệm,
học hỏi và giúp nhau cùng tiến bộ.

Thế giới có nhiều hội. Hội kín, hội mở, hội mờ mờ ảo
ảo. Hội người cao tuổi, hội thiếu sinh quân. Hội người
mù, hội người điếc. Hội cô đơn, hội đẻ sinh đôi. Hội
bóng nam, ái nữ. Kể suốt đời không hết hội.

Kinh phí hoạt động do hội viên đóng góp, vì thế phải chịu
sự chỉ đạo của… hội viên.

Hội Nhà văn Việt Nam lại chịu sự lãnh đạo của Đảng và
được tài trợ kinh phí hoạt động. Được nhà nước ưu ái
thì cũng phải định hướng là <em><strong>đúng</strong></em>
rồi.

Bây giờ nghe nói đang bầu bán ở đại hội HNV căng thẳng.
Nếu tự túc kinh phí thì ai làm chủ tịch hội cũng OK, đôi khi
thay phiên nhau cho vui cả làng, béo bở gì nếu trong BCH Hội.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN rất hợp với nhà văn
nước ta. Viết phục vụ chế độ (định hướng) và sách
xuất bản phải bán chạy (thị trường điều tiết). Không bán
được thì nhà văn không thuộc giới… nhà văn. Đó chính là
điểm mâu thuẫn.

Viết hay phải nhậy cảm, nhậy cảm mới hay, nhưng nhậy cảm
dễ vượt rào. Rào lại do mấy ông cấp kinh phí qui định. Tác
phẩm mới ra có vấn đề thường nói do "chỉ đạo từ
trên", rất chung chung, đôi khi là phán bằng miệng hay một cú
phôn.

Nhớ chuyện nhà văn Sơn Tùng viết Búp Sen Xanh (năm 1982) về
cuộc đời của cụ Hồ, trong đó nhắc đến người phụ nữ
tên là Lê Thị Huệ. Chi tiết này đáng chú ý nhất vì hợp
với lọ hoa huệ trong nhà sàn, khi sống bao giờ cụ cũng cắm
loài hoa này trên bàn làm việc.

Dân ta quen đọc về cuộc đời cụ không có tỳ vết, không
vợ con, không yêu ai, để cống hiến suốt đời cho đất
nước. Chi tiết cụ Hồ có người yêu đã làm một số vị
"chỉ đạo từ trên" không vừa lòng, liệt Búp Sen Xanh vào
loại "có vấn đề", từ lệnh miệng của ai thì chịu.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghe tin này và mời nhà văn Sơn
Tùng lên trò chuyện. Sau đó, Thủ tướng còn đích thân viết
lời tựa cho cuốn sách này "<em>Búp Sen Xanh nêu lên một vấn
đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau
không?</em>".

Và ông cũng nói "<em>Vấn đề này các đồng chí hoạt động
trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả
chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy,
lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc,
nghĩa là nhân dân</em>".

Nghe nói, lời tựa ngắn gọn, đầy trí tuệ đó của Thủ
tướng mãi đến hơn 20 năm sau mới được phép in. Lời của
Thủ tướng mà còn bị "ngâm" trong hai thập kỷ, nói chi
đến tác phẩm của nhà văn "có vấn đề".

<div class="boxright300"><img
src="/files/u1/ce1bb9fi-true1bb93ng-gie1bbafa-nga-tc6b0.jpg" width="300"
height="168" alt="ce1bb9fi-true1bb93ng-gie1bbafa-nga-tc6b0.jpg" /><div
class="textholder">Tranh "Cởi truồng giữa ngã tư"</div></div>
Viết entry này, tôi nhớ lại hành trình của bức tranh "cởi
truồng đứng giữa ngã tư" (hay còn có tên chính thức là
Dậy thì) hồi tháng 9-2009 của nữ họa sĩ trẻ Hà Quỳnh Nga
tại triển lãm ở Hà Nội. Bài <a
href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/09/090921_nude_art.shtml">bình
luận</a> trên BBC rất hay.

Một quan chức xem xong và nhíu mày, nên bức tranh bị hạ
xuống, vì cho là "<em>trái với thuần phong mỹ tục</em>".
Một bác khác gật gù "<em>trông rất được</em>" (không
hiểu là cái mông hay nghệ thuật) thì tranh lại được treo
lên.

Nâng lên hạ xuống phụ thuộc vào những ý kiến bằng miệng
rất tùy tiện, mà không phụ thuộc vào chất lượng nghệ
thuật.

Nhiều nhà văn trên thế giới được giải Nobel vì họ chẳng
có ai đứng trên đầu chỉ huy nâng lên hạ xuống như bên ta.
Họ tự làm chủ tác phẩm của mình và người đọc sẽ thẩm
định giá trị thật.

Nếu tác phẩm vẫn phải tiếp tục đi qua khâu kiểm duyệt thì
số phận nhiều kiệt tác rất dễ cùng với Búp Sen Xanh, mãi
tới 20 năm sau mới kịp nở thật sự và ngay cả lời tựa
của Thủ tướng mới qua khâu kiểm duyệt.

Khi người nghệ sỹ bị ức chế khi sáng tác, lo viết thế này
có quá giới hạn và tả thế kia có thuộc vào hàng "cởi
truồng" thì khó mà có tác phẩm hay.

Cứ để nhân dân tự "kiểm duyệt", như Thủ tướng Phạm
Văn Đồng từng đề nghị, thế nào VN cũng được giải Nobel.

Khi đó sẽ hết vấn nạn "gật lắc" của các quan chức, mà
đôi khi, do mải "gật lắc" nên các vị ấy không phân biệt
nổi đâu là văn "cởi truồng" nghệ thuật và đâu là thơ
"nude" khiêu dâm.

<em>Hiệu Minh</em>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5967), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét