lâu năm và có uy tín trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Sự
chia tay này đã để lại nhiều nỗi buồn và tiếc nuối cho
người đi lẫn những người ở lại, càng buồn hơn khi sự
chia tay diễn ra rất hòa nhã và tương kính. Sự khác biệt duy
nhất khiến thành viên này ra đi đó là "phương pháp đấu
tranh" để mang lại dân chủ cho Việt Nam, cái đích chung của
tất cả mọi người Việt Nam yêu nước.
Qua sự việc nhỏ này, có một vấn đề lớn khiến người
viết băn khoăn, trăn trở và muốn tìm câu trả lời đó là:
Con đường nào sẽ mang lại thắng lợi cho công cuộc dân chủ
hóa Việt Nam?
Con đường này dài hay ngắn?
Con đường mà người viết và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
lựa chọn sẽ đi về đâu?
Và làm thế nào để Việt Nam không rơi vào trường hợp hỗn
loạn sau khi có dân chủ như trường hợp Thái Lan?
Việt Nam phải được dân chủ hóa. Đó là một nhiệm vụ và
cũng là mục tiêu sau cùng của tất cả những người Việt Nam
yêu nước. Mục tiêu chỉ có một nhưng rất nhiều người đã
lựa chọn những con đường khác nhau để đi đến cái đích
ấy. Mỗi người, mỗi tổ chức đều chọn cho mình những con
đường riêng và rất khó khăn thống nhất được với nhau khi
muốn đồng hành cùng một con đường. Đó chính là sự đa
nguyên của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận các lựa chọn
khác nhau vì thế bài viết này không nhằm chỉ trích hay phê
phán bất kỳ ai hay bất kỳ sự lựa chọn nào mà chỉ muốn
gợi mở một vấn đề để cùng ưu tư vì mục tiêu cuối cùng
và duy nhất là "<em>làm thế nào để dân chủ hóa đất
nước?</em>".
Chế độ Việt Nam hôm nay là sự tiếp diễn của một nhà
nước phong kiến trá hình vì vậy sự nhìn nhận của người
dân về sự "thay đổi chính trị" vẫn còn đơn giản là cái
nhìn của một "con dân" chứ không phải của một "công dân".
Cái nhìn đó là: khi nào nhà nước này mục rỗng và thối nát
cùng tận thì sẽ có một kẻ anh hùng hảo hán nổi lên đánh
đổ chế độ và chế độ mới sẽ "tử tế" với người dân
được vài đời "vua" đầu và sau đó đâu lại vào đấy. Và
rồi cái nhìn kiểu "<em>chế độ nào, thằng nào lên rồi cũng
thế…</em>" vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức một số người. Ý
thức công dân và sự gắn bó với tổ quốc vẫn còn mờ nhạt
với quan điểm "<em>mình lo lấy mình, nhà nước nó làm gì là
việc của nó</em>" khiến công cuộc dân chủ hóa gặp rất
nhiều cản trở. Không những người dân mà cả giới trí thức
vẫn mang nặng quan điểm "vua-tôi" và tâm lý chờ thời.
Những sự nhìn nhận và các quan điểm tiêu cực đó không
phải lỗi của người dân Việt Nam mà do lịch sử và truyền
thống để lại, cả Châu Á đều như vậy, chỉ có một số
nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan là thoát ra được sự
ảnh hưởng tai hại đó của quá khứ nhờ quyết tâm hội
nhập các giá trị của Phương Tây. Chúng ta phải thừa nhận
một sự thật là các giá trị tiến bộ nhất, nhân bản nhất,
văn minh nhất đều xuất phát từ Châu Âu. Chủ nghĩa cộng
sản của Mác-Lênin là một ngoại lệ và nó đã bị người
Châu Âu chối bỏ một cách dứt khoát từ thuở khai sinh. Bằng
chứng là các đảng cộng sản của các nước Châu Âu chưa bao
giờ thắng trong bất cứ một cuộc bầu cử tự do nào.
Các giá trị như tự do, dân chủ, bình đẳng, hòa bình, liên
đới, trách nhiệm, thỏa hiệp… là sản phẩm của phương
Tây, vì vậy để học hỏi vận dụng nó không phải là chuyện
dễ và phải có một sự quyết tâm, một sách lược thống
nhất mới mang lại hiệu quả.
Ngày nay với việc phát triển mạnh mẽ của internet, văn hóa
và các giá trị văn minh của nhân loại đang được người dân
Việt Nam tiếp cận tích cực. Đa số mọi tầng lớp nhân dân
có ý thức đều hiểu rằng chế độ cộng sản là vô lý và
muốn nó sớm kết thúc. Thời gian qua, các mũi dùi tấn công
vào tính chính đáng của chế độ ngày càng nhiều khiến
đảng cộng sản "tứ bề thọ địch"và hết sức vất vả
đối phó. Trước sau, sớm muộn gì thì chế độ này cũng sụp
đổ, thế nhưng có một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra là
đến một lúc nào đó đảng cộng sản suy yếu hoàn toàn thì
sẽ bị một nhóm người tranh thủ cơ hội giành lấy chính
quyền và lại xem đất nước Việt Nam như là phần thưởng cho
công lao của họ và cai quản với bàn tay sắt. Như vậy thì
"tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa", vừa thoát khỏi chế độ
độc tài này lại phải sống với chế độ độc tài khác.
Ba vấn đề lớn mà bất cứ một tổ chức chính trị đứng
đắn và có viễn kiến phải có câu trả lời là:
Làm thế nào để thay đổi chế độ cộng sản nhanh nhất?
Làm sao để sự thay đổi diễn ra trong hòa bình, không có đỗ
vỡ và hỗn loạn?
Làm sao để các thể chế độc tài không có cơ hội quay lại
nắm quyền dưới bất cứ hình thức nào?
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có lẽ là tổ chức duy nhất có
câu trả lời cho ba vấn đề trên.
Để chế độ này nhanh chóng rút lui vào lịch sử thì rõ ràng
phải có một lực lượng chính trị thay thế, đó chính là
"lực lượng dân chủ đối lập có tầm vóc". Bao năm qua Tập
Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn kiên trì kêu gọi mọi người
Việt Nam yêu nước tham gia vào một vài tổ chức đối lập có
tầm vóc và tầm nhìn để làm đối trọng với đảng cộng
sản, và để người dân thấy rõ một điều là không có
đảng cộng sản thì sẽ có các đảng khác với những mục
tiêu và chiến lược phát triển đất nước cụ thể. Đảng
cộng sản bây giờ như một loại dịch vụ tồi dở nhưng
người dân cứ phải xài vì chưa thấy các dịch vụ khác tốt
hơn thay thế, vì vậy đảng cộng sản dù lay lắt và thoi thóp
nhưng vẫn cứ đang tồn tại dai dẳng và vô lý.
Khi chúng ta có được "<em>lực lượng dân chủ đối lập có
tổ chức và là một tập hợp rộng lớn</em>" thì mọi sự thay
đổi chế độ sẽ diễn ra trong hòa bình và trật tự, đất
nước sẽ không rơi vào tình trạng hỗn loạn, rắn không
đầu. Khoảng trống quyền lực sẽ không xảy ra để cho những
kẻ cơ hội giành giật mà một chính phủ lâm thời sẽ hình
thành để điều hành đất nước và sau đó sẽ tổ chức các
cuộc bầu cử tự do để chọn ra lực lượng chính trị ưu tú
lãnh đạo đất nước.
Để giải quyết vấn đề thứ ba làm sao để chế độ cộng
sản sẽ là chế độ độc tài cuối cùng, sau đó sẽ không có
chế độ độc tài nào tái diễn dưới bất cứ hình thức nào
cũng là việc vô cùng hệ trọng đối với tương lai Việt Nam.
Đa số các nước Châu Phi và phần lớn ở Châu Á tuy có đa
đảng nhưng vẫn quằn quại trong nghèo khổ và nội chiến bởi
các chế độ độc tài. Cách tổ chức xã hội dân chủ như
Châu Âu là rất khó khăn vì cần nhiều thời gian thuyết phục
dân chúng, chuyện bất đồng giữa chính quyền và nhân dân
xảy ra thường xuyên và gay gắt nên chính quyền phải có bản
lĩnh và tài năng thực sự mới thu phục được nhân tâm. Vì
lẽ khó khăn như vậy nên các chính quyền non trẻ và bất tài
thường muốn dùng cách "áp đặt" bằng sức mạnh chuyên chính
để nhanh chóng "được việc" cho nên độc tài vẫn có đất
sống. Để giải quyết vấn nạn này, Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên đề nghị cách tổ chức nhà nước Việt nam trong tương
lai theo chế độ "cộng hòa đại nghị và tản quyền" (xin xem
thêm trong <a href="http://danluan.org/node/4915">Dự Án Chính Trị
của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên</a>).
Câu hỏi nữa đặt ra là: nếu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
nghĩ đúng, làm đúng sao vẫn chưa thành công?
Đấu tranh dân chủ, bất bạo động khác với đấu tranh kiểu
cộng sản hay khủng bố là phải "mì ăn liền", phải có bắn
giết, phải có hành động bằng bạo lực nhằm gây bạo loạn
và sau đó là lật đổ. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên khước
từ phương pháp đó và đề nghị một phương pháp đấu tranh
mới đó là đấu tranh có tổ chức, bằng tổ chức, bằng trí
tuệ, thuyết phục để tìm đồng thuận trong nhân dân, và khi
đã có sự đồng thuận đủ mạnh thì sự thay đổi ắt phải
xảy ra mà không cần phải dùng đến bạo lực hay đổ máu. Tuy
con đường đi của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có lâu dài và
không có những tràng vỗ tay hay hoa hồng nhưng khi thành công
thì chiến thắng sẽ không thể đảo ngược. Tập Hợp Dân
Chủ Đa Nguyên không tham gia vào các hoạt động bề nổi của
các tổ chức đối lập, vì thành phần mà Tập Hợp Dân Chủ
Đa Nguyên muốn nhắm đến không phải là công nhân, dân oan hay
các tôn giáo mà nhắm vào những thành phần trí thức tinh hoa
của đất nước, những người có khả năng tạo ra thay đổi
trong hòa bình. Nói một cách dễ hiểu hơn, Tập Hợp Dân Chủ
Đa Nguyên muốn sự thay đổi đến từ bên trên xuống dưới,
chứ không phải từ dưới lên trên.
<div class="boxright300"><img src="/files/u1/sub01/tochuc.jpg" width="400"
height="265" alt="tochuc.jpg" /><div class="textholder">xây dựng cho
bằng được một tầng lớp nhân sự có tấm lòng</div></div>
Vì sao Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn chưa thành công? "Chưa
thành công" không có nghĩa là sẽ "không thành công". Nếu
người dân Việt Nam, nhất là giới trí thức tinh hoa đồng
lòng đồng hành cùng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì ngày ấy
sẽ không xa. Còn nếu mọi người vẫn lấn cấn, loay hoay không
biết phải làm gì, không biết là con đường mà Tập Hợp Dân
Chủ Đa Nguyên đề nghị có đến được đích không thì công
cuộc dân chủ hóa Việt Nam sẽ còn kéo dài. Chúng ta có lẽ
không quên sự trăn trở của nhà cách mạng lỗi lạc Phân Châu
Trinh cách đây cả trăm năm rằng dân trí Việt Nam thấp vậy
thì dẫu có dành được độc lập thì rồi có làm được gì
không? Một bài viết rất đáng đọc để suy ngẫm về tiền
đồ của đất nước là bài "Cuộc vận động dân chủ trước
một khúc quanh quan trọng" của tác giả Nguyễn Văn Huy đăng
trên Thông Luận số 248.
Ngoài việc đề nghị một phương pháp đấu tranh mới có tổ
chức và đề nghị một mô hình nhà nước cho Việt Nam trong
tương lai nhằm ngăn ngừa sự quay lại các chế độ độc tài,
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên còn có một tham vọng rất lớn
đó là "<em>tạo tiền đề để xây dựng được một đội ngũ
hay một tầng lớp biết làm chính trị chuyên nghiệp, những
người có viễn kiến và năng lực để lãnh đạo đất
nước</em>". Ông Nguyễn Gia Kiểng gọi tầng lớp này là
"<em><strong>nhân sự chính trị</strong></em>".
Không riêng gì dưới chế độ cộng sản mà ngay cả dưới
chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Nam cũng không có tầng
lớp "nhân sự chính trị", tức là những chính khách thật sự.
Sự thiếu vắng này đã khiến cho Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ
và chế độ hiện nay rồi cũng sẽ sụp đổ vì cùng một lý
do.
Thế nào là một chính khách thật sự? Là một người biết
làm chính trị chuyên nghiệp? Khó đưa ra câu định nghĩa đầy
đủ nhưng đã là một chính khách thì trước hết họ phải là
những trí thức thật sự.
Làm sao nhận diện được một trí thức thật sự? Theo ông
Nguyễn Trần Bạt, một nhà tư tưởng thì "<em>Trí thức là
người có năng lực phản xạ một cách tự nhiên trước những
sự vô lý của xã hội mà đặc trưng là nhà cầm quyền. Cho
nên, tiêu chuẩn để phát hiện một cách chính xác và nhanh
nhất người trí thức chính là tính đối lập và các phản
ứng của họ đối với nhà cầm quyền… Những ai không có
phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự
thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí
thức</em>".
Người trí thức muốn trở thành chính khách thì phải có tham
vọng làm cho xã hội tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và vì thế
họ phải tham gia vào các hoạt động chính trị để cống
hiến thay vì hưởng thụ hay chờ đợi. Người chính khách chân
chính có thể bất đồng với người này người kia trong vấn
đề này hay vấn đề khác nhưng mọi hành động và lời nói
của họ luôn được dẫn dắt bởi quyền lợi của đất
nước và nhân dân. Nói ngắn gọn, tầng lớp "nhân sự chính
trị" phải biết đặt quyền lợi của đất nước và nhân dân
lên trên tất cả. Thậm chí họ phải có viễn kiến để lấy
những quyết định có thể chưa có lợi trước mặt nhưng sẽ
mang lại lợi ích trong tương lai.
Tầng lớp nhân sự chính trị ưu tú để lãnh đạo đất
nước hiện nay chưa có, hay chính xác hơn là chưa được nhìn
nhận và chú trọng một cách nghiêm túc. Chế độ cộng sản
thay vì tìm kiếm và bồi dưỡng tầng lớp tinh hoa này thì nó
tìm mọi cách vùi dập và loại bỏ những thành phần ưu tú
này khỏi bộ máy nhà nước. Ông Nguyễn Trung trong bài viết
"trách nhiệm lịch sử" phải thừa nhận rằng đảng cộng sản
thay vì "đảng cầm quyền" đã chuyển sang "đảng cai trị" vì
họ không có nhân sự chính trị. Cụ Trần Lâm cũng đã viết
"Có cái gì như thầm lặng nói lên là Đảng ta tiếp tục cầm
quyền là khiên cưỡng; không ai trong nhóm cầm quyền có những
tố chất của một chính khách; toàn Đảng hiện nay lỏng lẻo
đến mức chỉ còn là những người cầm quyền". Chúng ta thấy
rõ điều này qua các phát biểu "để đời" của các vị lãnh
đạo cao nhất Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Tầng lớp "nhân sự chính trị", những chính khách chuyên
nghiệp và có bản lĩnh là ai và họ đến từ đâu? Làm thế
nào để phát hiện và nâng đỡ họ? Không phải ai cũng có
thể trở thành chính khách chuyên nghiệp, người đó phải có
một trình độ hiểu biết nhất định để đối thoại với
những kẻ đối lập với mình. Người chính khách thật sự có
mặt ở mọi nơi và trong mọi tầng lớp dân chúng, không nhất
thiết phải xuất thân từ các vị "con ông cháu cha" hay những
dòng họ lớn, vì yếu tố quan trọng là phải có năng khiếu
và năng lực để học hỏi. Môi trường bắt buộc để phát
hiện và bồi dưỡng các chính khách trong tương lai là môi
trường sinh hoạt tập thể trong các tổ chức chính trị.
Những kẻ không chịu được sự gò bó trong các tổ chức
chính trị khó lòng trở thành những nhà chính trị tầm cỡ.
Trong bài viết "Tiến tới một văn hóa tổ chức" ông Nguyễn
Gia Kiểng khẳng định "<em>Việc kết hợp thành tổ chức là
hành động của những con người rất văn minh, biết vượt lên
trên cá nhân mình mà kết hợp với nhau để đủ sức làm ra
lịch sử thay vì chịu đựng lịch sử, làm tác nhân thay vì tù
nhân của lịch sử. Vấn đề kết hợp chỉ đặt ra giữa
những con người tự do. Họ cũng phải là những con người
rất lớn, không thể hài lòng với khuôn khổ cá nhân hay nhóm
nhỏ, chấp nhận mọi hệ lụy để xây dựng một thế lực
lớn. Trong mọi kết hợp này, kết hợp chính trị là khó nhất
và phức tạp nhất ; trên tất cả mọi loại tổ chức nó đòi
hỏi kiên nhẫn, hy sinh và bản lãnh ở mức độ cao nhất</em>".
Nếu đồng ý với ông Nguyễn Gia Kiểng như trên thì chúng ta
phải thừa nhận một điều là để tham gia một tổ chức
chính trị và gắn bó với nó là vô cùng khó và vì thế để
trở thành một chính khách, một nhà hoạt động chính trị
chuyên nghiệp lại càng khó hơn, nó đòi hỏi "sự kiên nhẫn,
hy sinh và bản lãnh ở mức độ cao nhất".
Rõ ràng việc xây dựng một tầng lớp chính trị tinh hoa để
lãnh đạo đất nước là việc khó, rất khó cho nên ông
Nguyễn Gia Kiểng kết luận: "<em>Trên thế giới có những
nước rất thiếu tài nguyên mà vẫn dân chủ và phồn vinh,
trong khi những nước khác rất được thiên nhiên ưu đãi mà
vẫn quằn quại trong độc tài, hỗn loạn và lạc hậu. Vẫn
một nguyên nhân: thiếu văn hóa tổ chức, do đó rời rạc, chia
rẽ và bất lực</em>".
Một tấm gương về sự thiếu vắng tầng lớp "nhân sự chính
trị" là trường hợp của Thái Lan, dù rằng kinh tế phát
triển nhưng chính trường Thái Lan luôn bất ổn bởi sự đảo
chính và sự chia rẽ, bất đồng sâu sắc trong tầng lớp cầm
quyền. Những kẻ này đều đặt quyền lợi của mình và phe
nhóm mình lên trên lợi ích của quốc gia, họ đấu tranh với
nhau "một mất một còn" và hệ quả là đất nước và nhân
dân Thái Lan lãnh đủ mọi thiệt thòi. Trong khi đó đất nước
Nhật Bản, một nước Châu Á nhưng là cường quốc thứ hai
trên thế giới luôn ổn định để phát triển dù rằng chính
trường luôn sóng gió do sự thay đổi các vị thủ tướng xảy
ra thường xuyên, có người chỉ cầm quyền được vài tháng.
Sự ra đi của các vị thủ tướng Nhật rất nhẹ nhàng và
người kế nhiệm cũng rất nhanh chóng được tìm ra. Nước
Nhật đã có sự chuẩn bị về mặt nhân sự chính trị và họ
có một tầng lớp tinh hoa làm chính trị, họ ý thức được
vai trò và trọng trách của mình, họ biết đặt quyền lợi
của nhân dân và tổ quốc họ lên trên tất cả.
Nếu Việt Nam cũng có một giấc mơ là một ngày nào đó sẽ
phát triển như Nhật Bản thay vì mất ổn định như Thái Lan
thì ngay bây giờ chúng ta phải bắt tay vào việc tìm kiếm và
xây dựng cho bằng được một tầng lớp nhân sự, những chính
khách chuyên nghiệp biết yêu nước, có liêm sỉ và có tấm
lòng với nhân dân, với đất nước.
Với tất cả thành tâm và mong muốn Việt Nam có một tương lai
tốt đẹp, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẵn sàng tiên phong
trên con đường đầy chông gai và khó nhọc này. Tập Hợp Dân
Chủ Đa Nguyên mong muốn được mọi người Việt Nam đồng
tình và ủng hộ trong sứ mệnh khó khăn vô cùng này. Không có
sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân thì Tập Hợp Dân
Chủ Đa Nguyên không thể thành công trong bất cứ một dự
định nào.
Việt Hoàng
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)
© Thông Luận 2010
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5753), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét