đang đi tù ở Việt Nam. Gần đây, Tòa Phúc thẩm tại Thành
phố Hồ Chí Minh vẫn giữ y án 5 năm kết tội ông "định
lật đổ nhà nước", và trả ông cùng hai người đồng cáo
trạng trở về phòng giam. Lê Công Định nổi tiếng trong vụ
án bảo vệ thân chủ nước mình trong vụ cá basa chống lại
những hạn chế nhập khẩu của Mỹ; từng là phó chủ tịch
Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh; từng tiếp các đoàn luật gia
quốc tế; và kết hôn cùng cựu Hoa hậu Việt Nam. Số phận
của ông xác định rõ ràng những giới hạn hoạt động chính
trị mà Đảng Cộng sản cầm quyền cho phép.
Đảng có thể để yên cho Lê Công Định chừng nào ông chỉ
kêu gọi cải tổ về pháp lý. Điều khiến họ coi ông vượt
quá giới hạn là khi ông làm việc với các nhóm chống cộng
ở Mỹ và việc ông tham gia vào một đảng chống đối có tổ
chức. Dù những đòi hỏi của Lê Công Định kể từ những
ngày ông còn là một nhà chỉ trích trung thành với chế độ
không hề thay đổi – thực đơn thường thấy của các nhà
vận động dân chủ: tự do ngôn luận và đa nguyên chính trị
-, việc hợp tác với những người bị Hà Nội dán nhãn "các
thế lực thù địch" đã niêm phong số phận ông.
Trường hợp Lê Công Định và 15 người khác bị bỏ tù trong
những tháng gần đây vì những tội danh tương tự xác nhận
một mô hình được thiết lập từ năm 2007 khi công an Việt Nam
phá hủy mạng lưới bất đồng chính kiến Khối 8406 (được
đặt tên theo ngày 8 tháng Tư năm 2006 – ngày nhóm tuyên bố
thành lập). Khi đó, cũng như bây giờ, Bộ Công an rất rõ ràng
về mục tiêu tấn công. Mặc dù vài trăm người ký tên ủng
hộ Khối, công an chỉ khởi tố lãnh đạo khối, những người
có mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm hải ngoại. Công an
có thể chấp nhận việc bàn suông về dân chủ, nhưng không
chấp nhận tổ chức hoạt động chống lại nền cai trị độc
đảng.
Đây là trụ cột không thể lay chuyển trong hệ thống chính
trị Việt Nam, như đã ghi trong Điều 4 Hiến pháp: "<em>Đảng
Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa
Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội.</em>"
Người ta dễ nghĩ rằng tại một nước đang nhận các khoản
đầu tư nước ngoài khổng lồ và tự do kinh tế, kiểu ngôn
ngữ như vậy chỉ đơn giản là di sản của quá khứ. Không
phải như vậy. Về cốt lõi, hệ thống chính trị Việt Nam
vẫn kiên trì theo đường lối Leninist. Tranh cãi bên trong Đảng
là một việc; tranh cãi chống lại Đảng lại là một việc
hoàn toàn khác.
Đúng là có những thay đổi trong những năm gần đây. Phạm vi
tiếng nói mà Đảng chấp nhận lắng nghe chắc chắn đã
được nới rộng. Quốc hội trở thành nơi tranh luận, một
hình thức xã hội dân sự có điều tiết xuất hiện, và công
nghiệp truyền thông mọc lên như nấm. Các nhà tài trợ thế
giới đổ hàng triệu đô la và euro vào để thúc đẩy cải
tổ pháp lý, đa nguyên chính trị và một hệ thống báo chí
tốt hơn. Nhưng trong suốt toàn bộ quá trình cải tổ, Đảng
Cộng sản luôn đi trước các nhà tài trợ vài bước.
Đảng cảm ơn khi nhận được tài trợ – và tỏ vẻ tuân
thủ mục đích được nêu trong điều kiện tài trợ về
"quản trị tốt" – nhưng sửa đổi chúng để củng cố
chế độ cai trị độc đảng. Hãy xem một vài ví dụ sau:
Trong khi "phát triển pháp lý" tập trung vào việc thay đổi
pháp luật để đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế hòa
nhập quốc tế, "cải cách tư pháp" vẫn nằm trong vòng
kiểm soát của cơ cấu nội bộ của Đảng mà không có bất
kỳ góp ý đầu vào đáng kể nào từ bên ngoài. Đảng hoàn
toàn công khai thực tế là "các cơ quan dân cử" – cần
hiểu: "các cơ quan do Đảng kiểm soát – vẫn tiếp tục giám
sát hệ thống tòa án. Chánh án và thẩm phán phải được sự
chuẩn y của chi bộ Đảng địa phương và phải có "Chứng
chỉ Lý luận Chính trị" – thuật ngữ chỉ chứng nhận tốt
nghiệp trường đào tạo của Đảng, tức Học viện Chính trị
– Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Hơn một thập kỷ qua, các nhà tài trợ quốc tế đã thúc
đẩy thể thức chế định mới cho hàng ngàn tổ chức được
thành lập nhằm cung cấp các cơ sở thể thao, giải trí, dịch
vụ xã hội, vận động cho các nhóm lợi ích quốc gia và cộng
đồng địa phương. Nhưng "Tự do Lập hội" chưa bao giờ
chạm được vào bộ luật. Mọi tổ chức "xã hội dân sự"
vẫn phải đăng ký với các đoàn thể do Đảng kiểm soát.
Gần đây, chính quyền Việt Nam tuyên bố từ bỏ ý định
thảo lại Luật Báo chí, bất chấp nhiều năm nỗ lực, bất
chấp hàng chục các cuộc hội thảo được tài trợ và các
chuyến tham quan tìm hiểu. Giới truyền thông vẫn được quản
lý theo đường hướng Lê Nin. Vào thứ Ba hàng tuần, khoảng 100
tổng biên tập tới họp tại Bộ Thông tin và Truyền thông
để nghe chỉ thị về những đề tài họ nên đăng và không
nên đăng. Không hề có một nền truyền thông độc lập hợp
pháp tại Việt Nam. Tất cả mọi tờ báo đều trực thuộc
một bộ phận nào đó của nhà nước hoặc của Đảng Cộng
sản.
Nhưng điều này không phải là toàn bộ câu chuyện – vì nếu
chỉ có vậy, hẳn sẽ có rất ít tính năng động ở Việt Nam,
và như ta biết, Việt Nam là một trong những xã hội năng
động và hứng khởi nhất trên hành tinh này. Điều này xảy ra
được là nhờ cán cân kỳ lạ giữa sự kiểm soát của
Đảng, và sự thiếu kiểm soát, thể hiện qua những thực hành
"phá rào". Chẳng hạn từ những lĩnh vực mà tôi vừa đề
cập ở phần trên:
Mặc dù hệ thống pháp lý vẫn do Đảng kiểm soát, có đủ
sự linh hoạt và các lỗ hổng cho phép đủ loại hoạt động
có thể diễn ra. Thậm chí ngay cả khi luật "khó khăn",
việc thực thi có thể bị trì hoãn hoặc điều chỉnh nhờ sự
giúp đỡ của các mối quan hệ và các đặc ân. Kết quả ta
có: năng động kinh tế và tham nhũng có hệ thống.
Thuật ngữ "lobby" (vận động hành lang) trong tiếng Anh đã
gia nhập tiếng Việt. Chìa khóa của "lobbying" là tìm kiếm
bộ phận nào của nhà nước ủng hộ chương trình nghị sự
của bạn và vận động qua ngả đó. Bằng cách này, bất kỳ
hoạt động chính trị nào cũng tỏ ra hoàn toàn trung thành và
không đe dọa hệ thống. Rất nhiều nhóm, cả chính thức lẫn
không chính thức, hiện đang vận động hành lang tại nhiều
cấp độ của nhà nước để thúc đẩy thay đổi.
Ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam mang lại rất nhiều
tiền, và tiền tạo ra ảnh hưởng. Có đủ loại hoạt động
ngụy tạo và bán hợp pháp tại đầu não khu vực truyền thông
– một số công ty đầu ra hầu như hoàn toàn do tư nhân sở
hữu, bất chấp nghị định của chính phủ quy định ngược
lại; số khác hành xử như thể họ là công ty tư nhân. Chừng
nào họ không thách thức Đảng hoặc tọc mạch quá sâu vào
các vụ tham nhũng cấp cao, chừng đó các biên tập và phóng
viên có thể chung sống tốt đẹp.
Trong tất cả những trường hợp này, tính năng động được
phát huy qua hình thức bán luật pháp được làm nhẹ đi trong
tiếng Việt là phá rào. Như kinh tế gia người Anh Adam Fforde
đã chỉ ra, chính thực hành này đã giúp Việt Nam thoát khỏi
sự sụp đổ kinh tế vào cuối thập niên 1980 và tạo cơ sở
cho sự phát triển nhanh chóng ngày hôm nay. Phá rào cũng quan
trọng không kém trong chính trị và xã hội.
Vào cuối thập niên 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam làm mất
lòng tin trầm trọng nơi giới trẻ: chỉ có 7000 sinh viên chọn
gia nhập Đảng. Để đối phó tình thế này, Đảng xác định
lại mục tiêu hấp dẫn lớp trẻ: Đảng từ bỏ yêu cầu hoàn
thành mọi kỳ vọng cách mạng; thay vì vậy, Đảng mở ra cho
họ con đường thăng tiến cá nhân. Các đảng viên trẻ
thường được chào mời rằng "Muốn được thăng chức, cần
vào Đảng." Thay vì phải che giấu các động cơ ích kỷ
dưới lớp véc-ni tình cảm cao quý và vị tha về khát khao
đóng góp để phát triển đất nước, giờ đây việc một
đảng viên mới thông báo với bạn bè việc mình vào Đảng vì
lợi ích cá nhân là điều hoàn toàn có thể chấp nhận
được. Thực vậy, người ta thấy xấu hổ khi tuyên bố [vào
Đảng để] xây dựng chủ nghĩa xã hội hay bảo vệ cách
mạng. Phương thức này tỏ ra có hiệu quả. Đảng tuyên bố
rằng 60% trong số 170000 người gia nhập Đảng vào năm 2005
thuộc độ tuổi từ 18 đến 30.
Tuy nhiên, dòng chảy mới gia nhập này không làm thay đổi quan
điểm của Đảng về chính mình. Đảng xác định rõ việc
cần duy trì "vai trò lãnh đạo" tự phong của mình trong xã
hội. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức khôn
ngoan. Đảng nghĩ về tương lai và về việc làm thế nào để
duy trì vị trí tại đỉnh chóp của xã hội ngay cả khi mọi
thứ bên dưới đều đang thay đổi. Vị trí của Đảng đủ
mạnh để khoan dung cho rất nhiều thứ – thậm chí kể cả
việc xuất bản tờ Cosmopolitan của Việt Nam vào tháng trước
– nhưng không chấp nhận bất kỳ thách thức nào đe dọa vai
trò lãnh đạo của nó. Lê Công Định và các đồng nghiệp đã
phải trả giá đắt để nhận ra điều này. Đầu tư và tài
trợ quốc tế không mang lại dân chủ và đa đảng cho Việt
Nam; ngược lại, nó giúp cho hệ thống cai trị độc đảng
trở nên hiệu quả và hiệu lực hơn. Đó là cách mà Đảng
muốn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn đối với đa số
người dân Việt Nam, và chừng nào xu thế này còn tiếp tục,
chừng đó mọi việc vẫn sẽ như bây giờ.
<em>Bill Hayton là tác giả cuốn Việt Nam: Con rồng đang lên, Nhà
Xuất bản Đại học Yale xuất bản. Ông là phóng viên của BBC
làm việc tại Hà Nội năm 2006-2007.</em>
Nguồn: "<a
href="http://www.forbes.com/2010/07/13/vietnam-activism-freedom-markets-economy-politics_print.html">Breaking
Fences in Vietnam</a>", Forbe, 13.7.2010
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5773), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét