Lưu Trần Sinh - Quan Tài Cho Chế Độ

<strong>Tập 1 - Độc Quyền Toàn Trị Nảy Kiêu Binh</strong>:

Lực lượng công an sinh ra vốn là để giữ gìn trật tự trị
an cho toàn xã hội. Tuy nhiên, trong một thể chế độc quyền
toàn trị, thì lại kiêm nhiệm thêm việc bảo vệ tầng lớp
cầm quyền, cho dù tầng lớp ấy có khi chỉ vì mình, không
thèm vì dân vì nước. Rốt cuộc, mặc danh xưng sáng ngời của
lực lượng công an là công an nhân dân nhưng thực tế thì
người ta sẵn sàng hành hạ, tiêu diệt dân để bảo vệ
đảng cầm quyền.

Công tác tư tưởng vốn là việc trọng yếu của đảng cầm
quyền. Lý ra, đảng cầm quyền phải đủ khả năng tuyên
truyền và lý luận tư tưởng để nắm lấy cái đầu của
người dân. Nhưng vì trình độ lý luận tư tưởng của đảng
cầm quyền quá kém, chỉ biết ăn sẵn. Khi đồ ăn sẵn đã
hết hạn sử dụng, cũng không tự chế ra được đồ ăn mới
hợp thời, thế là dân đói, phải tìm ăn các đồ ăn (tư
tưởng) khác (còn hạn sử dụng) để mà sống, kết quả là
đảng TA thất bại gần như hoàn toàn về mặt lý luận tư
tưởng. Đảng TA đã từng rất thành công trong công tác tuyên
truyền. Tiếc thay, thời đại kỹ thuật thông tin phát triển
quá nhanh khiến đảng TA không tiến hóa theo kịp. Những chiêu
thức lừa mị dụ dỗ mọi người đã từng rất thành công
trong quá khứ nay không còn đạt hiệu quả mạnh được nữa,
đôi khi còn bị phản chưởng rất tai hại.

Thế là, lực lượng võ trang nói chung, công an nói riêng được
tăng cường thêm trách nhiệm nặng nề là bảo vệ đảng TA.
Thời bình, nguy cơ ngoại tặc giảm, các mặt kinh tế đời
sống xã hội phát triển nảy nở nhiều, vai trò công an vì
thế cũng được nâng cao theo. Thời chiến, bộ trưởng công an
chỉ là trung tướng, thì nay, đã có cấp đại tướng. Đặc
biệt, từ khi bước sang kinh tế thị trường, cán bộ đảng
viên thoái hóa biến chất ngày càng nhiều, <em>"hễ có chức là
lạm quyền, dính đến tiền là tham nhũng"</em>, lòng dân càng
bất bình, người dân càng phản kháng thì công an càng có giá.

Khi thực chất đảng lãnh đạo không còn trong sạch thì lực
lượng công an sẽ thành ra một thứ kiêu binh, vì lãnh đạo
(quan liêu, tham nhũng) phải dựa vào họ để kiểm soát tình
hình và trấn áp người dân. Kết quả, lực lượng công an
ngày càng có nhiều vụ làm bậy, làm ẩu. Chỉ vài năm trở
lại đây, nào là <a
href="http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/214938/Da-Nang-mot-canh-sat-au-da-voi-an-ninh-san-bay.html">"công
an múa kiếm dọa người ở sân bay quốc tế Đà Nẵng"</a>,
"công an đòi tiền mãi lộ giữa thủ đô", <a
href="http://danluan.org/taxonomy/term/5087">"công an bắn chết trẻ em
Nghi Sơn"</a> ... và mới vừa rồi nhất là vụ <a
href="http://danluan.org/node/5802#comment-19166">Bắc Giang bạo
loạn</a>.

<strong><center>* * *</center></strong>

<strong>Tập 2 - Quê Hương Tiền Phong Cách Mạng</strong>:

Những hình ảnh đen trắng đưa chúng ta nhớ lại cách đây
vài mươi năm. Từ cuối những năm tám mươi của thế kỷ
trước, dân Thái Bình đã từng nổi lên chống chính quyền,
khiến có đến cả trung đoàn cảnh sát cơ động phải bao vây
hàng tuần mới giải quyết được. Có thể nói Thái Bình là
địa phương đứng hàng đầu cả nước về truyền thống
tiền phong đấu tranh và dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực. Thời
Bắc Thuộc có Lý Bí (Lý Nam Đế) đánh đuổi ngoại xâm, mở
ra nhà nước Vạn Xuân và là vị hoàng đế đầu tiên của
nước Việt. Thời mới giành độc lập tự chủ sau nghìn năm
Bắc thuộc có Trần Lãm giữ vai trò chủ đạo và quyết định
giúp Đinh Tiên Hoàng đế thống nhất giang sơn. Thời nhà Lý có
Trần Thủ Độ hoán đổi ngôi vua từ Lý sang Trần. Thời nhà
Nguyễn thì nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, "trên
trời có ông sao Rua, ở dưới hạ giới có vua Ba Vành", khiến
vua Nguyễn ăn không ngon ngủ không yên. Đến chống Pháp có
"tiếng trống Tiền Hải năm 1930", có "chị Chiên tay không bắt
giặc", có Tạ Quốc Luật dựng cờ trên nóc hầm Đờ Cát
trận Điện Biên Phủ 1954. Xây dựng xã hội chủ nghĩa có
"chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình". Nhân văn giai phẩm có
Nguyễn Hữu Đang. Đánh bại VNCH có Bùi Quang Thận cắm cờ
trên nóc dinh Độc Lập trận Sài Gòn 1975. Bắn rụng B52 của
Mỹ và bay lên vũ trụ theo Nga có Phạm Tuân.

Sang thời kinh tế thị trường, buôn lậu ma túy có đại úy
công an Vũ Xuân Trường, hiếp dâm trẻ em có Nguyễn Trường Tô
(chủ tịch Hà Giang nhưng quê ở Thái Bình). Trong đấu tranh
đối lập với chính quyền cộng sản, về tôn giáo có linh
mục Nguyễn Văn Lý, thiền sư Thích Quảng Độ, về lập đảng
mới có Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim. Đảng viên cộng sản
phản tỉnh có Trần Độ. Hiện hồn báo ứng nổi tiếng có
Nguyễn Đức Cảnh (bí thư thành ủy Hải Phòng, quê Thái Bình).

Ngay trên chính xứ sở mang đầy tính đặc trưng về đấu tranh
thay đổi chế độ ấy, sự đấu tranh của dân chúng ngày càng
có vẻ tăng lên chứ không giảm. Hồi cuối những năm tám
mươi của thế kỷ trước, dân mới chỉ rào làng phòng thủ.
Đến hồi cuối những năm chín mươi thì do bởi thuế cao phí
nặng, dân Thái Bình đã biểu tình hàng đoàn dài có sự tổ
chức từ chính một số đảng viên cán bộ hưu của chính chế
độ hiện hành. Công an và quân đội cùng chính quyền địa
phương bất lực. Phải đến ông Phạm Thế Duyệt ủy viên bộ
chính trị, chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam về giở
nhiều bài bản lắt léo ra mới dẹp được yên. Nhưng gần
đây, lại tiếp tục có nhiều vụ lớn xảy ra, như vụ dân
Thái Thụy đánh tử thương công an xã, dân Quỳnh Phụ biểu
tình và phơi nắng cán bộ ngành điện.

Rõ ràng là sự phản kháng của người dân với chế độ cộng
sản ở Việt Nam ngày càng mạnh hơn, có tổ chức hơn và mức
độ bạo lực cũng gia tăng.

<strong><center>* * *</center></strong>


<strong>Tập 3 - Quan Tài Cho Chế Độ</strong>:

Quan liêu tham nhũng ngày càng nhiều, đến mức chính đảng TA
cũng phải gọi đó là giặc nội xâm. Đau đớn thay, đảng TA
dường như bất lực trước loại giặc này, vì nó sinh ra và
lớn lên ngay chính trong lòng đảng TA, diệt nó cũng gần như
là đảng TA tự sát, khả năng sống sót là rất nhỏ. Ông phó
thủ tướng Sinh Hùng đã thừa nhận công khai trước quốc hội
<a href="http://danluan.org/node/5389">"cứ làm sai mà cách chức thì
bầu không kịp, lấy đâu ra người làm việc"</a>.

Tham nhũng quan liêu lộng hành ngày càng trắng trợn, tỷ lệ
thuận với mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, mâu
thuẫn giữa dân chúng với tầng lớp cầm quyền cũng theo đó
mà ngày càng gia tăng. Đảng cầm quyền nhất định không chịu
bỏ độc quyền toàn trị cho dù hoàn cảnh quốc tế và tình
hình kinh tế xã hội trong nước đã có nhiều thay đổi, xu
thế dân chủ hóa xã hội là không thể đảo ngược. Kết quả
là công an, lực lượng thường xuyên kiểm soát dân chúng và
trưc tiếp bảo vệ tầng lớp cầm quyền ngày càng lộng hành
ngang nhiên hơn. Gần đây, đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ công
an hành hung dân thường.

<div class="boxright300"><img
src="http://img135.imageshack.us/img135/2598/danluanorg004.jpg" /><div
class="textholder">Chiếc quan tài chứa thi hài nạn nhân Khương ở
Bắc Giang không phải là một chiếc quan tài bình thường, đó
là chiếc quan tài Thần Dân gửi đến chế độ cộng sản ở
Việt Nam</div></div>

Nếu như những vụ việc liên quan đến tôn giáo như là vụ
Tòa Khâm Sứ, vụ Thái Hà, vụ Xã Đoài, vụ Cồn Dầu, vụ
Đồng Chiêm ... cho dù rất xôn xao nổi tiếng nhưng ít nhận
được sự đồng cảm của toàn xã hội, thì đến vụ Nghi Sơn
cả trong nước và ngoài nước, người Việt trào dâng xúc
động mạnh, rất đồng cảm với người dân Nghi Sơn, chia sẻ
nỗi đau với gia đình những người bị trọng thương, thiệt
mạng. Đến vụ điện Quỳnh Phụ thì hầu như mọi người
đều đồng thuận với cách đấu tranh của dân Thái Bình.

Vụ Nghi Sơn chưa giải quyết xong, đang lúc đầy các quan chức
quốc tế họp ở Hà Nội thì đánh đùng một tiếng như long
trời lở đất, dân Bắc Giang khiêng quan tài đến tận cổng
tỉnh đòi thường mạng. Không chỉ đảng TA bàng hoàng, dân ta
sửng sốt mà ngay cả bọn "phản động" cũng ngỡ ngàng. Tuy
nhiên, cái gì làm nhiều rồi cũng có kinh nghiệm, dân ta đưa
hàng đống hình ảnh lên internet và có lẽ thế giới còn biết
tin về vụ này trước hơn cả nhiều đồng chí lãnh đạo
đảng TA.

Vụ việc ở Bắc Giang lần này đặc biệt hơn tất cả các
vụ việc trước đó:

- Có đông người tham gia nhất

- Được sự ủng hộ và cảm tình của dư luận xã hội nhiều
nhất

- Lần đầu tiên người dân đấu tranh khiêng quan tài và tử
thi đến tận cổng cơ quan chính quyền cấp tỉnh.

- Lần đầu tiên thông tin được cập nhật nhanh, tức thời và
lan rất nhanh ra khắp thế giới với những hình ảnh sống
động.

- Lần đầu tiên một cơ quan chính quyền đầu tỉnh bị
người dân giật đổ cổng, phá hàng rào.

Có những tấm hình đi vào lịch sử như hình người dân trèo
qua hàng rào vào phủ Khâm Sai ngày 19 tháng 8 năm 1945, hình linh
mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trước tòa. Bức
hình người dân Bắc Giang dẫm lên cổng sắt phủ đầu tỉnh
bị giật sập ngày 25 tháng 7 năm 2010 cũng là một bức hình đi
vào lịch sử, nó khiến nhiều người liên tưởng đến cổng
sắt Dinh Độc Lập bị xe tăng cộng sản ủi sập ngày 30 tháng
4 năm 1975.

Chiếc quan tài chứa thi hài nạn nhân Khương ở Bắc Giang không
phải là một chiếc quan tài bình thường, đó là chiếc quan
tài Thần Dân gửi đến chế độ cộng sản ở Việt Nam và
vụ bạo loạn Bắc Giang là tiếng chuông đầu tiên của hồi
chuông cầu hồn đưa thể chế độc tài toàn trị đi về cõi
vĩnh hằng, gặp cụ Mác, cụ Lê Nin và Bác Hồ Chí Minh kính
yêu vĩ đại.

<strong><center>* * *</center></strong>

<strong>Tập 4 - Thần Dân Nổi Giận, Loạn Khắp Giang
Sơn</strong>:

Bởi vì đảng TA đã thoái hóa biến chất nặng nề, bệnh đã
trầm trọng ăn vào khắp lục phủ ngũ tạng, cho nên, diệt tham
nhũng lộng quyền đồng nghĩa với việc đảng TA tự sát. Vì
vậy, mâu thuẫn giữa người dân với đảng TA và nhà nước TA
chỉ có tăng chứ không thể giảm. Hôm nay, mới chỉ có người
dân Bắc Giang chở quan tài đến thủ phủ tỉnh. Mai này, sẽ
có vụ dân đưa quan tài và hương hoa cùng kèn trống theo
đường quốc lộ nhưng thi hài nạn nhân sẽ theo "thuyền nhỏ
qua sông, lối nhỏ vào thành", người chết đến năm cạnh lăng
Bác Hồ và phủ chủ tịch nước (vườn hoa Mai Xuân Thưởng),
phối hợp cùng các dân oan khiếu kiện.

Ở thời đại thông tin, kinh tế thị trường, người dân nhanh
chóng nhạy bén rút kinh nghiệm, phương thức đấu tranh sẽ
ngày càng hiệu quả hơn. Hôm nay, các quan còn hỉ hả với
kiểu dối lừa xoa dịu cho êm rồi sau đó tìm kẻ đầu sỏ,
kẻ manh động để diệt. Mai này, chiêu ấy không lừa được
ai nữa. Lớp người trẻ với tính cách mạnh mẽ "không đánh
nó (công an, chính quyền) nó cũng đánh mình, không diệt nó
rồi nó sẽ diệt mình", bạo động cùng bạo lực sẽ gia tăng
không kiểm soát được. Người dân cũng sẽ đeo kiếng đen,
khẩu tranh hay thậm chí mũ trùm đầu màu tối chỉ hở hai con
mắt để CA không biết ai vào với ai.

Ngày hôm nay, dân mới chỉ dùng gạch đá ném công an, chính
quyền. Mai này, họ có thể sẽ dùng vũ khí tự tạo rẻ tiền
nhưng rất hiệu quả. Ví dụ, người ta dễ dàng nghiên cứu và
thử nghiệm dùng cao su non hòa với cồn chín mươi hay bảy
mươi độ, bao quanh một chai gas bếp du lịch, một cái bật
lửa gas to hay một chai xịt thơm, đút vào một bao túi nhựa.
Khi biểu tình, lấy túi đó ra châm lửa và quẳng về phía lực
lượng trấn áp. Lửa cháy lên, bình gas phát nổ, lửa theo cao
su bắn tung tóe dính vào quần áo, vũ khí, phương tiện thì các
anh CA chỉ có mà rối loạn hàng ngũ, vất vũ khí mà chạy
(quần áo có thể chống cháy nhưng súng đạn bắt lửa cháy
nóng là nó nổ). Xe vòi rồng mà bị quả này tông vào gầm hay
cabin thì cũng bùm luôn cả xe. Người dân biểu tình thấy lửa
cháy và tiếng nổ thì sự phấn khích lại càng tăng, tạo nên
cơn sóng thần cuốn phăng mọi hàng rào ngăn cản.
Những vụ việc luôn xảy ra bất ngờ vì cán bộ, công an hà
hiếp dân không có báo trước, người dân tức khí nổi giận
cũng rất vô tình, các cấp chính quyền luôn ém nhẹm đến khi
không thể ém nhẹm được nữa thì vụ việc đã to quá rồi,
vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì bất ngờ, không kiểm soát
được, cho nên bất cứ một đốm lửa nhỏ nào cũng có nguy
cơ biến thành cháy lớn đe dọa thiêu trụi chế độ. Nhất là
khi bọn "phản động" khôn ra, hiểu thời biết thế, luôn hoạt
động gần dân, nắm chắc tình hình, luôn sẵn sàng chuẩn bị
để có thể là ngay lập tức chớp lấy cơ hội.

<strong><center>* * *</center></strong>

Có đảng viên cộng sản già, quê Bắc Ninh, thấy nhân tình
thế thái nhiều biến động quá, mới thắp hương khấn hỏi
Vạn Hạnh Lý Quốc Sư về tình hình thời cuộc. Ông đảng
viên già leo núi khá mệt, lại gặp gió hiu hiu mát, bất ngờ
ngủ thiếp đi bên tượng Lý Quốc Sư. Trong mơ, ông thấy ngài
hiện về bảo rằng "cảm cái tình con còn nhớ đến và tin
tưởng ta, ta sẽ tiết lộ thiên cơ cho con biết: Nay là lúc
tương tự như từ Lý đổi sang Trần, hãy liệu mà lo lấy thân
đi".

- Nhưng con là đảng viên thường, không tham ô tham nhũng, không
hà hiếp dân lành, cớ chi phải lo sợ?!

- Bọn có chức có quyền tham nhũng lộng hành hà hiếp dân đen,
chúng học theo Lý Long Tường, chuẩn bị cơ sở ở ngoại quốc
cả rồi. Chỉ khổ cho những ai có tiếng không có miếng, không
được ăn ốc phải đổ vỏ, lại còn bị Thần Dân trút hận
trả thù "cá nhảy đi rồi đành đập thớt". Con có muốn làm
thớt không?!

- Vậy con phải làm sao?

- Đổi họ đi, hôm nay không đổi mai này cũng phải đổi,
không đổi là mang họa sát thân, hại đến mấy đời con cháu.

- Họ là do tổ tiên con truyền lại, tự nhiên đổi sao đành!

- Đỉnh cao trí tuệ gì mà dốt vậy. Ngày trước triều đình
thuộc một họ. Nay, chính quyền thuộc một đảng, hiểu chưa?

Không biết ông đảng viên cộng sản già có hiểu hay không
nhưng thấy hàng xóm kể rằng, sau hôm khấn hỏi thiền sư ấy,
ông cùng vợ xin nghỉ hẳn sinh hoạt đảng với lý do tuổi cao
sức yếu. Ít lâu sau, các con ông cũng lần lượt xin ra khỏi
đảng cộng sản Việt Nam, trở lại làm dân thường. Người
chuyển sang làm cho công ty tư nhân, người bỏ vốn kinh doanh
chạy chợ, nhất quyết không làm trong cơ quan nhà nước nữa.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5825), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét