Chuyện cơ cấu lại tập đoàn : Tội gì tôi cổ phần hóa!

Này nhé, vốn nhà nước cứ việc xài, đất nhà nước đền
bù giá "bèo", cứ việc xin, người nhà nước trả lương,
cứ việc dùng, lỗ nhà nước sẽ khoanh nợ và...xóa nợ; Nhà
nước còn đi vay tiền nước ngoài cho mà tiêu. Tôi mà có hắt
hơi sổ mũi, thì trước tiên là mấy ông lãnh đạo lâu nay cứ
chứng minh rằng, quốc doanh cần phải coi là nền tảng, nòng
cốt, họ sẽ lo trước đã.

Tôi sẽ tìm mọi cách đưa con trai, con gái, con dâu, con rể,
rồi còn mấy đửa cháu choai choai của tôi nữa, kiếm nhanh cho
đủ bằng cấp để gài dần vào chỗ nào đó thích
hợp...đấy là cách hay nhất mà thể chế này tạo ra cho mình
tiếp thu tài sản do nhân dân giao phó. Anh không thấy và vận
dụng được cái đó là anh khờ dại, chứ hay ho gì. Mình không
khôn, thì anh khác nó cũng tranh mất. Vấn đề là, mình phải
lưu ý, để ứng phó, khi nào nhà nước tỉnh ra, làm khác đi,
thí dụ theo cách mà các nước tư bản nó kiểm tra, kiểm soát,
bắt các anh tự nhân chịu trách nhiệm hết, anh làm giỏi thì
anh giầu, anh làm dở thì anh nghèo. Nếu anh nào làm giỏi nhất,
mà nhà nước "tăm" được, mỗi ngành hàng một hai anh, thì
nhà nước hùn thêm cho vốn, ban thêm cho một ít chế độ chính
sách ưu tiên...vỗ cho anh ấy lớn nhanh để cạnh tranh với
nước ngoài, bằng cách đó là lúc họ có được các tập
đoàn ra tập đoàn. Như vậy các nước họ mới giầu có
được, và giầu thật.

Khi nào nhà nước mình tỉnh ra, làm khác đi, kiểu như bên các
nước giầu, mình sẽ phải theo cổ phần hóa và tư nhân hóa
ngay. Đừng có lơ tơ mơ với mấy ông UB kiểm tra TƯ Đảng và
Quốc hội.

Nhưng kiểu này không phải dễ thay đổi, bởi nhiều nguyên
nhân. Này nhé:

1/ <em>Ở tầm vĩ mô</em>: Đã chót đi theo học thuyết công hữu
rồi, nay rời bỏ học thuyết này, thì cũng mang tiếng. Chả
nhẽ mình thừa nhận mình sai. Cánh Goorba chốp, El xin...không
biết cách chèo chống, làm dở, nên mới đổ sụp. Đành rằng,
sau đây vài thế kỷ, có thể vấn đề sẽ khác: Dân sẽ trở
thành người quản lý, kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà
nước, như ông chủ quản lý ô sin vậy.

2/ <em>Ở tầm trung mô</em>: muốn chuyển đổi thể chế, còn
phải chuẩn bị chán, từ cương lĩnh, hiến pháp, đến các
luật, rồi cách quản lý của các bộ ngành.v.v...Tất cả
những người liên quan đến thể chế quản lý kiểu này, nếu
thay đổi gọn nhẹ như tư bản, sẽ bố trí công ăn việc làm
thế nào đây, chứ không đơn giản. Ví dụ: vì không vận
dụng tốt động lực kích thích kinh tế, nên phải thay bằng
một hệ thống "kích thích" rất cồng kềnh khác: thi đua, khen
thưởng, các đoàn thể động viên, giáo dục v.v..

3/ <em>Có thể là cuối cùng</em>: Ngay hiện nay, ai sẽ "nuôi"
các cán bộ quản lý nhà nước đây. Nói chung, các cán bộ
quản lý thích tiền tươi (do doanh nghiêp "biếu") hơn là
để doanh nghiệp nộp hết vào ngân sách, rồi bộ Tài chính
trả qua lương nhà nước. Vừa nhanh, vừa tiện cho cả hai bên:
Biếu và nhận – Một bên biếu tiền và nhận "chính sách cá
biệt", một bên biếu "chính sách cá biệt" và nhận tiền
tươi. Thế là sòng phẳng. Chỉ có nhân dân là mất toi món
thuế mà mình có thể thu theo luật, mà tập đoàn, tổng công ty
thì èo ợt, ung nhọt. Vì cổ phần hóa đứng đắn và tư nhân
hóa lại chính là do các cán bộ quản lý nhà nước đứng ra
triển khai, nếu họ mà không thích, thì ai mà làm thay được?

Ôi, vậy là rối mù, lại chạy vòng quanh!


XYZ

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5719), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét