<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/5520">Lo Hão - Đôi điều về
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức Đảng giả danh xã
hội dân sự</a></li>
</ul></div>
Xung quanh đề án quản lý xe ôm trên địa bàn, đại biểu
Quốc hội Ngô Minh Hồng có cách lý giải hết sức giản dị:
<em><strong>Vào nghiệp đoàn hay không là quyền của người chạy
xe!</strong></em>
Chỉ có thế, ý kiến của giám đốc Sở Tư pháp TP đã minh
định rõ một thứ quyền của công dân đã được nêu trong
hiến pháp: <strong>tự do lập hội</strong>. Theo bà, người dân
tham gia vào các tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức nghề
nghiệp là để được bảo về quyền lợi, lợi ích chính
đáng. Tuy nhiên, họ có tham gia hay không là quyền của họ,
không thể ép vì pháp luật không bắt buộc. Nếu muốn họ tham
gia thì chính các tổ chức nghiệp đoàn này phải hoạt động
hấp dẫn, tạo sự tin tưởng thì mới lôi kéo được hội
viên chứ không thể dùng hình thức bắt buộc.
Tương tự thế, chuyện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam "gây gổ" với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm
không có gì phải ầm ĩ, dù cho Trung tâm này có "mượn" danh
của gần 1.700 nhạc sĩ thành viên! Thực tế cả hai đơn vị
này đều là tổ chức dân sự, ra đời từ nhu cầu và hoạt
động vì quyền lợi của các hội viên (miễn là quyền lợi
ấy không trái luật). Xảy ra tranh chấp là vì cả Trung tâm và
Hiệp hội đều có chung chức năng thay mặt chủ sở hữu tác
phẩm (nhạc sĩ) cho phép hay không cho phép khai thác các tác
phẩm âm nhạc nhằm mục đích thương mại. Giới nhạc sĩ, cả
những người đã ký hợp đồng uỷ quyền với một trong hai
nơi, thực ra không quan tâm lắm đến tranh chấp nói trên. Với
họ ai đại diện cũng được, nhưng đáng quan tâm là đơn vị
ấy có đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hay
không?
Hai chuyện cụ thể trên cho thấy, việc ra đời các tổ chức
đại diện cho quyền lợi các cá nhân có chung nghề nghiệp,
chung quyền lợi… là hết sức bình thường. Tổ chức nào
không đáp ứng được nguyện vọng của hội viên sẽ tự thu
hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí giải thể, nhường
"sân" cho tổ chức khác hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên
trong tư duy một số người vẫn coi tổ chức hội như một cơ
quan hành chính "nối dài" nên có xu hướng "bảo kê" cho
sự độc quyền của tổ chức sẵn có mà không chấp nhận
"lấn sân". Vì thế mới có chuyện bảy năm trước, bức
xúc trước việc quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại,
một luật sư đệ đơn xin lập hội đã bị từ chối vì
"đã có hội đấy rồi".
Một thứ quyền đã được xác lập từ 65 năm trước, đáng
buồn là hiện vẫn còn nhiều người hiểu sai.
<div class="special_quote">Bác Nguyễn Văn An khi chủ trì thảo luận
về Luật Hội nói được câu thế này:
Tôi xin nói một ý nữa là về mục đích của luật này là cái
gì, theo tôi có hai cái rõ nhất, là cụ thể hoá Điều 69 của
Hiến pháp, trong này ghi công dân Việt Nam có quyền lập Hội
theo quy định của pháp luật, thế thì ta phải làm luật, ta
phải có luật, vì bây giờ chưa có luật thì có Nghị định,
vậy thì ta phải làm luật chứ.
Hiến pháp từ năm 1946 đến giờ, ta để như thế này là quá
chậm, mặc dù ta có Nghị định, nhưng phải theo luật, ta để
dài quá không, nhiệm vụ của Quốc hội là phải làm luật, nó
có cái khó ta vẫn phải làm, đấy là cái thứ nhất. Không nên
dừng lại, vì ta cũng chuẩn bị lâu lắm rồi, nhưng bây giờ
nó có cái khác nhau thì ta phải thảo luận, chứ không phải
cứ thấy khác nhau là ta để lại. Phải cụ thể hoá Điều 69
Hiến pháp, để cho công dân thực hiện quyền lập Hội theo quy
định của pháp luật, ta phải quy định pháp luật để công
dân có quyền lập Hội.
Như thế, cái quan trọng nhất ta quy định những vấn đề cần
thiết để cho công dân lập Hội là phải tuân theo cái gì,
chứ đừng đi vào quyền của hội đó mà trong Điều lệ của
hội đó người ta sẽ làm.
Tôi tán thành với nhiều đại biểu phát biểu có những cái
không nên can thiệp vào việc của hội đó. Ở đây Nhà nước
quy định những điều để anh lập Hội phải tuân theo. </div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5745), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét