Báo động tình trạng giáo dục xuống cấp

<strong>Mặc Lâm, phóng viên RFA</strong>

2010-07-13

Tình trạng giáo dục xuống cấp hiện nay của nền giáo dục
Việt Nam đã đến mức báo động cho mọi tầng lớp trong xã
hội.

<div class="boxright200"><img
src="http://img695.imageshack.us/img695/2598/danluanorg004.jpg" /><div
class="textholder">Photo courtesy of hue.vnn.vn

Một kỳ thi Học sinh giỏi bậc Tiểu học tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2010.</div></div>

Từ hiện trạng cán bộ ngành giáo dục thiếu năng lực, kiến
thức cho đến ý thức trách nhiệm khiến nhiều điều đáng
tiếc đã và đang xảy ra trên lãnh vực giáo dục nước nhà.

Mặc Lâm phỏng vấn Giáo sư Hà Văn Thịnh, hiện giảng dạy
tại Đại Học Huế, để biết ý kiến của một người đang
đứng trên bục giảng, mời quý vị theo dõi sau đây.

<strong>Tiền ít mà chấm thi nhanh</strong>

<strong>Mặc Lâm</strong>:<em> Thưa Giáo Sư, trước tiên xin cảm
ơn Giáo Sư đã nhận trả lời cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Thưa ông, câu hỏi đầu tiên là thông qua những điều mà giáo
sư trải nghiệm trong những năm giảng dạy thì nhận xét của
ông về việc thi cử hiện nay như thế nào ạ, đặc biệt là
khâu chấm bài của giáo viên, thưa Giáo Sư?</em>

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Tôi có đề nghị Bộ
Giáo Dục mấy lần mà họ không giải quyết, họ vẫn để
thế, để làm sao ít tiền mà chấm cho nhanh, và như vậy ảnh
hưởng đến số phận của rất nhiều người.<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» GS Hà Văn Thịnh</div></div>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Bây giờ chấm thi một bài thi
đại học là 6 ngàn. Đọc 5 phút một trang, chấm. Một bài 6
trang, 8 trang phải mất ba bốn mươi phút. Một ngày chấm thi
đại học như vậy nếu làm đúng nguyên tắc và có công tâm
thì chỉ thu nhập được khoảng 80 ngàn đến 100 ngàn. Đà
Nẵng thì 40 độ cho nên giáo viên chấm ẩu là bình thường.
Tôi chứng kiến rất nhiều bài thi mà chấm rất ẩu: 7 điểm
cho 2 điểm, 3 điểm cho 8 điểm là bình thường. Những điều
đó rõ ràng là một gánh nặng và tôi có đề nghị Bộ Giáo
Dục mấy lần mà họ không giải quyết, họ vẫn để thế,
để làm sao ít tiền mà chấm cho nhanh, và như vậy ảnh hưởng
đến số phận của rất nhiều người.

<strong>Mặc Lâm</strong>: <em>Thưa Giáo Sư, ông có nghĩ rằng sự
thật này đã được bộ Giáo Dục và Đào Tạo biết rất rõ
nhưng họ không có một nỗ lực nào để thay đổi cả, như
vậy giới dạy học biết, dư luận cũng biết và xã hội cũng
biết nữa, vậy cần làm gì để thúc đẩy và phá vỡ sức ì
này ạ?</em>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Tôi vẫn tiếp tục viết, tiếp
tục nói, bởi vì cái bài vừa rồi tôi gửi viết là để
nhắn gửi tân Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục - Đặng Vũ Luận để
cho ông thay đổi, bởi vì trên thực tế là gì: ít nhất 30%
dân chấm thi lợi dụng.

Tôi đã dự rất nhiều hội nghị khoa học và khi tôi tranh
luận thì họ chẳng ai phát biểu cả, bởi vì ai cũng sai hết.
Điều đó chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ rằng là kiến thức
của họ không có, hoặc là họ không tự tin vào khả năng của
họ. Mà nhiều lần như vậy nên điều đó rất là đáng buồn!
Một hội thảo khoa học mà các tham dự viên, các giáo sư toàn
ngồi im lặng hết thì quả là buồn.

<strong>Mặc Lâm</strong>: <em>Vâng, chẳng những buồn mà còn cho
thấy sự việc này khá mất bình thường nữa... thưa Giáo Sư!
</em>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Vâng. Bất bình thường!

<div class="boxright200"><img
src="http://img132.imageshack.us/img132/2348/danluanorg003r.jpg" /><div
class="textholder">Giáo sư Hà Văn Thịnh. Photo courtesy of
vietnamexodus. </div></div>

<strong>Mặc Lâm</strong>: <em>Dạ. Nhân nhắc tới chức danh và
học vị thì chúng tôi muốn quay lại với đề án 20 ngàn tiến
sĩ mà ông tân Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo - Phạm Vũ
Luận thừa hưởng từ ông Nguyễn Thiện Nhân, Giáo Sư có ý
kiến gì về đề án đựơc dư luận xem là quá táo bạo nếu
không muốn nói là hoang tưởng này?</em>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Nếu muốn nói về chuyện 20
ngàn tiến sĩ hay 23 ngàn tiến sĩ thì tôi cho rằng đó là giấc
mơ "vĩ đại" nhất của dân tộc Việt Nam đấy, bởi vì trong
vòng 65 năm, kể từ năm 1945 tới nay, tổng tiến sĩ đào tạo
được là 15 ngàn, còn bây giờ trong vòng 10 năm đòi 23 ngàn
thì tôi thua luôn, bất lực. Nhưng mà chắc chắn rằng Phạm Vũ
Luận không dám làm như Nguyễn Thiện Nhân đã làm đâu anh,
phải thay đổi, đang có dư luận đòi nhất định phải thay
đổi, không thể như thế được. Không thể 10 năm mà nhiều
tiến sĩ gần gấp đôi gấp rưỡi 65 năm được, bởi vì chạy
theo thành tích bằng cấp giả dối như vậy thì sự bịp bợm
đó không ai chấp nhận được.

<strong>Hành xử thiếu giáo dục?</strong>

<strong>Mặc Lâm</strong>: <em>Riêng về mặt đạo đức của
những người mang danh là giáo dục nhưng lại hành xử rất
thiếu giáo dục, chẳng hạn như vụ hiệu trưởng Sầm Đức
Xương ở Hà Giang, cũng đã góp phần gây mất niềm tin nơi
học sinh và phụ huynh rất nhiều trong những năm qua...Nhìn
thật kỹ vấn đề này, Giáo Sư cho rằng trách nhiệm này
thuộc về ai, thưa ông?</em>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Trách nhiệm thuộc lãnh đạo
đấy. Lãnh đạo thiếu năng lực, thiếu tâm, thiếu tầm, và
lãnh đạo, có thể gọi bằng cái từ gì cho vừa phải, là
không biết lãnh đạo, chỉ nghĩ đến mình thôi, không nghĩ gì
tới lợi dân ích nước gì hết, không nghĩ gì tới giống nòi
gì hết, cho nên mới buông thả như vậy. Tôi ví dụ nhé, cách
đây 5 năm tôi có đăng một bài viết trên báo Phụ Nữ, cái
đề án cải cách giáo dục đó, số liệu từ Bộ Công An cung
cấp, tôi đăng trên báo Phụ Nữ, mà sở dĩ tôi đăng trên báo
Phụ Nữ là để cho các bà đọc hầu biết các ông lãnh đạo
không chịu đọc báo. Số liệu tôi cung cấp hồi đó là gì?
Tiền làm đề án đó, theo Bộ Giáo Dục, mỗi người lương
mỗi ngày 11 triệu đồng một ngày. Đấy, 11 triệu đồng tiền
lương mỗi ngày, anh ạ. Tôi tính ra như vậy đấy. Đã đăng
báo rồi, cả Hà Nội xôn xao đi tìm tôi là ai, người nào mà
dám viết như vậy? Vì đó là sự thực thì có vấn đề gì
đâu! Những cái dạng như vậy, những cái dạng đề ra dự án,
đề ra cải cách này khác để mà ăn tiền của dân, bớt xén
này khác, những cái đó bây giờ trở thành một vấn nạn
nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Lãnh đạo thiếu năng
lực, thiếu tâm, thiếu tầm, và lãnh đạo, có thể gọi bằng
cái từ gì cho vừa phải, là không biết lãnh đạo, chỉ nghĩ
đến mình thôi, không nghĩ gì tới lợi dân ích nước.<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» GS Hà Văn Thịnh</div></div>

<strong>Mặc Lâm</strong>:<em> Giáo Sư vừa nói đó là do sự thờ
ơ của cấp lãnh đạo thì bên cạnh sự thờ ơ này, năng lực
của họ có gì đáng bàn hay không, thưa Giáo Sư?</em>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Vâng. Năng lực? Đa số lãnh
đạo bây giờ năng lực kém. Bây giờ muốn chứng mình thì
nhiều lắm, nhiều lắm. Có một bài viết tôi viết cách đây
khoảng 2 tháng, viết về Hà Nội, đầu đề của nó là <a
href="http://boxitvn.wordpress.com/2010/05/16/cai-thiếu-nhất-của-lanh-dạo-nganh-van-hoa-ha-nội-chinh-la-van-hoa/">"Lãnh
đạo ngành văn hóa Hà Nội thiếu văn hóa"</a>, cái thiếu nhất
của lãnh đạo ngành văn hóa Hà Nội là văn hóa. Đầu đề là
như vậy đấy. Bởi vì cho sơn mới tất cả di tích, cho sơn
mới tất cả những nhà cổ thì còn gì là nhà cổ nữa? Nếu
mà người Mỹ người ta xây lại rồi thì đã làm lại cái
đấu trường Collisé rồi, nhưng tại sao họ không làm? Họ
để nguyên vẹn như vậy? Họ để đổ nát như vậy? Vì nó
như vậy thì nó mới cổ. Còn Hà Nội lại đem sơn hết vì sao?
Vì sơn lại, lát lại vỉa hè thì nó mới kiếm được hàng
trăm tỷ, chứ nếu không sơn lại thì nó không kiếm được
đồng nào hết.

<div class="boxleft200"><img
src="http://img821.imageshack.us/img821/8030/danluanorg002.jpg" /><div
class="textholder">Trường Đại học khoa học Huế. Photo courtesy of
Wikipedia.</div></div>


<strong>Mặc Lâm</strong>: <em>Trước những vấn nạn mà xã hội
đang đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam, thưa ông nếu được
hỏi làm cách nào để hạn chế bớt những bất cập mà ông
vửa nêu, thì ông sẽ đưa ra đề nghị gì để cải thiện
chúng? </em>

<strong>GS Hà Văn Thịnh</strong>: Tôi có đề xuất 3 ý kiến.
Một, phải thay sách giáo khoa và làm nhanh cho 5 vùng của đất
nước này 5 bộ sách giáo khoa riêng. Ví dụ Tây Nguyên không
thể dùng chung sách giáo khoa với Sài Gòn và Hà Nội được.
Ví dụ người Tây-Bắc Thái Mèo không thể học sách chung với
Hà Nội và Sài Gòn được. Phải làm lại sách giáo khoa 5 bộ
cho 5 vùng. Đó là đề xuất thứ nhất của tôi.

Đề xuất thứ hai là phải rà soát lại tất cả năng lực
của các bằng cấp hiện nay: dỏm phải trả lại bằng, không
lôi thôi gì hết. Hai năm, ba năm mà tiến sĩ không có bài viết
nào thì coi như là chấm dứt. Đó là điều thứ hai.

Điều thứ ba tôi đề nghị là phải tăng lương cho giáo viên,
đồng thời thay đổi bộ máy lãnh đạo mới. Cái bài học
của Nguyễn Thiện Nhân là gì? Tất cả thứ trưởng, cục
trưởng, vụ trưởng không thay như tai họa vậy. Lãnh đạo
mới mà ê-kíp cũ thì sức ỳ nó lớn, sự chống lại nó lớn.
Bây giờ nếu Phạm Vũ Luận muốn làm thì phải đổi mới
ê-kíp chứ không thể nào để như vậy được. Đó là 3 đề
xuất mà tôi đề nghị.

<strong>Mặc Lâm</strong>: <em>Xin cám ơn GS Hà Văn Thịnh đã dành
thời gian cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm
nay.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5681), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét