Đào Tuấn - "Khuynh hướng Chó tả"

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/05/h5n1-trong-ruot-cho.html">Nguyễn
Văn Tuấn - Vi khuẩn tả trong ruột chó?</a></li>
<li><a
href="http://drnikonian.wordpress.com/2010/07/11/l%E1%BA%A1i-noi-chuy%E1%BB%87n-th%E1%BB%8Bt-cho/">Dr.
Nikonian - Lại nói chuyện chó và thịt chó</a></li>
<li><a
href="http://www.tuanvietnam.net/thit-cho-va-benh-ta-xet-lai-bang-chung">Thịt
chó và bệnh tả: Xét lại bằng chứng</a></li>
</ul></div>
Tháng 8 năm ngoái, khi dịch tả, khi đó còn được gọi dưới
cái tên có vẻ "bệnh tật" là "<em><strong>dịch tiêu chảy
cấp</strong></em>", bùng phát ở Hà Nội, các quan chức ngành y
tế, trong những chiến dịch truy quét thủ phạm với quy mô
lớn, bỗng dưng tóm được phẩy khuẩn tả trong thịt chó.
Kết quả làm cho cư dân thủ đô tái mặt: 5 trên 6 mẫu thịt
chó cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả. Đến mức
nhiều người đã phải thốt lên rằng: "Chúng ta có thể nào
tin rằng 83% mẫu thịt chó nhiễm khuẩn tả?". Ngay sau khi thông
tin được công bố, làng thịt chó Dương Nội lập tức được
đặt trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập. Mà
cũng chẳng cần đến lệnh cấm, thịt chó lập tức bị tẩy
chay với lượng chó tiêu thụ và doanh số sụt giảm thảm hại
tại các "Xí nghiệp liên hiệp thịt chó Nhật Tân", "Phố chó"
Lê Văn Hưu và "Dòng sông chó" Tô Lịch.

<div class="boxright300"><img src="/files/u1/sub01/090428164344-777-904.jpg"
width="400" height="300" alt="090428164344-777-904.jpg" /><div
class="textholder">Ao hồ sông ngòi trông như thế này thôi, nhưng
dịch tả chính là tại... chó!</div></div>
Năm nay, ngay sau khi dịch tả bùng phát, khuynh hướng "chó tả"
lại được đặt ra đầu tiên. Chó Dương Nội ngay lập tức
bị khiêng đi tìm bới khuẩn tả. Sau chó Dương Nội, đến chó
Đức Giang cũng được đặt lên bàn thí nghiệm. Kết quả tất
nhiên là dương tính. Biện pháp sau đó tất nhiên cũng là
"đóng cửa". Ngành y tế không thể không cấm khi đã có tới
18/29 quận huyện ở Hà Nội có người mắc tả. Mà tả thì
phải có nguyên nhân, có thủ phạm. Nhất là khi Cục Y tế dự
phòng đưa ra thông tin choáng váng với các đệ tử "Mộc tồn":
Trong hơn 200 ca mắc tả, có tới 60,5% ca là do ăn thịt chó. Và,
đa phần phẩy khuẩn tả có trong đường ruột chó.

Tự cổ kim có lẽ chưa có món ăn nào được giới thiệu một
cách "bạt mạng" như thịt chó.

Ca dao cũ có câu:

<em>Sống ở trên đời biết miếng dồi chó</em>
<em>Chết xuống âm phủ biết có hay không</em>

Lại có câu:

<em>Đàn ông biết đánh tổ tôm</em>
<em>Biết ăn thịt chó xem mông Thúy Kiều</em>

Ngoa ngôn hơn một chút: "<em>Nước Nam còn, thịt chó còn</em>".

Dù nhiều người thề sống thề chết món thịt chó, cùng với
phở và thuốc lào, là những món quốc hồn quốc túy của
đất Việt. Là món "Có đức tính liên kết dân ý, thống nhất
nhân tâm, san bằng sự phân biệt giai cấp trong xã hội". Một
món ngon mà "<em>Từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư
bản đến người làm công, từ nam phụ lão ấu thảy đều ưa
thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy
đều công nhận..</em>". Món ăn mà "<em>Thi thoảng ăn chơi một
bữa ta thấy nó cũng bõ để cho ta sống, mặc dầu có nhiều
lúc cái kiếp con người còn khổ hơn cái kiếp chó vài ba
bực</em>".

Nhưng từ khi phát hiện chó tả, món ăn được coi là quốc
hồn quốc túy này đang có nguy cơ biến mất vì bị hàm oan,
bị cấm, bị tẩy chay.

Theo GS TS Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan,
Sydney, Australia: Vào khoảng năm 1970, ở Ấn Độ xảy ra một
trận dịch tả, và các nhà dịch tễ học ở đó xét nghiệm vi
khuẩn tả trên 500 con chó. Kết quả hoàn toàn âm tính: không
một con chó nào bị nhiễm vi khuẩn tả. Trong khi đó, vi khuẩn
tả lại được phát hiện trong một số động vật như gà,
ngựa, cừu, bò, và trâu. Các động vật này bị nhiễm vi
khuẩn tả vì chúng phơi nhiễm nguồn nước địa phương vốn
đã bị nhiễm vi khuẩn tả". Ông cho rằng: "<em>Trường hợp
tìm thấy vi khuẩn tả trong thịt chó là do thịt chó bị phơi
nhiễm nguồn nước bị nhiễm, chứ có thể chó không bị
nhiễm vi khuẩn tả</em>". Riêng đối với thông tin ngay cả
thịt chó nấu chín mà vẫn chứa vi khuẩn tả, vị TS từng làm
giáo sư dịch tễ học Đại học Wright States (Mỹ) phải thốt
lên rằng: "<em>Đây là một phát hiện "động trời", bởi
vì khoa học từ xưa đến nay cho chúng ta biết vi khuẩn tả
không thể nào sống nổi khi được nấu với nhiệt độ của
nước sôi</em>".

Còn nhớ ngay sau khi các công bố "chó tả" được đăng tải
trên các phương tiện thông tin đại chúng, Viện trưởng Viện
Vệ sinh dịch tễ TƯ, TS Nguyễn Trần Hiển đã lên tiếng minh
oan cho thịt chó. "Đây là một phát hiện mới vì từ trước
tới nay chưa phát hiện phẩy khuẩn tả trong đường ruột
chó... Thủ phạm chính là thực phẩm ô nhiễm chứ chưa có
kết luận chính thức về thịt chó.

Liệu nếu tìm thấy vi khuẩn tả trong thịt chó thì có thể
kết luận thịt chó là nguồn gây dịch tả?

"<em>Câu trả lời dứt khoát là không</em>" - GS Nguyễn Văn Tuấn
khẳng định trên Tạp chí Y Khoa: "<em>Muốn kết luận thịt chó
là nguyên nhân gây dịch tả, cần phải đáp ứng 4 điều
kiện. Điều kiện thứ nhất là vi khuẩn đó phải tồn tại
ở tất cả bệnh nhân ăn thịt chó. Điều kiện thứ 2 là vi
khuẩn đó phải được tách ra từ chó và có thể nuôi dưỡng
trong môi trường thí nghiệm. Điều kiện thứ 3 khi vi khuẩn
nuôi trong môi trường thí nghiệm cấy vào chó và làm cho chó
mắc bệnh. Điều kiện thứ tư là tư, khi vi khuẩn cấy vào
chó và gây bệnh được tách ra phải chính là vi khuẩn được
tách ra ở bước 2. Nói cách khác, hiện nay, chúng ta vẫn không
thể kết luận gì về thông tin vi khuẩn tả có trong thịt chó,
và dứt khoát không thể nói thịt chó là nguyên nhân của bệnh
tả hiện nay</em>".

Kinh nghiệm từ nạn dịch tả ở London vào thế kỉ 19 cho thấy
nguồn nước chính là "thủ phạm" của ba lần bộc phát
bệnh ở qui mô cộng đồng. Có nhiều lý do để suy luận rằng
nạn dịch tả ở nước ta cũng có thể xuất phát từ nguồn
nước bị nhiễm. Con số hơn 200 ca tả ở 18/29 quận huyện
đang cho thấy dịch tả đang ở thời điểm bùng phát tại Hà
Nội. Trận mưa lớn hôm 13-7 vừa qua đang được đánh giá có
thể là một cơ hội để dịch tả lây lan, thậm chí sang tất
cả các quận huyện. Trong khi đó, ngành y tế vẫn đang kiên
trì với khuynh hướng chó và từ chối công bố dịch. Theo
thông báo của Bộ Y tế đã có 11 địa phương có bệnh nhân
tả, trong đó những địa phương mới có bệnh gồm TP.HCM, Bạc
Liêu, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định. Phẩy khuẩn tả đã được
tìm thấy là cả ở thịt chó, bún ốc, thậm chí cả ở nước
đá. Vậy thì ai có thể khẳng định rằng, chỉ chó, mà không
phải là gà, vịt, trâu bò, lợn, ngựa là những thực phẩm
không nhiễm tả. Và việc cấm chó tại khu vực có khuẩn tả
liệu đã ngăn chặn được hết nguy cơ lây nhiễm ra cộng
đồng?

Sau lệnh cấm chó, có người đã mỉa mai rằng cách chống
dịch ở Thủ đô hiện nay là: <em><strong>Sờ đâu cấm đấy.
Sờ gì cấm đó</strong></em>. Toàn chỉ cấm, và cấm.

Một câu hỏi không thể không đặt ra. Liệu việc chống dịch
có thể thành công bằng chỉ cách bằng cách "cấm chó"- một
động vật bị nhiễm tả từ nguồn nước chứ không phải
nguyên nhân gây tả?. Và, đã cấm được chó, thì liệu ngày
mai ngành y tế sẽ cấm bò, cấm trâu, cấm lợn, cấm gà, thậm
chí cấm cả người, nếu phát hiện khuẩn tả trên chúng?

Khi thịt chó bị "tố cáo" là thủ phạm của dịch tả đang
hoành hành ở phía Bắc, GS Nguyễn Văn Tuấn đã bày tỏ:
"<em>Trước đây, cũng các quan chức y tế khăng khăng cho rằng
mắm tôm là nguyên bệnh của bệnh tả, nhưng sau đó thì họ
nói mắm tôm vô tội. Nay lại đến thịt chó là thủ phạm.
Tôi e rằng thịt chó lại bị hàm oan. (Bởi) Thủ phạm dịch
tả từ thế kỉ 19 đến nay vẫn là nguồn nước bị ô
nhiễm</em>". Rõ ràng là đâu chỉ có mỗi con chó Dương Nội
bơi lội khi sống hoặc được rửa ráy khi chết bằng nguồn
nước nhiễm bệnh đó?!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5691), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét