công bố toàn văn dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI
để toàn Đảng, toàn dân, kể cả bà con đang sinh sống ở
nước ngoài và tất cả những ai quan tâm, đóng góp ý kiến.
Đây là phong cách hoạt động từ nhiều năm qua của Đảng ta,
phản ánh tinh thần dân chủ rộng rãi mà không phải đảng
chính trị, đảng cầm quyền nào trên thế giới cũng làm
được.
Trong quá trình góp ý, xuất hiện những ý kiến khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau, là chuyện bình thường, thậm chí rất
cần thiết. Ngay từ khá sớm, TS Đỗ Xuân Thọ, đảng viên
thuộc Đảng bộ Viện Khoa học và công nghệ Giao thông – Vận
tải, đã xuất hiện trên diễn dàn mạng với đề nghị thẳng
thắn rằng: "<em>cần loại bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin ra
khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là chủ
nghĩa dân tộc</em>".
Lập luận của TS Thọ như sau: chủ nghĩa Mác – Lênin có sức
mạnh hơn nghìn lần vũ khí hạt nhân đã được Bác Hồ sử
dụng thành công trong cách mạng giải phóng dân tộc, đánh bại
hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Sau khi giành được độc lập,
do lãnh dạo xây dựng đất nước theo chủ nghĩa Mác – Lênin
nên Đảng ta đã kéo lùi lịch sử dân tộc 20 năm! Các nước
xã hội chủ nghĩa khác cũng vì lý do tương tự mà đi đến
sụp đổ, tan rã! Tiếp đó, nhờ "phản bội" lại chủ
nghĩa Mác – Lênin (bỏ chuyên chính vô sản, bỏ đấu tranh giai
cấp, tôn vinh tư sản, từ bỏ chủ nghĩa vô thần...) mà công
cuộc đổi mới đã thành công, đất nước trở thành quốc gia
xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, nhân dân có cuộc
sống tinh thần phong phú, bạn bè quốc tế ngày càng nhiều...!
Ngày nay, theo TS Thọ đánh giá: "<em>chủ nghĩa Mác – Lênin là
nguyên nhân sâu xa gây nên sự mất đoàn kết trong Đảng, do
đó là nguyên nhân gây nên sự mất đoàn kết trong nhân
dân</em>"! Vì tất cả thực tế đó, TS Thọ khuyên đi, khuyên
lại Đảng ta "<em>hãy dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin</em>"!
Chân tình mà nói, cách lập luận của TS Thọ, vốn chỉ chuyên
sâu ngành cầu hầm, vừa không có gì mới, vừa mang nặng tư
duy cơ giới máy móc. Người có nhận thức lý luận chính trị
thông thường cũng thấy cần trao đổi với TS Thọ một số
điểm sau đây:
<strong>1.</strong> Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ là giai cấp,
đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, chủ nghĩa vô thần
là cách hiểu quá ư phiến diện. Chủ nghĩa Mác – Lênin là
hệ thống các quy luật, nguyên lý chung nhất về sự phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; chủ nghĩa ấy vạch ra
các quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và của chủ nghĩa tư bản nói chung tất yếu đi
đến diệt vong do các mâu thuẫn nội tại không thể tự giải
quyết nổi; trên cơ sở đó, chủ nghĩa ấy nêu ra tất yếu
khách quan, điều kiện và cách thức tiến hành cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa để giải phóng giai cấp, giải phóng lao
động, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Xây một cây cầu, như TS Thọ nói, cũng cần nắm vững một
số tiên đề, quy luật. Để hiểu và phán xét chủ nghĩa Mác
– Lênin, cần nắm vững nhiều tri thức gấp bội ! Tối thiểu
cũng cần nắm bắt đầy đủ các nguyên lý, quy luật, pham trù,
khái niệm do chủ nghĩa ấy nêu ra trên cả 3 bộ phận cấu
thành là triết học (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử),
kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Qua
đọc các bài viết của TS Thọ, điều rất dễ thấy là, trên
lĩnh vực chủ nghĩa Mác – Lênin, người viết còn thiếu quá
nhiều kiến thức cần thiết, cho nên, cách lập luận không
mấy thuyết phục, thậm chí có cả sai sót cơ bản trong diễn
đạt.
Nhân đây, cũng muốn nhắc nhỏ TS Thọ rằng, ngay cả đối
với các tiên đề mà TS lớn tiếng bác bỏ là giai cấp và
đấu tranh giai cấp, thì tác giả trực tiếp của chúng không
phải là Mác và Ăngghen đâu nhé, mà là hàng loạt các nhà tư
tưởng ưu tú của nhân loại từ rất lâu trước Mác nêu ra.
Khỏi cần dẫn ra đây danh sách các nhà hiền triết đã phát
hiện ra sự tồn tại của các giai cấp và quy luật đấu tranh
giai cấp, vì sẽ không có ai đủ trí tuệ để phản bác lại
họ. Trên vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, việc Mác
làm là kế thừa tư duy của "những người khổng lồ", và
chỉ bổ sung một điều: đấu tranh giai cấp trong chủ nghĩa tư
bản nhất định sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. Chính vì
Mác đã phát hiện, bổ sung cái điều "chết người" này và
quần chúng cách mạng thế giới đã biết biến điều "chết
người" ấy thành hiện thực, nên giai cấp tư sản trên thế
giới suốt từ giữa thế kỷ XIX đến nay công khai bày tỏ sự
hận thù cây đắng, không ngớt lời xuyên tạc, tìm mọi cách
phủ nhận Mác. Điều này, TS Thọ cũng nên biết thêm.
<strong>2.</strong> Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay,
trên ý nghĩa nhất định, là quá trình Đảng và nhân dân ta
khắc phục nhận thức giáo điều về chủ nghĩa Mác – Lênin,
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội... Đó cũng là quá trình bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin
bằng cách tích cực tổng kết thực tiễn đất nước và thế
giới, bổ sung và phát triển chính chủ nghĩa ấy cho phù hợp
với những bước vận động của thời đại, phù hợp với
đặc điểm, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Điều này đã
được toàn Đảng, toàn dân khẳng định; được đồng chí,
bạn bè khắp thế giới đánh giá cao; thậm chí nhiều chính
trị gia, nhà tư tưởng của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng
thừa nhận.
Duy chỉ có những người như TS Thọ thì khăng khăng cho rằng
đổi mới là "phản bội" lại chủ nghĩa Mác – Lênin, càng
"phản bội" chủ nghĩa Mác – Lênin, đổi mới càng thành
công nhanh chóng, ấn tượng. Thực tế lịch sử cho thấy, cải
cách trên cơ sở phản bội, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin
đã dẫn đến bi kịch của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu; cải cách, đổi mới trên cơ sở bảo vệ,
bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin đã đem lại thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Cuba...
Trong đầu óc TS Thọ và những người như ông, chủ nghĩa Mác
– Lênin, chủ nghĩa xã hội chỉ là đấu tranh giai cấp, chuyên
chính vô sản, chủ nghĩa vô thần, không quan hệ với "đế
quốc" sài lang... Những ai, kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam,
làm gì khác với những "tiên đề" trên, TS Thọ đều đánh
dấu "phản bội" chủ nghĩa Mác – Lênin!
Là một khà khoa học, đáng ra TS Thọ phải hiểu hơn ai hết
rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng duy vật, là
một hệ thống tri thức mở, chứ không phải một mớ giáo lý
cứng nhắc, nhất thành, bất biến. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh có vai trò, vị trí nền tảng tư tưởng và
phương pháp luận cho Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước, chứ không phải một mớ công
thức vạch sẵn cho những vấn đề muôn màu của thực tiễn.
Đúng là trong gần 25 năm đổi mới vừa qua, từ mảnh đất
hiện thực Việt Nam, chúng ta đã gieo trồng được nhiều nhận
thức, quan niệm, quan điểm, lý luận mới, đúng đắn, phù
hợp, đã mở đường, định hướng cho đất nước trụ vững
trước thủ thách vô cùng khắc nghiệt sau khi Liên Xô tan rã;
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài gần 2 thập
kỷ; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và
chủ động hội nhập quốc tế; thoát khỏi tình trạng nước
kém phát triển, vững bước trên con đường Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là những
đóng góp quý báu cho chủ nghĩa Mác – Lênin cả trên bình
diện lý luận và thực tiễn. Với tất cả sự khiêm tốn của
những người cộng sản, chúng ta có quyền tự hào, và không
cho phép ai xuyên tạc những thành tựu, đóng góp ấy như kết
quả của sự "phản bội" chủ nghĩa Mác – Lênin!
<strong>3.</strong> Là kỹ sư, tiến sĩ chuyên ngành cầu đường,
đảng viên Thọ chắc hẳn biết rằng, để thay thế cây cầu
nào đó, nhất thiết phải có một cây cầu khác tốt hơn, nếu
không, tất cả khách đi đường sẽ bị lao xuống sông, xuống
vực. TS Thọ lớn tiếng đề nghị loại bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng, thay vào đó là
chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là gì ?, TS Thọ lúng
túng xác định: "<em>là kết tinh truyền thống giữ nước và
dựng nước của dân tộc Việt Nam suốt từ thời các Vua Hùng
đến nay, đặc biệt là giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ, giai
đoạn đổi mới để xây dựng đất nước... Là sự tiếp thu
có chọn lọc những chủ nghĩa dân tộc đã xuất hiện trên
thế giới như ở Đức, Nhật, Do Thái, Hàn Quốc...</em>". Cảm
nhận thấy cách định nghĩa của mình quá mơ hồ, TS Thọ nói
thêm: "<em>Trên đây là các nét chính, việc hoàn thiện nó là
việc của các nhà triết học Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không
nên cầu toàn.</em>"
Rõ ràng, một sự vô trách nhiệm đáng phê phán ở một đảng
viên tiến sĩ! Cứ phá cây cầu Mác – Lênin đi đã, việc xây
cầu mới thế nào sẽ tính sau, đây chính là lô gích thật
của các lập lập trong con người Đỗ Xuân Thọ. Thì ra, vấn
đề không còn là học thuật nữa rồi, mà là động cơ chính
trị trắng trợn kêu gọi Đảng từ bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin, từ bỏ mục tiêu, lý tưởng, từ bỏ con đường cách
mạng.
Người đọc có thể thông cảm trước những nông cạn về
nhận thức lý luận chính trị của vị tiến sĩ cầu đường,
nhưng rất khó hiểu và bất bình trước sự vô trách nhiệm
chính trị, trước động cơ chính trị không lành mạnh của
một đảng viên đã từng có những năm tháng trên chiến
trường. Đáng ra khói lửa chiến tranh phải trở thành môi
trường thường trực cho đảng viên Thọ với 30 năm tuổi
Đảng ngày càng kiên trung, vững vàng đi theo con đường của
chủ nghĩa Mác – Lênin ! Rất tiếc, quá khứ hào hùng đó lại
bị TS Thọ sử dụng như cái bình phong để mạt sát hết lãnh
đạo này đến lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ..., thậm chí, dè bỉu cả học thuyết giá trị thặng dư
của Mác là "sai toét".
Phát huy tự do tư tưởng, phát huy dân chủ rộng rãi, huy động
trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân vào quá trình thảo luận,
góp ý dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI, đó là chủ
trương nhất quán, sáng suốt của Đảng ta. Để làm tốt
quyền được thảo luận, góp ý, trước hết, cần xác định
rõ và ý thức đến mức cao nhất trách nhiệm của mỗi công
dân, mỗi đảng viên. Mọi sự vô trách nhiệm chính trị và
động cơ chính trị không lành mạnh, nhất thiết phải loại
bỏ khỏi diễn đàn!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4898), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét