<ul>
<li><a href="http://www.x-cafevn.org/node/262">Thư ngoại giao của Thứ
trưởng Nguyễn Thanh Sơn viết sai chính tả?</a></li>
</ul></div>
<div class="boxleft300"><img src="/files/u1/sub01/son-anh.jpg" width="450"
height="302" alt="son-anh.jpg" /><div class="textholder">Thứ trưởng
Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn và Dân Biểu Mỹ Joseph Cao chụp trong
trong chuyến ông Joseph Cao viếng thăm Việt Nam</div></div>Thêm
một nỗi buồn khi đọc lá thư của ông Thứ trưởng Ngoại
giao Việt Nam - Nguyễn Thanh Sơn gởi cho ông Dân biểu Mỹ Joseph
Cao.
Làm ngoại giao cho một công ty đã là khó, làm ngoại giao ở
tầm quốc gia còn khó hơn nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà
đôi khi người ta nâng "<em>nghề ngoại giao</em>" lên hàng Nghệ
Thuật. Quả không ngoa và chẳng có gì quá đáng khi so sánh như
thế.
Các Nhà ngoại giao thế giới là những minh chứng khá rõ ràng
cho phạm trù Nghệ thuật của nghề này. Không cứ chỉ liên
hệ ngoại giao giữa hai quốc gia thì việc đó là chức trách
của "ông" Bộ ngoại giao (Bộ hoặc Thứ trưởng) theo cái cách
mà Nhà nước Việt Nam suy nghĩ lâu nay. Cứ nhìn lại việc Cựu
Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush mời Cựu Tổng thống B.Clinton thân
hành qua Bắc Triều Tiên để giải cứu hai nữ phóng viên trong
cái tội bị Nhà nước Cộng Sản này quy cho "Xâm nhập trái
phép lãnh thổ" mà ngẫm.
"Nghề ngoại giao" cần được Nhà nước Việt Nam xem xét dưới
góc độ toàn diện cho bất cứ ai đang thực thi công vụ, đặc
biệt đối với những công vụ quan trọng và ảnh hưởng tầm
quốc gia.
Nhà nước Việt Nam - thông qua lá thư của ông Thứ trưởng
Sơn - vẫn còn phải học khá nhiều về tư duy ngoại giao, nghệ
thuật ngoại giao đặc biệt ngoại giao quốc tế. Thật ra, tôi
không biết ông Sơn (với tư cách người ký) có trực tiếp
soạn lá thư hay không, tuy nhiên, tôi cho rằng lá thư đã
được soạn thảo chủ quan, phiến diện, thiếu tôn trọng
người đọc - mà người đọc đó là một Dân biểu (lại là
một người Mỹ gốc Việt - điều khá tế nhị về nguồn gốc
mà dễ làm tổn thương cho bất kỳ ai khi đề cập đến thân
phận không lấy gì làm vui vẻ trong quá khứ). "Thông tin hai
mặt" là điều nên tránh. Thông tin hai mặt ở đây có nghĩa
tưởng khen mà hóa ra chê hay dạy đời là điều tối kỵ với
các nhà ngoại giao. Chỉ riêng đoạn <em>" Trong cuộc tiếp xúc
tại Hà nội ngày 5/1/2010, Ngài đã bày tỏ tình cảm yêu mến
quê hương Việt Nam, <em><strong>cội nguồn của Ngài</strong></em>
và mong muốn..."</em>, tôi cho rằng nếu không có cái cụm "cội
nguồn của ngài", thì đoạn văn sẽ đỡ mang "hơi hướm" tổn
thương rất nhiều. Bạn thử ngẫm mà xem, chỉ riêng bỏ bốn
chữ "cội nguồn của Ngài", đoạn văn sẽ hay hơn, nhẹ nhàng
hơn và khách quan hơn
Khi ông Nguyễn Thanh Sơn gởi lá thư này đến ông Joseph Cao, lẽ
ra việc làm đầu tiên của ông là gạt bỏ ngay trong đầu ông
một việc: ông Joseph Cao là người Việt, mà phải nghĩ ngay
lập tức, ta đang viết thư cho một Ngài Dân biểu Mỹ. Đó là
thể hiện tinh thần khách quan ngay lập tức, song hành đó là
sự tôn trọng một người mà ta đang định ngỏ lời muốn
giúp ta một việc gì đó.
Thêm vào đó, nội dung của lá thư nên được soạn thảo một
cách cẩn trọng cũng như thể hiện tầm nhìn và sự hiểu
biết toàn diện hơn kèm theo tâm hồn nhạy cảm của người
viết nhìn nhận thế giới đang biến đổi từng ngày.
Tôi xin thử đặt mình là ông Nguyễn Thanh Sơn để viết lá
thư gởi ông Joseph Cao với những nội dung mà Nhà nước Việt
Nam mong muốn, cũng với những ý tứ đó, nhưng cách dùng câu
chữ khác một chút. Tôi nghĩ, dù ông Joseph Cao từ chối lời
đề nghị của tôi thì cũng không đến nỗi "quê xệ" như ông
Sơn bị.
<div class="special_quote"><strong>Kính gởi Ngài Hạ Nghị Sĩ - Anh
"Joseph" Cao</strong>
Trước tiên, tôi xin phép thay mặt Nhà nước Việt Nam gởi
đến Ngài và gia quyến lời chào và lời chúc sức khỏe.
Trong tiến trình xây dựng đất nước Việt Nam chúng ta được
như hiện nay, bộ phận kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới
nói chung và tại Mỹ nói riêng đã đóng một vai trò không
nhỏ, đặc biệt kể từ khi Nhà nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
chúng ta mà Nhà nước Việt Nam ghi nhận như là một cột mốc
quan trọng trong việc phát triển Quê hương Việt Nam và tình
hữu nghị hòa bình giữa hai dân tộc, hai Nhà nước đang càng
ngày càng phát triển tốt đẹp.
Trên tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam mong Ngài có thể sử
dụng tư cách, uy tín và tiếng nói cũng như tình cảm của Ngài
để thu xếp một cuộc gặp gỡ giữa bà con đồng hương với
Nhà nước Việt Nam mà cuộc gặp gỡ này sẽ là dịp để Nhà
nước Việt Nam cung cấp thêm một số thông tin về tình hình
quốc nội bên cạnh các thông tin phong phú mà kiều bào đều
nắm bắt được hàng ngày. Đây cũng là cơ hội để toàn bộ
người dân trong và ngoài nước ngồi lại gần nhau hơn đối
thoại nhằm thực hiện tinh thần tương thân tương ái - một
mong muốn quan trọng cho tất cả chúng ta.
Lẽ ra lá thư này chỉ nên viết bằng tiếng Anh cho phù hợp
với vấn đề ngoại giao, nhưng tôi xin gởi kèm lá thư với
nội dung tiếng Việt để tìm sự đồng cảm của Ngài, vì
trong tâm hồn của chúng ta, ai cũng đều là người Việt Nam.
Mong nhận được hồi đáp tốt đẹp của Ngài.
Trân trọng.</div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4909), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét