Bùi Đức Lại - Nhận diện bệnh dân chủ hình thức (phần 2)

Tổ chức bầu cử đúng quy định đến từng chi tiết, nhưng
đoàn chủ tịch, cấp ủy cũ vẫn được sử dụng những công
cụ và biện pháp "lái" để đảm bảo kết quả thuận lợi cho
những người "dự kiến đắc cử".

Nhiều văn kiện của Đảng và phát biểu của lãnh đạo chủ
chốt gần đây đã đề cập khá đậm nét vấn đề chống dân
chủ hình thức như: Chống dân chủ hình thức trong việc lấy
ý kiến nhân dân, cấp dưới, trong đại hội đảng, trong công
tác cán bộ…

<h2>Bầu cử kiểu "lái"</h2>

Dân chủ hình thức là khái niệm được dùng nội hàm rộng
hẹp khác nhau. Trong phạm vi bài này, dân chủ hình thức là
việc "thực hiện nghiêm chỉnh" các quy phạm dân chủ, nhưng
đã rút bỏ, cắt xén, làm biến dạng tinh thần và nội dung cơ
bản của chúng. Nó không chỉ vô hiệu hóa quy phạm đó mà khi
lan rộng sang các quy phạm khác, nó vô hiệu hóa toàn bộ thể
chế dân chủ.

Bệnh dân chủ hình thức có thể xâm nhập vào mọi quy chế và
sinh hoạt dân chủ. Nó thể hiện dưới nhiều dạng vẻ, cấp
độ khác nhau. Có thể chỉ ra một số trường hợp cụ thể
sau đây để làm ví dụ:

<div class="boxright200"><div class="simplequote"><div class="quotebody">Dân
chủ hình thức dễ mang bộ mặt "vô tội" hơn, không có địa
chỉ cụ thể, nên dễ được chấp nhận, hoặc nếu không
muốn chấp nhận cũng không dễ chống lại. Nhất là khi nó
kịp khoác lên mình tấm khiên che "động cơ trong sáng".</div><br
class="quoteclear"></div></div>
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, cấp dưới có vẻ quy mô,
"công phu" mà không cần quan tâm đến việc tiếp thu, phản
hồi. Làm như vậy để nhân dân và cấp dưới yên lòng (là
đã được tham gia ý kiến) và tự biện hộ khi cần;

Lãnh đạo/đại biểu Quốc hội/hội đồng nhân dân… "tiếp
xúc nhân dân/cử tri" theo quy định, trên thực tế là họp với
những người đã được cấp dưới "chọn" trước, đa số
trường hợp là để nghe những điều muốn nghe, để báo chí
đưa tin;

Tổ chức đại hội rất trang trọng, các đại biểu được
chọn đọc "tham luận" biết giữ gìn "lời ăn tiếng nói",
không biết/làm như không biết/không dám đề cập gì đến
những vấn đề bức xúc của tổ chức đảng, chính quyền, và
nhân dân tại địa phương, đơn vị. Ai có ý làm như vậy,
nếu không bị gạt ra đại hội cấp dưới thì cũng được
đoàn chủ tịch ngăn cản bằng nhiều cách; dù rằng các chỉ
thị và hướng dẫn đại hội đều đề cao yêu cầu phát huy
dân chủ;

Tổ chức bầu cử đúng quy định đến từng chi tiết, nhưng
đoàn chủ tịch, cấp ủy cũ vẫn được sử dụng những công
cụ và biện pháp "lái" để đảm bảo kết quả thuận lợi cho
những người "dự kiến đắc cử" (đại biểu/cấp ủy/bí
thư…).

Và nhiều biểu hiện khác nữa.

Dân chủ hình thức có thể thô thiển, cũng có thể tinh vi,
biến ảo. Nhưng dù tinh vi, biến ảo thì người trong cuộc
đều có thể cảm nhận được, tuy không phải ai cũng thấy
đó là vấn đề phải đấu tranh khắc phục.

<h2>Có hại hơn mất dân chủ</h2>

Bệnh dân chủ hình thức có nhiều nguyên nhân: chưa nhận thức
đầy đủ yêu cầu dân chủ hóa, không đủ bản lĩnh, thiếu
lòng tin vào nhân dân, vào đảng viên, vào cấp dưới, không tin
vào dân chủ thực sự nên tìm cách đối phó bằng các thủ
thuật hạn chế nó, do muốn áp đặt ý kiến, quan điểm của
mình, do sợ mất vị thế và quyền lợi riêng, cục bộ…

Ít khi những nguyên nhân đó tác động riêng lẻ, trái lại
chúng thường cùng phát sinh tổng hợp, cộng hưởng.

Không xem xét kỹ, có thể tưởng rằng dân chủ hình thức tuy
không hay, nhưng cũng chẳng tác hại gì ghê gớm, có chấp
nhận, thậm chí cần trong những "tình huống" cụ thể.

Nhưng không phải như vậy.

Dân chủ hình thức là mất dân chủ dưới vỏ bọc dân chủ.
Cái vỏ bọc dễ làm người ta lầm tưởng là tình hình đã
được cải thiện, mất dân chủ đã giảm. Nó gây khó khăn cho
việc đấu tranh để thực hiện dân chủ thực sự. Nó tạo
chỗ né tránh và tự vệ cho những người mất dân chủ thực
sự.

Dân chủ hình thức giống như thuốc giả, nó không chữa
được bệnh mà còn làm mất tín nhiệm vào thuốc thật. Dân
chủ hình thức không thể giải quyết được bất cứ mục
tiêu, yêu cầu nào đặt ra, nhưng lại xuyên tạc, làm mất ý
nghĩa, vô hiệu hóa dân chủ, phá hoại mọi niềm tin vào dân
chủ thật sự.

Xét trên khía cạnh đó, dân chủ hình thức có hại hơn mất
dân chủ. Mất dân chủ thì còn dễ tìm ra được vấn đề,
chỉ ra được địa chỉ cần đấu tranh khắc phục. Còn đối
với dân chủ hình thức thì phức tạp hơn nhiều.

Dân chủ hình thức cũng là một dạng dân chủ giả hiệu. Khác
nhau là ở chỗ dân chủ giả hiệu là sự lừa dối có chủ ý
thức, nên một khi bị vạch mặt, liền bị đồng loạt lên
án, tẩy chay. Còn dân chủ hình thức thì dễ mang bộ mặt "vô
tội" hơn, không có địa chỉ cụ thể, nên dễ được chấp
nhận, hoặc nếu không muốn chấp nhận cũng không dễ chống
lại. Nhất là khi nó kịp khoác lên mình tấm khiên che "động
cơ trong sáng".

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4905), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét