Tiến Sĩ Trần Nhơn còn là nhạc sĩ, nguyên thứ trưởng Bộ
Thuỷ Lợi, nay đang tham gia lãnh đạo Hội Khoa Học Thuỷ Lợi.
Ngày 22-3-2009 Ông gửi thư dưới đây cho Ban chấp hành TƯ ĐCSVN
nhân sắp đại hội XI. Theo ông, Đảng CSVN đã sai lầm khi
thực hiện lý thuyết của Mác thời Mác còn trẻ mà không
biết Mác và Enghen đã nhiều lần tự "vượt qua chính
mình"…
Ba tháng sau, ông lại có "Tâm Ngôn" gửi đảng.
Xin giới thiệu tới tòa soạn bức thư gửi Ban chấp hành TƯ
ĐCSVN của tiến sĩ Trần Nhơn</div>
<h2>Kính gửi Trung ương Đảng: Tài liệu đặc biệt, góp phần
chuẩn bị cho Đại hội Đảng XI</h2>
<em>Noi theo Các Mác, Lênin, Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tự
vượt qua được chính mình, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để
ổn định xã hội và hát triển bền vững</em>
Sinh ra trong một gia đình cách mạng, tôi đã tham gia hoạt
động bí mật từ trước CM tháng 8, lại đã học qua hệ chính
quy Mác – Lê tại trường Nguyễn Ái Quốc, sau đó lại học
Mác - Lê lần nữa tại đại học LX, chưa kể hầu như không
"tuần chay" chỉnh huấn lớn nào, không đợt học tập chính
trị quan trọng nào là tôi không có mặt. Suốt đời tận tuỵ
với công tác Đảng và Chính quyền, nên cũng như hầu hết các
Đ/C, tôi có thể tự hào mà cho rằng tính kiên định CM của
mình là thuộc loại số một ! Luôn luôn tự ngẫm rằng, dầu
cuộc sống còn bao khó khăn, đất nước còn rất nhiều tiêu
cực, lãnh đạo nhiều nơi cũng còn nhiều hạn chế, sai sót,
song nhìn tổng thể, đất nước ta đã có những bước phát
triển vượt bậc kể từ khi Đảng phát động Đổi mới.Vậy
mà, tôi cũng rất băn khoăn, khi thấy người ta tranh luận đúng
- sai về Mác – Lê (nào "đã lỗi thời rồi, tại sao còn cứ
bám lấy mãi", hoặc "Tư bản hiện nay còn đang tái bản Mác
để nghiên cứu "), nên lâu nay tôi cũng không tiếc công sức
lần giở các Tuyển tập Mác, Lênin, Hồ Chí Minh ra, muốn xem
lại kỹ một lần xem thực hư thật sự nó thế nào, nguyên
nhân của sự trì trệ là do đâu để tham gia góp ý về
đường lối cách mạng với Đảng.
Gần đây, tôi lại được đọc khá nhiều bài viết sâu sắc
của các cán bộ lão thành cách mạng, và cán bộ khoa học hàng
đầu, trong số đó đặc biệt có một tài liệu dài 14 trang
viết tóm tắt kết quả nghiên cứu rất nghiêm túc của một
Nhóm các chuyên gia cao cấp về chính trị, quản lý nhà nước
và khoa học công nghệ ở trong nước. Thực ra nhiều điều
mới nhận ra của tôi sau đây có thể không mới lắm đối
với rất nhiều người , nhưng cũng có rất nhiều đ/c, kể cả
phần lớn các cán bộ lãnh đạo thế hệ Đổi mới, do hoàn
cảnh chỉ được học tập các giáo trình "cơ bản" do hệ
thống "chính luồng" biên soạn, chưa có điều kiện hoặc
trách nhiệm nghiên cứu Mác – Lê đến nơi, đến chốn, rồi
rất bận rộn lao ngay vào với công việc lãnh đạo cụ thể,
nên chắc rằng những nội dung trình bầy của chúng tôi sau
đây cũng có thể có ích, giúp tự bổ sung thêm cơ sở lý
luận trong dịp chuẩn bị Đại hội Đảng lần này. Đương
nhiên lý luận còn có thể "du di", thực tiễn mới là chân
lý cao nhất!
Bài viết này gồm 5 phần:
1. Làm rõ những nội dung, nguyên nhân và thời điểm Các
Mác, Ănghen và Lênin đã dũng cảm tự vượt qua chính mình
2. CNXH đích thực không phải là một bộ phận sinh ra từ
Mác, Ănghen và Lênin, và nhất định sẽ thành công
3. Việt Nam không thể có CNXH đích thực nếu vẫn chỉ
dựa mãi vào mỗi một CN Mác – Lê, và cần phải cương quyết
đồng bộ tiến lên
4. "Thời kỳ quá độ lên CNXH" ở nơi nào trên thế
giới hiện nay là đáng trông chờ, tin cậy nhất để tham khảo
học tập, liên kết hợp tác xây dựng nền văn minh chính trị
toàn cầu (CNXH đích thực) ?
5. Cùng nhận rõ và tham gia ngăn chặn có hiệu quả hai
kẻ thù lớn, nguy hiểm nhất hiện nay của cách mạng XHCN ở
Việt nam và trên toàn thế giới .
Sau đây tôi xin giải trình cụ thể các phần:
<h2>1. Làm rõ những nội dung, nguyên nhân và thời điểm
Các Mác, Ănghen và Lênin đã dũng cảm tự vượt qua chính
mình</h2>
Vẫn biết Học thuyết Mác có rất nhiều nội dung tuyệt
diệu, Phương Tây còn đang tái bản "Tư bản luận" để
nghiên cứu, song bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra, rằng sự phê
phán, chối bỏ, thậm chí lên án bởi nhiều người trên thế
giới đối với một số nội dung, quan điểm trong Chủ nghĩa CS
của Mác là hoàn toàn có lý . Hiện tượng "Ông nói gà, bà
nói vịt", tranh luận lung tung bao nhiêu năm qua, chính là ở
chỗ hiểu sai, hiểu nhầm và hiểu chưa đầy đủ CN Mác, và
không hiểu lẫn nhau ở chỗ này.
Cụ thể như sau:
1/ Học thuyết Mác có những bộ phận chính sau đây: a) Triết
học, b) Chính trị, kinh tế, xã hội học, c) Giai cấp và giai
cấp đấu tranh, d) Chủ nghĩa Mác về đấu tranh giai cấp (Chủ
nghĩa Cộng sản) v.v… Đó là một trong những công trình khoa
học vĩ đại nhất ở thế kỷ 19 của cả Loài người, đã
được thừa nhận và vận dụng rộng rãi trên toàn thế giới
(cả Tư bản và XHCN , ngay thời điểm 2009 này tại nhiều
nước TBCN đang còn tái bản Mác để nghiên cứu tiếp học
thuyết Mác về phép biện chứng, về CNTB, nhằm tìm ở đấy
các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến khủng hoảng toàn
cầu, cơ hồ vạch được ra lối thoát). Nên Loài người sẽ
không thể "quên đi" CN Mác như nhiều người tưởng tượng.
2/ Chỉ riêng có bộ phận thứ tư, phần d) nói trên: Chủ nghĩa
Mác, Chủ nghĩa Cộng sản, là có vấn đề phải xem xét, phân
biệt cho kỹ từng phân kỳ (sự tiến hoá) của nó. Sau đây
tôi chỉ tập trung nói về phần thứ 4, phần d) những tư duy,
chủ trương, đường lối cách mạng vô sản của Mác, vì nội
dung này đã gây ra tranh luận, mâu thuẫn rất nhiều trên thế
giới.
3/ Lý do phải xem xét lại thực ra đã rõ từ lâu đối với
các giới học thuật nghiêm túc, có điều kiện nghiên cứu
chuyên nghiệp, nhất là từ sau sự kiện quan trọng không một
chút ngẫu nhiên: Liên Xô tan rã. Nhưng đối với rất nhiều
người, do sự nhận thức chưa sâu, hoặc thiếu tư liệu, thông
tin, thiếu điều kiện nghiên cứu nghiêm túc… nên có thể nói
đã tạo ra những sự lẫn lộn, lầm lạc to lớn, dai dẳng và
rất tai hại. Tôi xin nói rõ, tôi đã lẫn lộn và từng bước
đã tự nhận thức lại cho chính xác hơn như thế nào.
4/ Điều quan trọng mà tự tôi đã nhận thức và tự khẳng
định thật rõ là: Một là: Động cơ đưa ra Chủ nghĩa Cộng
sản của Các Mác là rất nhân đạo, động cơ là chân chính:
Khi giai cấp tư sản bắt đầu tích luỹ để công nghiệp hoá,
với cơ chế kinh tế thị trường sơ khai, tích luỹ tư bản man
rợ ban đầu, thì xã hội tư bản ở cuối thế kỷ 17 - đầu
tk 18, đặc biệt là ở Anh, hiện tượng người bóc lột
người diễn ra dã man cùng cực. Mác tự thấy bổn phận phải
tìm cách lý giải một cách khoa học cơ chế bóc lột dã man,
nhưng lại thúc đẩy tăng trưởng xã hội rất mạnh của CNTB -
kết quả nghiên cứu của Ông đã được ghi lại trong bộ Tư
bản luận - , và hơn thế, Mác cho rằng phải tìm cách làm sao
xoá bỏ được cái chế độ người bóc lột người dã man
thậm tệ ấy - từ kết quả nghiên cứu ban đầu, trong Ông đã
hình thành lý luận về đấu tranh giai cấp, về CN Cộng đồng
(Khái niệm "chủ nghĩa" là do sau này Ănghen và các đồng
chí khác của Mác gắn vào, chữ "cộng đồng" đã bị dịch
sai thành "cộng sản").
Hai là: CNCS của Mác có hai điểm về đường lối thực hiện
người ta không thể chấp nhận, nhất là ở các nước Tư
bản, và các nước đã có nền độc lập dân tộc, khi họ đã
ở một trình độ xã hội phát triển nhất định:
a. Tuy nhiều mục tiêu là rất tốt đẹp, và hoàn toàn nhân
đạo, nhưng lại quá ảo tưởng, xa vời với thực tế cuộc
sống, ngay đối với thế kỷ 21 hiện nay. Chỉ một ví dụ:
Mác đề ra mục tiêu đấu tranh cho một xã hội, trong đó mọi
người đều được: "làm theo năng lực và hưởng theo nhu
cầu". Nhưng nhu cầu con người biết thế nào cho vừa (?), hơn
nữa, với chủ trương bình đẳng dàn đều, nhân đạo
"hưởng theo nhu cầu" như vậy sẽ làm mất động lực sáng
tạo, người siêng năng, người tài cũng được hưởng như
người lười, người dốt thì làm sao mà xã hội tiến lên
được, và vì vậy hầu hết những người tài năng, cần cù
họ không chịu! Hoặc "lao động sẽ trở thành niềm vui",
"nhà nước sẽ tự triệt tiêu". Có thể những điều đó
là mục tiêu của Loài người thế kỷ 23, 24 gì đó, hoặc
không bao giờ có được, nên mục tiêu đó là xa vời đến
mức thực tế hiện nay trở thành ảo tưởng !
b. Biện pháp đấu tranh lại rất cứng rắn, thậm chí không
kém phần tàn bạo: "Chế độ xưa ta mau phá thật tan tành",
"Đấu tranh này là trận cuối cùng", đấu tranh này là
"Một mất, một còn", là giải quyết tận gốc vấn đề
"Ai thắng ai", là không thể chấp nhận mọi tàn dư của
chế độ tư bản, phải tiêu diệt cả mầm mống sinh ra nó...
vô tình đẩy loài người thành hai cực đối lập nhau không
đội trời chung! (Biện pháp của Mác là nhân đạo đối với
lớp người cùng khổ, song lại mở đường cho những hành
động rất tàn bạo đối với những lớp người giầu có,
những doanh nhân và tư bản tiến bộ - là đầu tầu tạo ra
sự phát triển xã hội) bằng cách nói thẳng sẽ tiêu diệt
giai cấp tư sản, dùng bạo lực tước đoạt để công hữu
hoá toàn bộ tư liệu sản xuất, xoá bỏ cơ chế thị trường,
tập thể hoá và kế hoạch hoá tập trung sản xuất, thực
hiện nền chuyên chính vô sản... Đó là những chính sách và
biện pháp cơ bản, chính yếu nhất của CNCS phân kỳ I. Thực
tế đã chứng tỏ, bằng cách đó sẽ không bao giờ đạt
được mục tiêu.
Đó chính là nội dung và hậu quả của CN Mác về đấu tranh
giai cấp, là đường lối của Quốc tế CS I do Mác lập nên
(Là phản ảnh bầu nhiệt huyết, sự bồng bột tuổi trẻ
thời 35 tuổi của Mác và Ănghen)
Quốc tế CS I đã chủ trương sử dụng những giải pháp không
thực tế là dùng bạo lực tiêu diệt tận gốc chế độ tư
bản cũ để xây dựng một chế độ mới hoàn toàn, trong
sạch, tốt đẹp, phủ nhận tính kế thừa, tính liên tục trong
sự tiến hoá của Loài người. Cách làm đó vừa không hiện
thực, vừa không hợp lòng người, tạo ra một quan điểm cứng
nhắc "nhị nguyên": không ta, là địch; ta - địch không
đội trời chung, nên đã trở thành một sai lầm quan trọng về
biện pháp đấu tranh.
Chính vì vậy, một mặt, sau hàng loat những thất bại trong
đâu tranh bạo lực của giai cấp công nhân nhằm tiêu diệt
chính quyền tư bản tại các nước Châu Âu, mặt khác, càng
ngày chế độ tư bản càng phát triển và tự hoàn thiện, tự
tìm tòi những chính sách xã hội hoá cần thiết bước đầu,
và tại nhiều nơi, giai cấp công nhân đã lợi dụng chế độ
dân chủ tư sản để tranh đấu một cách hoà bình tại các
công xưởng và trên nghị trường, và đã đạt được những
thắng lợi ban đầu, vì vậy, Quốc tế CS I dần dần tan rã,
do hầu hết các nước Châu Âu không hưởng ứng. Trên thực
tế đó, Mác, và Ănghen, về cuối đời dầy dạn kinh nghiệm
của các Ông, đã có những nhận định mới và đưa ra quan
điểm đường lối thực tiễn khác hẳn về biện pháp đấu
tranh giai cấp: Giai cấp công nhân có thể lợi dụng thế chế
dân chủ và hệ thống chính trị của giai cấp tư sản để
đấu tranh không bạo lực giành chính quyền. Đường lối
(biện pháp cách mạng) mới đó của chính Mác và Ănghen đã
dẫn đến việc ra đời Quốc tế II.
Quốc tế II chủ trương đấu tranh không bạo lực, công nhân
cần lao và tư bản có thể hợp tác- đấu tranh hoà bình, có
tiếp thu, có kế thừa, tận dụng những thành quả của chủ
nghĩa tư bản để xây dựng một chế độ xã hội mới của
giai cấp cần lao, của nhân dân lao động. Rất tiếc, sau khi
Quốc tế II ra đời, Mác và Ănghen đã già dặn, sâu sắc hơn,
nhưng còn rất ít thời gian để chỉ đạo Quốc tế II triển
khai sâu rộng đường lối mới này.
Nói tóm lại: Mục đích của CN Mác, CN CS là tốt đẹp, song ở
phân kỳ đầu - tức Quốc tế CS I - với đường lối về
giải pháp thực hiện là không tưởng, thậm chí sai lầm, và
đã được chính Mác và Ănghen nghiên cứu lại để tự vượt
qua chính mình, uốn nắn lại, tạo ra phân kỳ sau – và lập
ra Quốc tế II (bỏ tính ngữ Cộng sản đi).
Có người cho rằng: Mác thông minh thật, nhưng thà không có Mác
còn hơn. Theo tôi, không đúng: Nếu không có Các Mác, sẽ có
một hoặc nhiều Ông "Mác" khác sẽ chỉ được ra lý luận
về bóc lột giá trị thặng dư, lãnh đạo đấu tranh gây áp
lực buộc CNTB phải tự vượt qua chính nó, tự hoàn thiện
dần dần để có CNTB hiện đại được như ngày nay. Vậy, về
lý luận đấu tranh giai cấp, tuy Mác và Ănghen đúng về lý
tưởng là chính, nhưng cũng đã có những cái sai về đường
lối thực hiện, và đã kịp thời tự vượt qua được những
cái sai của chính mình . Đấy chính lã chỗ nhiều người
không rõ, do bị thiếu thông tin, do n/c chưa sâu, nên đã lẫn
lộn, tạo ra những tranh luận nhiều nhất về lý luận đâú
tranh giai cấp của CN Mác.
(còn tiếp)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4825), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét