Nguyễn Hưng Quốc - ‘Để Đảng và nhà nước lo!’

Ở Việt Nam, người ta hay nói đùa: "<em>Đồng bào đừng no.
Để Đảng và nhà nước no cho!</em>". "No", ở đây, chỉ
là biến âm của chữ "lo" (lo lắng, lo toan) theo cách nói
ngọng ở một số địa phương miền Bắc. Tuy nhiên, ở đây,
tôi sẽ không bàn đến chuyện no hay đói. Tôi chỉ tập trung
vào vấn đề lo, lo lắng hay lo toan.Viết đến đây, tôi sực
nhớ mấy câu thơ dân gian nghe được lúc còn ở Việt Nam:

Nhân dân thì chẳng cần lo
Đảng ta lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cày
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Chả quan tâm. Biển của
Nhà nước chứ phải của mình đâu. <img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Một bạn trẻ trả lời trong chủ đề "<a
href="http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?p=226136#post226136">Biển
Đông và mối quan tâm của những người trẻ</a>"</div></div>
Qua mấy câu thơ viết thời ăn bo bo (cuối thập niên 1970),
chúng ta thấy luận điệu "<em>Đồng bào đừng lo, để cho
Đảng và nhà nước lo</em>" đã có từ lâu. Chỉ vài năm sau
thời đổi mới, kiểu nói ấy có vẻ thưa thớt. Mấy năm gần
đây, người ta lại nghe rổn rảng những lời như thế. Thanh
niên sinh viên xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn Trường
Sa và Trường Sa cũng như có thái độ gây hấn thô bạo đối
với các ngư dân Việt Nam ư? "<em>Các bạn đừng lo! Đó là
chuyện đối ngoại, hãy để đảng và nhà nước lo!</em>"
Giới trí thức lên tiếng phản đối các dự án cho Trung Quốc
khai thác bauxite ở Tây Nguyên hay thuê rừng dài hạn ở nhiều
vị trí có ý nghĩa chiến lược ư? "<em>Anh em đừng lo! Đó
là chuyện quốc sự, hãy để cho nhà nước lo!</em>"

Không phải không có phần đúng. Chuyện đối nội cũng như
đối ngoại là nhiệm vụ của nhà nước. Chỉ có nhà nước
(ở Việt Nam, thêm đảng nữa!) mới đủ điều kiện để
tiến hành tất cả các công việc nghiêm trọng ấy. Chỉ có
họ mới nắm được các số liệu cần thiết để phán đoán
và quyết định. Chỉ có họ mới đủ tư cách để đối
thoại với thế giới. Chỉ có họ mới đủ quyền lực để
hiện thực hoá mọi toan tính ngắn hạn cũng như dài hạn.
Quần chúng, kể cả trí thức, có muốn cũng chẳng làm được
gì. Từ xưa đến nay, chuyện chính trị bao giờ cũng là chuyện
của một thiểu số có quyền lực. Đẩy đất nước vào
chiến tranh, cuối cùng, cùng khốn, là cái thiểu số ấy. Làm
cho đất nước bình yên và tiến bộ, mọi người no ấm và
hạnh phúc, cũng là cái thiểu số đó. Vận mệnh của cả một
dân tộc có khi thay đổi hẳn, theo chiều hướng tích cực hay
tiêu cực, chỉ do bàn tay của một người hoặc một nhóm vài
người.

Nhưng chúng ta có thể bàng quan, thụ động, phó thác toàn bộ
số phận của đất nước, trong đó có bản thân chúng ta, vào
tay của một người hay một nhóm người như thế? Không. Làm
thế, chúng ta vừa dại dột lại vừa vô trách nhiệm đối
với đất nước.

Thật ra, trước đây, đảng Cộng sản cũng từng nhấn mạnh
đến vai trò của quần chúng. Về phương diện lý thuyết, họ
không ngớt đề cao quần chúng; xem chính quần chúng, chứ không
phải cá nhân, bất cứ cá nhân nào, dù là những thiên tài,
đã làm nên lịch sử. Về phương diện thực hành, họ cũng
không tiếc công sức vận động quần chúng. Thời chiến tranh,
nhiều cán bộ nhiệt tình thực hiện chính sách "ba cùng"
với dân chúng: cùng ăn, cùng ở và cùng làm. Nhiều người
sống hẳn với các dân tộc thiểu số. Cũng đóng khố. Cũng
cà răng. Cũng ăn uống kham khổ. Cũng chịu đựng bao nhiêu
thiếu thốn.

Vai trò của quần chúng thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh:
thứ nhất, đóng góp ý kiến để giới lãnh đạo có được
một sự lựa chọn sáng suốt và đúng đắn nhất; thứ hai,
hậu thuẫn cho các quyết định của chính phủ để dưới mắt
quốc tế, các sức mạnh ấy tăng thêm sức mạnh: đó là
quyết định của toàn dân.

Mà không phải chỉ ở Việt Nam. Ở đâu cũng thế. Ở đâu
giới lãnh đạo cũng cần sự đóng góp và hậu thuẫn của
quần chúng. Bởi vậy, ở đâu cái gọi là lãnh đạo cũng cần
đến hai yếu tố căn bản: khả năng hoạch định chính sách
và khả năng thuyết phục, hay nói theo ngôn ngữ thương mại
hoá ngày nay, là khả năng rao bán các chính sách ấy. Không có
khả năng hoạch định chính sách, người ta chỉ là những nhà
quản lý chứ không phải là người lãnh đạo. Không có khả
năng rao bán chính sách, người ta, với tư cách lãnh đạo, chỉ
có thể hoặc là độc tài hoặc là bất tài. Không có ngoại
lệ.

Đảng Cộng sản, lúc chưa nắm quyền hoặc thời còn chiến
tranh, từng chứng tỏ khả năng rao bán chính sách khá cao, từ
chính sách xoá bỏ cách biệt giữa giàu và nghèo trong xã hội,
chính sách đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước,
v.v… Nhưng thời đó đã qua rồi. Từ tư cách những nhà cách
mạng đến tư cách nhà cầm quyền, họ đánh mất khả năng rao
bán chính sách và khả năng thuyết phục. Từ đó, hoặc họ
chỉ biết ra lệnh hoặc họ quyết định mọi chuyện một cách
lén lút. Họ không cần đến quần chúng nữa. "Để cho Đảng
và nhà nước lo" là biểu hiện rõ nhất của sự bất cần
ấy.

Sự bất cần ấy không những là biểu hiện của độc tài,
độc đoán mà còn là nguyên nhân của những quyết định sai
lầm từng dẫn đến bao nhiêu tai hoạ cho đất nước. Cải
cách ruộng đất vào những năm 1950, cải tạo công thương
nghiệp, chính sách giá-lương-tiền nửa sau thập niên 1970 và
đầu 1980 là những ví dụ tiêu biểu nhất. Mới đây, <a
href="http://trangridiculous.blogspot.com/2010/04/ong-nguyen-dy-nien-gia-ma-chung-ta-khon.html">cựu
Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên</a> lên tiếng bày tỏ sự
hối tiếc trước những sai lầm trong chính sách đối nội cũng
như đối ngoại thời sau 1975 khiến Việt Nam bị hụt mất bao
nhiêu cơ hội may mắn và phải gánh chịu bao nhiêu bất hạnh
không đáng có.

Hiểu được điều đó, ông Nguyễn Dy Niên mới <a
href="http://trangridiculous.blogspot.com/2010/04/30-4-ung-lam-nguoi-ta-au-them-nua.html">nhấn
mạnh</a>: "<em>Cho nên phải dân chủ hơn nữa. Vì không có dân
chủ thì không thể có trí tuệ. Phải cho người ta nói, nói
hết, nhất là tầng lớp trí thức. Để cho trí thức có thể
phản biện. Lắng nghe họ, và sau đó có sự điều chỉnh, chứ
cứ ào ào nghe xong rồi lại thống nhất như nghị quyết thì
thôi, đưa ra làm gì.</em>"

Trên thế giới hiện nay, không có đảng hay nhà nước nào có
thể gánh vác mọi thứ được. Câu nói "Đồng bào đừng lo,
hãy để đảng và nhà nước lo!", bởi vậy, chỉ là một sự
lừa dối. Đó là một sự khinh thường quần chúng.

Nhưng muốn quần chúng tham gia vào chính sự, cần có ít nhất
hai điều kiện căn bản: <span class="underlined-text">sự minh bạch
và quyền được phản biện</span>. Có điều, chính quyền độc
tài và tham nhũng nào cũng sợ cả hai điều đó. Toàn bộ sự
nghiệp và tài sản của họ đều được xây dựng trên sự
thiếu minh bạch của bộ máy nhà nước. Và toàn bộ hào quang
về sự thông minh và uyên bác của họ đều được xây dựng
trên cái quyền được làm người duy nhất có thể lên tiếng.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4746), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét