Về những câu hỏi của ông Hoàng Hưng (1): Phân tích vấn đề dân chủ đa đảng và dân chủ một đảng

Tác giả đã chia câu hỏi thành từng cụm vấn đề,
như: "Về con đường phát triển của đất nước", "Về
bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam"… Song, tôi chú ý
nhất đến vấn đề mà tác giả gọi là "Về sự độc
quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản". Tác giả đã đưa ra
một loạt các giải thích khá "lí thú và hấp dẫn" như:
"độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản có đồng nghĩa
cả nước chỉ có một chính đảng duy nhất?", "độc quyền
lãnh đạo có đồng nghĩa 90% cán bộ lãnh đạo chủ chốt các
cấp, 90% đại biểu Quốc hội phải là đảng viên cộng
sản?", "có đồng nghĩa mọi cấp, mọi ngành phải có một
cơ quan của Đảng song song với bộ máy chính quyền?"…và
còn nhiều câu hỏi của cụm vấn đề này nữa.

Trước hết tôi thấy tác giả là người "chịu khó
đặt câu hỏi". Trong bài viết ngắn mà có tới 25 câu thì
quả thực đầu tư "tư duy" cũng hơi nhiều! Tôi nhớ 1 nhà
đại thi hào Đức nào đó có nói "Mọi lí thuyết đều là
màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi". Ông Hoàng Hưng
năm nay 68 tuổi, nếu ở Việt Nam thì ông cũng đã trải qua
nhiều chế độ, rõ nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và sau đó là gần 25 năm đất nước đổi mới.
Không cần nói nhiều thì ông cũng đã thấy bao sự đổi thay
từ khi có Đảng lãnh đạo. Lịch sử Việt Nam đã trao cho
Đảng Cộng sản Việt Nam sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo
cách mạng và đất nước, được cả dân tộc thừa nhận.
Những thành công của đất nước do Đảng Cộng sản lãnh
đạo 80 năm qua đã khẳng định địa vị lãnh đạo độc tôn
của Đảng. Để trao đổi với tác giả Hoàng Hưng về vấn
đề ông cho rằng "độc quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam" (hay nói cách khác là "độc tài, đảng trị") thì
chúng tôi sẽ phân tích vấn đề dân chủ đa đảng và dân
chủ một đảng.

Thưa tác giả Hoàng Hưng, chỉ nói riêng về việc sử
dụng luận cứ "đa nguyên" ta đã thấy sự cố tình xuyên
tạc lí luận Mác – Lê nin. Các thế lực thù địch cứ rêu
rao rằng: khi đã chuyển sang kinh tế nhiều thành phần tất
yếu kiến trúc thượng tầng sẽ thay đổi thành thể chế đa
nguyên, đa đảng. Theo học thuyết của Mác về hình thái kinh
tế xã hội thì cơ sở hạ tầng quyết định thượng tầng
kiến trúc. Song, đó không phải là sự phản ánh máy móc, có
bao nhiêu thành phần kinh tế thì có bấy nhiêu đảng phái và
chính quyền tương ứng. Dưới chế độ XHCN, do kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, tất nhiên cơ sở hạ tầng ấy
quyết định, phản ánh vào thượng tầng kiến trúc: Đảng
Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo. Đó là điểm cơ bản trong
hình thái xã hội.

Chế độ một đảng hay đa đảng do các quan hệ kinh tế chính
trị và tương quan giữa các giai cấp của xã hội đó qui
định, tuyệt đối không quyết định xã hội đó có dân chủ
hay không. Cứ theo lập luận của tác giả Hoàng Hưng thì ở
Malaixia, Xingapo là những nước có một đảng cầm quyền duy
nhất trong những năm qua là những nước "mất dân chủ
nhất". Nền dân chủ tư sản là một bước tiến bộ lớn
của nhân loại so với chế độ phong kiến. Ở nhiều nước tư
bản hiện nay, do thành quả đấu tranh của nhân dân, giai cấp
tư sản buộc phải điều chỉnh theo hướng cải cách dân chủ
nhất định. Giai cấp tư sản buộc phải công nhận các lực
lượng đối lập, kể cả các đảng cộng sản trong đời
sống chính trị. Song, bản chất của chế độ dân chủ đó
vẫn là nền dân chủ của giai cấp tư sản. Mặc dù có nhiều
đảng nhưng quyền thống trị vẫn là đảng của giai cấp tư
sản. Như thế, vấn đề dân chủ không phải là ở chế độ
đa nguyên chính trị, đa đảng hay một đảng; bởi đa đảng
ở các nước tư bản hiện nay về thực chất không phải dân
chủ đối với nhân dân, mà là dân chủ đối với giai cấp tư
sản.

Tôi muốn trích câu trả lời của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu với cựu ngoại trưởng Mỹ Onbrai để tạm dừng trao
đổi với tác giả Hoàng Hưng: "<em>Ở Việt Nam chúng tôi
không có đảng nào khác nhưng chúng tôi có Mặt trận Tổ quốc
tập hợp nhiều tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân
dân. Chúng tôi có hơn 500 hội. Họ tích cực đóng góp xây
dựng đất nước. Họ phê bình và góp ý thẳng thắn với
Đảng và Chính phủ. Chúng tôi đang phát động tự phê bình và
phê bình trong cuộc vận động "Xây dựng và chỉnh đốn
Đảng". Mọi người góp ý kiến với những người lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, các Bộ trưởng. Tốt hay xấu họ đều góp
ý kiến. Thực sự là rất dân chủ</em>".

Dù tác giả Hoàng Hưng có tự nhận "là những câu hỏi của
một công dân trung bình, không đi vào lí luận chính trị…"
nhưng người đọc lại thấy ông đã đi quá xa so với thời
cuộc. Ở vào cái tuổi sắp "thất thập cổ lai hy" tác giả
nên tiếp tục làm thơ, viết báo, dịch sách và nhất là vui
với con cháu!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4659), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét