Giầm chữ I các chú dựng đứng lên mà chưa có gì gá, giữ...
nó lật ngang xuống gãy là phải. Mấy lần đi qua nhìn cả thanh
giầm thế được gá tạm bằng hai thanh gõ chống ở hai đầu
mà hãi, vừa đi vừa khấn trời khần phật cho nó đừng đổ
ụp xuống đầu.
Vụ này là phương pháp thi công thôi!
<center><img src="/files/u1/sub01/IMG_1792.jpg" width="490" height="307"
alt="IMG_1792.jpg" /></center>
<em>PS: Nhìn cái này là hiểu liền. Các bạn cảm giác thế nào
khi phải di chuyển phía dưới?</em>
</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên
ViNhanTinhLe:</strong></em> Trong thi công xây dựng, những sự cố
như thế này là không thể tránh khỏi. Rất may không có thiệt
hại về người. Nguyên nhân sự cố thì có nhiều, và nên để
cho những người trong ngành cung cấp thông tin khách quan vì
không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu về kỹ thuật.
Sau đây là một vài quan điểm cá nhân:
1. Về đầu tư: Cần phải hiểu rằng quy chế đầu tư xây
dựng của VN đã đủ chặt chẽ và tiệm cận trình độ quản
lý của thế giới vì VN đã hội nhập. Việc rút ruột công
trình là rất khó thực hiện và những người có trách nhiệm
luôn luôn nghĩ đến những hậu quả như ngày hôm nay, tức
đối diện với Pháp luật. Tiêu cực = Lỡ "tiêu" tiền rồi
thì sẽ rất "cực".
2. Về kỹ thuật: Nếu trong hồ sơ dự thầu, mục biện pháp
thi công, nhà thầu đưa ra biện pháp thi công khi ổn định dầm
(chứ không phải "giầm") sau khi cẩu, đặt, giữ ổn định
trên đà ngang là bằng thép mà lại dùng cây gỗ, sau đó thanh
quyết toán sẽ gặp khó khăn vì hồ sơ thi công quy định rất
chi tiết cho từng hạng mục. Trường hợp gây hậu quả nghiêm
trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Có thể trong hồ sơ dự thầu, hạng mục này được đưa ra
rất thô sơ đơn giản chỉ là nhằm mục đích hạ giá dự
thầu. Và đây chính là lý do tại sao các hồ sơ thầu của nhà
thầu nước ngoài thường cao hơn rất nhiều so với nhà thầu
trong nước. Nhà thầu Nhật Bản (SEIKO?) thi công cầu vượt
Bắc Thăng Long đã dùng biện pháp neo giữ dầm bằng xe cẩu
tự hành suốt trong quá trình đúc đốt cố định ngang.
Tư vấn thiết kế của ta cơ bản là tốt, nghiêm túc, nhưng
công nhân thi công thì như mứt, nhất là công nhân phía Nam,
điển hình là công trình KeangNam - Hà Nội và nhịp dẫn cầu
Cần Thơ (sẽ cụ thể ở top khác). Như những gì các nhà báo
yêu quý của chúng ta chụp được, thì việc dùng cây bạch
đàn neo giữ cố định dầm chữ I thì có thể cho rằng 99% là
do đám thợ làm bậy, khiến dầm đổ như đô mi nô chứ trong
biện pháp thi công chả có ông kỹ sư nào dám dùng biện pháp
thi công hoang sơ như vậy.
Ngày nay, với điều kiện ở VN, các đơn vị tư vấn thiết
kế vẫn nghiêng về việc chọn dầm chữ I thay cho dầm chữ T
để thi công cầu.
- Dầm chứ I dễ thi công, linh hoạt trong thiết kế, giá thành
hạ.
- Dầm chữ T có trọng lượng bản thân lớn (nặng hơn 30% nếu
đúc cánh dầy 200mm như TCVN quy định cho dầm khẩu độ 30m)
nên chịu lực uốn lớn khi xe chạy. Ngoài ra, dầm chữ T khó
thi công các đoạn cầu cong, chéo ...
Thông thường các đơn vị thi công không hẳn là đơn vị đúc
dầm do thiết bị đúc dầm dự ứng lực có chi phí đầu tư
cao, nhân lực đòi hỏi chuyên nghiệp .... Việc đúc dầm ngay
tại chân công trình là hình thức làm giảm giá thành của đơn
vị đúc dầm. Miền Nam có bê tông Châu Thới 620 (mã CK BT6),
Miền Bắc có bê tông Xuân Mai (mã CK XMC) là những đơn vị có
tiếng trên thị trường sản phẩm bê tông dự ứng lực đúc
sẵn.
Nói thêm: Chúng ta nên hiểu đúng từ "giá thành" tức giá cấu
thành nên sản phẩm, nó khác với "giá bán", là giá đã bao
gồm cả giá trị thặng dư của sản phẩm. Hai khái niệm này
rất khác nhau.
Các nhà báo yêu quý của chúng ta là những cá nhân rất tài ba,
chỉ là cái dầm có khi học 5 năm chưa hiểu hết về cơ sở
kỹ thuật của nó, nhưng có khi 1 em nhà báo trẻ trung, tóc tém
mới ra trường lại viết tanh tách về nguyên nhân gây sự cố
này nọ rất ư là mẹ đời.</div>
<div class="special_quote"><strong><em>Thành viên Tây
Độc:</em></strong> Vâng, có lẽ em không đủ chuyên môn về mấy
cái dầm chữ I, chữ T này. Có thể vụ này là do phương pháp
thi công dẫn đến hậu quả này.
Tuy nhiên nhiều bác (mà em đồ toàn là các bác làm xây dựng,
công trình) cứ bảo là làm gì có cửa ăn bớt, rút ruột khó
thực biện... blah blah blah.... cái này nói thực em đ' tin. Nào
là hầm chui Văn Thánh lún đến cả mét, cầu Thăng Long vừa
trát đã lại nứt, đường cao tốc Trung Lương gì đó lún mắt
thường cũng thấy... chưa kể các bác cứ thử ra đường xem
giờ Hà Nội có cái đường nào đi mà không sứt sẹo, lồi
lõm.... không (may ra có cái đường Hùng Vương). THử hỏi xem
đã có công trình nào thực sự ra hồn không? Cho xem xin cái ví
dụ cái. Nên bảo là không có ăn bớt em thấy thối bỏ
mẹ.</div>
<div class="special_quote"><strong><em>Thành viên Tây
Độc:</em></strong> Nhất trí với Tây Độc.
1. Vụ cầu Văn Thánh là hậu quả của cơ chế ngành ngành làm
kinh tế thời mở cửa, ông TNXP đi làm xây dựng được thế
là giỏi rồi. Vụ đó đúng ra là dốt chứ không hẳn là rút
ruột.
2. Mặt cầu Thăng Long nứt sau sửa chữa: Do công việc nên toàn
bộ quá trình sửa chữa mặt cầu TL là mình được chứng
kiến, là dân trong nghề nên mình cho rằng, nhà thầu (Công ty CP
Bảo Quân) không có kinh nghiệm trong thi công thảm mặt đường
bằng nhựa polymer. Đây là công nghệ mới, mới chỉ áp dụng
cho đường chứ chưa cho cầu, mà đây lại là cầu sắt. Rút
ruột gì ở hạng mục thảm nhựa này? Bớt khối lượng à?
Bớt nguyên vật liệu à? Mà có bớt thì nó cũng không co rút
như vậy được.
Trong kỹ thuật thảm nhựa mặt đường, chiều dầy mặt
đường được tính toán rất khoa học, không thể thích dầy
là dầy, mỏng là mỏng được. Nhất là công trình sửa chữa
cầu này áp dụng vật liệu mới nên càng cẩn trọng hơn.
Nguyên nhân đã được xác định là do trải thảm trong điều
kiện thời tiết mưa và nhiệt độ xuống thấp. Đúng là như
vậy.
3. Đường cao tốc SG - Trung Lương: Do đặc điểm của tầng
địa chất khu vực Đông Nam Bộ là "sình lầy", "túi nước" ...
nên khi thi công có những yêu cầu kỹ thuật muốn khắc phục
được phải đòi hỏi thời gian rất dài. Cơ học đất là môn
khó nhất trong kỹ thuật thi công đường. Giả sử ở độ sâu
10m có một túi nước thì muốn làm cứng nền đường chỉ có
cách móc nó lên. Nhưng móc sâu cục bộ sẽ ảnh hưởng kết
cấu nền đất xung quanh ... cứ thế, cứ thế ...Cuối cùng là
cắm cái biển "đoạn đường chờ lún" như cao tốc Pháp Vân -
Cầu Giẽ là biện pháp rẻ tiền nhất. Điều này được cho
phép trong thi công.</div>
<center><img src="/files/u1/sub01/12.jpg" width="460" height="345"
alt="12.jpg" /></center>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên stockboy:</strong></em>
Bạn Vinhantinhle chắc hay được các sếp gọi vào nói "Anh là
anh tình cảm anh em với cả chữ tâm là chính, chú đừng coi
tiền bạc là cái gì to tác, là tất cả."
Nói xin lỗi, nhà tớ có họ hàng là người trong ngành cầu
đường , tớ thấy mua biệt thự vài chục tỷ là mua theo mớ,
chứ chả mua lẻ bao giờ... Nhưng chắc là tiền tiết kiệm từ
lương thôi, chứ rút ruột khó thế cơ mà.</div>
<div class="special_quote"><strong>Thành viên Lều Lều:</strong> Lãi
chính ở biện pháp thi công (cộng vài cái ăn theo) và [cắt
giảm các] biện pháp an toàn lao động, bác stockboy à. Ngoài ra
tranh thủ làm vài thửa đất, chờ đường xong thì lên giá,
bán cũng kiếm phết :D</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên K.Râu:</strong></em> Em
có thể bảo đảm là những post ở trang 2 của Vĩ Nhân tỉnh
lẻ giải thích về chuyên môn là hơi bị đúng! Có điều, nói
nhiều như thế với các bác không cùng nghề thì chưa chắc
mấy bác đã hiểu ra, phải tìm cách nói khác.
Đồng ý rằng hễ có tai nạn nghĩa là có sai phạm kỹ thuật
hoặc tổ chức - đương nhiên là thế. Nhưng em nhấn mạnh là
sai phạm không có nghĩa là "rút ruột", kiểu được hiểu như
kết cấu bê tông thì rút bớt thép; hoặc làm đường thì ăn
bớt chiều dày đâu. Hiểu đúng ra thì phần nhiều là "ăn bớt
quy trình thi công", đúng hơn là sai phạm về quy trình thi công.
Ví dụ 1: lún ở một đoạn đường (ví dụ Cao tốc trái -
Láng Hòa Lạc cho nó gần gũi)
quy trình ở đây là cứ đắp đất 15cm thì phải lu lèn chặt
đến K98 (khó bỏ mẹ) rồi mới được đắp lớp tiếp. Thực
tế là một số nơi đổ đất dày tầm 50cm hoặc hơn nữa mới
lu, và cảm thấy đủ rồi thì đắp thêm lớp nữa, tiết kiệm
thời gian và công sức, nhưng mà ...sai. Thế là lún thôi; chứ
cao độ đường, rồi khối lượng base nền, rồi chiều dày
thảm... vẫn đúng thiết kế, có ai bớt đi đâu mà bảo rút
ruột
Ví dụ 2: rơi vữa trần nhà ở khu Trung Hòa - Nhân Chính (cũng
nổi tiếng nhá).
thực ra, đơn vị thi công không hề có ý ăn bớt xén gì cả;
chiều dày lớp vữa trát đủ nhé. Cấp phối vữa trộn đàng
hoàng, không ăn bớt xi măng đâu. Chết ở chỗ là khi trộn
vữa khô từ tầng 1 mang lên tầng cao, có một số vữa không
được dùng hết cho hôm nay; và hôm sau thợ xây tận dụng đem
dùng lại cho "tiết kiệm" mà không biết là vữa ẩm để sau
đêm bị giảm chất lượng. Cộng thêm vào quả sàn lắp ghép
có bề mặt nhẵn thín nên trát vữa thiếu bám dinh, thế là
rơi thôi. Không có bớt xén, rút ruột đâu nhé, chỉ là sai
phạm thôi. Em hay chơi với ông anh đã xây cái nhà T10 bị rơi
vữa ấy, hồi xưa ổng sợ tưởng là bị đi tù đến nơi
rồi.
Ví dụ 3 : cái giằng chống dầm chữ I bằng gỗ bạch đàn ấy
trưa nay biết tin sập dầm cầu dẫn Thanh Trì, chiều nay đi xe
bus trên đường Láng Hòa Lạc, qua mấy cái cầu vẫn còn nguyên
xi mấy cây gỗ chống đỡ dẫm chữ I bị lật (kiểu như ảnh
chụp ở trên ). Không biết có ai thống kê tỷ lệ số dầm
cầu bị gẫy như này chưa nhỉ.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên ranbeobeo:</strong></em>
Với kết cấu Cầu thì cấu thành giá của kết cấu, vật
liệu chỉ chiếm một phần, còn lại một phần cực lớn là
nhân công, cốp pha, máy móc thi công.
Thời này là thời nào rồi mà các bác chỉ nghĩ đến rút
ruột vật liệu nhỉ, nói đơn giản là tăng chu kỳ khấu hao
cốp pha, giá thành máy móc thì vô cùng hoặc đơn giản là sử
dụng thanh chống tạm bạch đàn là ăn lồi mồm rồi.
Với lại kết cấu dầm ứng suất trước, các bác ăn bớt
vật liệu, lúc căng thép ứng suất trước nó gãy mẹ nó dầm
nhé, thằng ngu nào dám ăn bớt.
Còn về đường, giảm lu lèn, tăng chiều dày từng lớp dải
để ăn nhân công và máy là ăn ngon rồi. Ăn vật liệu hoặc
thay đổi chủng loại chỉ làm được ở dự án đường nhỏ,
ngoại tỉnh hoặc miền núi thôi chứ tầm đường cao tốc cũng
khó xơi lắm.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên
hanoistreet:</strong></em> Rút ruột thì khó xác định nhưng ăn
cắp thì chắc chắn có. Ăn cắp công đoạn ăn cắp chỉ tiêu
kỹ thuật thì đường xá nhà cửa mới ra thế.
Tự thiết kế tự giám sát rồi đến lúc sai hỏng cầu
ThăngLong đổ mịa nó cho thời tiết. Thật léo đâu có chuyện
buồn cười nhiều như ở VN. Cũng cầu đấy nhà đấy sao thi
công ở nước ngoài thì lại không nún. Lái xe đường nào cũng
như cưỡi ngựa kể cả trong thành phố.
Chỉ có một câu thôi đó là ăn cắp léo phải túi nước hay
thời tiết gì đâu.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Led:</strong></em> Rút
ruột hay ăn cắp chẳng qua là cách nói tiêu cực của việc
hạn chế chi phí trong công tác thi công, mà có thế thì các nhà
thầu mới có cái mà ăn, chứ làm cái gì cũng chuẩn mực cả
lấy tiền đâu cho vợ mua rau. Bác vĩ nhân nói cũng chả sai
mấy, em thì em tin là trong các kết cấu chính của công trình
khi người ta thi công hầu hết là đều có thể chịu lực
đúng như thiết kế, không những thế mà hơn bị bền bởi vì
người ta thiết kế ra nó với một hệ số vượt tải khá
lớn, hệ số an toàn cao. Bọn thi công nó cũng chả dám, và
cũng chả ngu khi cắt xét bòn rút ở các kết cấu quan trọng
này, nguy hiểm đến công trình mà cũng dễ đi tù như chơi.
Cái dễ ăn nhất và ăn cũng được kha khá đó là ở các kết
cấu phụ và các hạng mục không xác định được rõ ràng
trên bản thiết kế. Tỷ lệ này chiếm tới 1,5% trực tiếp
phí và thậm chí 6% trực tiếp phí ở những công trình đặc
biệt. Những hạng mục công việc này vừa khó kiểm tra, lại
mang tính chất rất chung và không quản lý được qua hồ sơ
nên các sự cố của công trình như nứt, lún, gãy... xảy ra
rất nhiều trường hợp mà nguyên nhân gián tiếp là ở công
tác này.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Mechanical:</strong></em>
Người Việt miềng giờ làm ăn 50% họ Hứa, 50% họ Đổ. Cái
bằng chỉ là tấm bùa thôi. Ai cao tay ấn thì bình an. Ai thấp
tay ấn thì sụp.
Cái chú cầu 7 này công nhận đen thật. Mấy năm trước đã
bị dọa giải thể. Các anh ở trên thương dí cho mấy ngon ngon
để phục hồi. Giờ lĩnh thêm quả sẹo này thì không biết
gượng dậy thế nào.
Về biện pháp thi công: Sai lè lè. Cái này bọn anh đã có văn
bản nhắc nhở anh em mà đ éo thằng nào chịu nghe. Kể cả thay
bằng cây chống thép cũng đã là sai rồi huống chi thay bằng
bạch đàn( cái này chú vì nhân tính lẹ chắc cũng biết). Mấy
cái cầu chỗ Pháp Vân cũng dùng biện pháp này rồi mà.
Rút ruột: có chứ sao không. Chỉ khi nào mấy chú thiết kế
đủ tự tin, mấy cái quan hệ lằng cnb nhằng của các sếp nó
không tác động đến công tác thiết kế, không tính tỉ lệ %
của thiết kế phí tính trên giá trị xây lắp mà tính trên
giá trị chất xám bỏ ra v..v thì bố bảo đội thi công cũng
không dám rút lõi. Có lần nhìn cái móng tính tải cả phần KC
BT và tải tính toán có 200T, nó táng cho 8 cái cọc D600, dài 32m
tải tính toán mỗi cọc là 120T mà éo cãi được. Hỏi nó nó
bảo không làm thế thì không đạt giá trị xây lắp.
Mà 4C thắc mắc làm giề. Có 4 cái dầm thôi. Tính trên tỉ lệ
phần trăm của các bác vẫn còn trong phạm vi có thể chấp
nhận đc :P</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Bosch:</strong></em>
http://vietnamnet.vn/xahoi/201004/Cong-nhan-phai-den-tien-thanh-dam-bi-gay-905509/
Công nhân phải bỏ tiền túi ra đền các bác ạ, thế là thế
nào nhỉ?</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên possessive:</strong></em>
Các bác quả là ngây thơ. Một chiêu PR thôi. Bảo công nhân
đền thế thì ai cũng tin là công nhân làm ẩu (chứ không phải
do ăn bớt) Mọi người thay vì tiếp tục chửi bọn chủ thì
nhảy qua thương công nhân như các bác ở trên. Thế là bọn
chúng thành công :D</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên
ViNhanTinhLe:</strong></em> Báo chí thiếu đề tài nên sự vụ cỏn
con cũng làm rùm beng. Đổ gẫy (chứ không phải sập) mấy thanh
dầm cũng giống như thằng đầu bếp làm vỡ cái đĩa trong nhà
bếp chứ có gì đâu mà tốn giấy mực. Trong quản lý dự án,
người ta đã tính cả những rủi ro này rồi, việc của nhà
quản lý, cơ quan chuyên môn là đấu dịu dư luận. Thời gian
sẽ giúp mọi việc ổn thỏa.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Diver_Vika:</strong></em>
Cầu Thanh Trì là cầu lớn bắc qua sông Hồng, nằm trên trục
đường vành đai 3 trọng yếu của Hà Nội, việc sập (hoặc
gẫy) dầm diễn ra trước mắt công chúng, là một việc (có
khả năng) ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe, tài
sản người dân. Báo chí không quan tâm đến những việc đó
thì quan tâm việc le'o nào nữa Ông ViNhanTinhLe nhiều tuổi (như
nhân vật tự giới thiệu) mà ăn nói như ***** thế à </div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên JW:</strong></em> Anh
chả biết nhưng anh đi các nước khác chả có đâu đường
lởm như ở Việt Nam. Mà chi phí thi công chắc chắn là nhiều
hơn từ vài đến vài chục lần, chi lương nhân công chắc
chắn là bèo bọt hơn hàng chục lần, mà cuối cùng chất
lượng cầu đường vẫn kém hơn cũng... từ vài đến vài
chục lần. Trừ chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị
và hối lộ để trúng thầu ra, chắc chủ thầu cầu đường
Việt Nam tính thu nhập phải cao nhất thế giới (lại còn không
phải nộp thuế nữa.)
Tất nhiên sống ở cái đất nước này không gian lận thì cũng
khó tồn tại được chứ chưa nói đến làm giàu. Nhưng các
bạn cứ im mẹ cái mồm đi chứ ngoạc ra thanh minh làm lìn gì
cho anh em thêm ngứa mắt, vì thành quả của các bạn là ảnh
hưởng trực tiếp đến mạng người, chứ có phải sai sót vớ
vẩn đe'o gì đâu.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Mechanical:</strong></em>
Các bác sao không chửi mấy thằng quản lý thuốc, quản lý
sắt, thép, xăng dầu, xuất nhập khẩu ô tô mà cứ nhè dân
xây dựng thế. Bọn đấy chỉ buôn nước bọt chứ không phải
động đến chân tay nhé. Chỉ cần 3 cái văn bản ký nhầm cái
là kiếm đôi Mil USD chứ éo phải Vì Nó Dê như bọn em nhé. Mà
những cái đó gây chết người nhiều hơn bọn em đấy. Sợ
à???</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Tây
Độc:</strong></em> Bọn em chưa chửi chúng nó vì chúng nó không
làm sập cầu, à nhầm, làm gẫy giầm đỡ cầu. Đợi khi nào
uống thuốc chết người, xăng rởm rơi máy bay... thì bọn em
chửi tiếp ạ.</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Bệu:</strong></em>
Mình thấy ý kiến của "khách hàng", của "chủ đầu tư", của
"người sử dụng" như JW , macluv, Tây Độc... là đúng cb nó
rồi. Các bác đi xây cầu mà để cầu sập, thảm đường thì
để đường nứt..., rõ ràng là lỗi của các bác, cụ thể là
chuyên môn kém. Là người sử dụng, tớ đếch cần biết các
bạn làm gì, tính toán khó thế nào, thi công vất vã ra sao, tớ
chỉ cần mặt đường êm để đi lại. Chấm hết. Các bác
không làm được thì đừng nhận làm, hoặc chuyển nghề !
Đành rằng xây dựng là ngành rủi ro cao, nhưng trong nghề mà
bảo "tai nạn là không thể tránh khỏi" hay "tai nạn là chuyện
nhỏ".. thì không ổn lắm. "Sau mỗi tai nạn đều có một
nguyên nhân", ví dụ trong trường hợp cầu Thanh Trì này, nhìn
hình có thể đoán là do lỗi bên thi công quá "tiết kiệm" các
thanh giử ồn định ngang. Nếu nhà thầu tuân thủ đúng phương
án thi công, mình nghĩ tai nạn này hoàn toàn có thể tránh
được.
Nước mình càng ngày càng có nhiều công trình mới, to hơn, cao
hơn, phức tạp hơn. Rủi ro sẽ càng ngày càng nhiều hơn, tai
nạn sẽ càng ngày càng thảm khốc hơn ! Để giảm thiểu tai
nạn thì chỉ cánh xây dựng phải chú í hơn nữa đến vấn
đè an toàn. Còn để nâng cao chất lượng thì nên nghe "khách
hàng" chửi </div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Khanh:</strong></em> Nói
cả ngành giao thông/xây dựng thì nó vô cùng, nhưng nếu riêng
về anh em cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp dưới thì ban Bệu
nói thế này quả là oan anh em quá.
Ngành giao thông có đặc điểm chung mà chắc không bao giờ thay
đổi được, ấy là "vốn nhà nước". Dù có ODA hay cái gì đi
nữa thì vẫn là BQL nhà nước, ban của những người có quyền
lợi và trách nhiệm có vẻ như chẳng liên quan gì đến chất
lượng hay giá trị sử dụng của công trình.
Tưởng không nói ra thì mọi người cũng biết, quá trình làm
dự án giao thông là một quá trình cực kỳ ... dài. Khi công
việc thực sự đến tay anh em tư vấn thiết kế, tư vấn giám
sát và kỹ thuật thi công thì nó đã nát dừ ra trong tay người
khác.
Định nói dài, nhưng thật là khó nói và lâu rồi cũng không
có đủ thông tin, chỉ chốt lại một điều là các bạn liên
quan đến GT-XD ở TL đây, dù có nhanh thì cũng đến đội
trưởng thi công, tư vấn giám sát trưởng hoặc chủ trì thiết
kế dự án vừa vừa. Ở các vị trí ấy, dù có ham học, trách
nhiêm, chăm chỉ và yêu nghề đến mấy, dù có thẳng thắn và
giỏi giang đến mấy thì các bạn cũng chẳng thay đổi được
gì ở việc đảm bảo chất lượng và tránh sự cố của công
trình. <span class="underlined-text">Những việc ấy ngay từ đầu
đã hoàn toàn nằm trong tay người khác, những bài toán cộng
trừ nhân chia đã được cố định rồi</span>.
Như vậy thì, việc bạn Bệu gay gắt với anh em có ý nghĩa gì
không?</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Lều
lều:</strong></em> Để em diễn nôm thế này cho bác bệu rõ hơn:
Ông bố bị ốm, đưa cho ông con A 20k ra mua bát phở chất
lượng. Mua thế qué nào khi phở ngoài chợ đã 20k, chưa kể
đến các thể loại phở vuông, phở 24 thì còn vỡ mặt nữa.
Nhưng ông con A mà lắc đầu thì có ông con B khác sẵn sàng
nhận gói thầu này ngay. Tất nhiên, phở giá 20k thì ông con B
cũng lấy 5k tiền công rồi, chất lượng bát phở 15k thì đau
bụng hay táo bón thế nào thì ông bố chịu thôi :D
Tuy nhiên, gần đây có vài ông hàng xóm "tốt bụng" thấy ông
bố ốm yếu thì sẵn sàng cho vay tiền để mua phở. Để mua
bát phở thì hàng xóm cho vay hẳn 50k, tuy nhiên phải sai thằng C
là đệ của mấy ông hàng xóm vì thằng C mới biết hàng phở
ngon. Giá thuê thằng C là 15k hoặc hơn. Tiền thuê bát đũa (cho
đảm bảo vệ sinh) của thằng C là 5k. Để hỗ trợ thằng C
này thì ông con A hoặc B sẽ làm chân lon ton với giá 5k. Vị chi
là bát phở đến miệng ông bố có giá là 25k. Chất lượng tuy
hơn bát phở ở chợ (20k) nhưng vẫn chưa đạt đến tầm phở
vuông chẳng hạn Và ông bố sau khi khỏi ốm thì phải cày
cuốc nhiều hơn để trả 50k vay của thằng hàng xóm </div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Bệu:</strong></em>
Nhiều khi phải gay gắt bác ạ, tai nạn kiểu này, nhiều khi
chỉ do một hay 2 thằng làm ẩu có thể khiến công ty mấy trăm
đứa bị ảnh hưởng. Uy tính công ty bị giảm, năng lực công
ty bị nghi ngờ, vậy là không ai thuê nữa, cứ dây chuyền mà
đi hết thôi !
Rộng ra một tí thì ảnh hưởng ngành, bác không thấy người
ta chửi chán cho đấy à ? Cứ bảo mình làm nghề xây dựng là
bị hỏi ngay thế làm sập cái gì chưa ? Rút ruột thế nào,
nhục lắm chứ bác
</div>
<div class="special_quote"><em><strong>Thành viên Satan:</strong></em>
Bệu đang sống ở Việt nam hay ở bển đấy? Ở thiên đường
XHCN như nước ta, phải quan hệ tốt với "các anh" mới mong có
miếng mà đút vào mồm, chứ uy tín hầu như chả có nghĩa lý
kak gì cả.</div>
<div class="special_quote">Đã có kết luận chính thức về sự cố
sập dầm cầu phần đường dẫn cầu Thanh Trì, chú Kienrock đã
biết chưa:
http://bee.net.vn/channel/1983/201004/Ket-luan-chinh-thuc-su-co-sap-dam-cau-Thanh-Tri-1750994/
Theo GS Thưởng, nguyên nhân sự cố do nhà cầu thi công không
đúng quy trình, dẫn đến không đảm bảo liên kết, gây mất
ổn định vị trí các thanh dầm (cụ thể là ổn định theo
phương ngang).
GS phân tích, khi đặt dầm bê tông lên trụ cầu cần đảm
bảo chính xác điểm đặt trên gối cao su (không được đặt
lệch), giúp cho dầm đứng thẳng. Các thanh dầm cần phải
được chống ở các vị trí gối và các thanh sắt chờ của
dầm bê tông phải được hàn dính lại với nhau để tăng độ
cứng vững cho hệ lực liên kết của các thanh dầm. Tuy nhiên,
việc chống và hàn đều không được nhà thầu thi công đảm
bảo.
Hơn 4 tháng kể từ khi đặt dầm, nhà thầu không có biện pháp
chống cũng như hàn qua loa một số thanh ngang, dẫn đến liên
kết lỏng lẻo không đảm bảo cứng vững. Khi gối cao su bị
lưu hóa do thời tiết, tính đàn hồi giảm kết hợp việc
đặt dầm lên gối chưa đảm bảo chính xác nên dầm bê tông
đặt trên gối bị nghiêng, mất ổn định. Kết quả là dầm
bê tông số 4 bị lật, đè lên các thanh dầm khác tạo nên
hiệu ứng Domino khiến cả 4 dầm bị phá hủy.
GS cũng khẳng định: Không có chuyện mưa gió hay yếu tố bên
ngoài tác động vào làm dầm bê tông bị lật đổ.
<center><img src="/files/u1/sub01/images361257_1.jpg" width="490"
height="327" alt="images361257_1.jpg" /></center>
<em>Dầm cầu cao 1,6 m được chống sơ sài bằng các thanh gỗ
nhỏ. Ảnh: VNE</em></div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4782), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét