trang cá nhân của mình sự căm ghét Trung Quốc. Nhưng suy nghĩ
cho kỹ, tôi thấy mình sai khi không rạch ròi, để sự cực
đoan lấn áp. Tôi đồng ý với bài viết này rằng chủ nghĩa
dân tộc cực đoan nguy hiểm không kém gì chủ nghĩa đế quốc.
Trước khi viết tiếp, tôi có vài điểm nêu trước. Nếu bài
viết của cô Bích là xuất phát từ "xuất phát chính từ
cảm giác bực dọc, khó chịu" . Nếu thật ko có sự biên
tập từ BBC, bài viết của cô Bích chỉ là bài viết thể
hiện quan điểm cá nhân. Tôi sẽ ko chú trọng đến những yếu
tố lịch sử hay tích chuyên môn trong bài viết mà chỉ quan
trọng đến phần quan điểm của tác giả. Cũng cần nói thêm,
tôi đã có thể hiểu bài viết của cô theo cách của mình. Dù
sao thì có lẽ mọi người đã đọc và đã hiểu theo ý riêng
của họ. Ví dụ như trong câu "một phần trong da thịt của
Trung Quốc", cô Bích không hề trực tiếp viết ra chúng ta quay
lại hay sát nhập với Trung Quốc, nhưng hầu hết người đọc
đều cảm thấy bất bình vì họ suy ra như thế.
Vậy tôi xin dùng văn phong bình dân, theo vốn hiểu hạn hẹp
của mình và đặt ra ngoài tất cả những tính chuyên môn để
diển đạt 3 lại ý kiến cả nhân của tác giả mà tôi đồng
tình.
<span class="underlined-text">Thứ nhất:</span> tác giả phê phán sự
thù ghét người Trung Quốc. Cái đúng là mình không nên đi ghét
một dân tộc, Lịch sử xung đột giữa TQ và VN cũng như lịch
sử xung đột giữa con người, phần lớn là từ những quan hệ
chính trị của người cầm quyền từ 2 phía. Đem cái xung đột
đó để làm ảnh hưởng đến cách nhìn của mình về người
dân TQ chẳng khác chi việc chia tay người yêu rồi cắt luôn
liên lạc với bạn bè khác. Chính phủ TQ và người dân TQ là 2
thực thể khác nhau.
Cũng cần nhắc lại sai lầm trong cách hành xử của chính phủ
VN trong những năm xung đột biên giới với TQ đã để xảy ra
nạn hoa kiều. Việc đã để những người dân, chỉ vì nguồn
gốc, sắc tộc, kẹt giữa tranh chấp giữa hai nước không
những là việc làm trái đạo đức, trái với truyền thống
chí nhân của dân tộc, mà còn làm chính mặt trận chính trị
của mình yếu thế, tạo cho kẻ thù một cơ hội để phỉ
báng tính chính nghĩa của chúng ta. Trên mặt trận chính trị,
chọn không đúng đối tượng và không đúng chiến trường
cũng sẽ đưa đến thất bại. Cái chúng ta mong muốn là vạch
trần tính phi pháp và phi nhân trong những chính sách của chính
phủ TQ trên biển đông. Việc kêu gọi bài xích TQ, văn hóa TQ,
thậm chí hàng hoá TQ có vẻ như không phù hợp. Thái độ này
chỉ là hiện tượng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
<span class="underlined-text">Thứ nhì</span>, biển Đông có sự
hiện diện không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các dân
tộc sống xung quanh. Mức độ hiện và chủ quyển của VN so
với các nước khác thế nào, và có tương đương với đòi
hỏi của ta, có lẽ là câu hỏi ít ai quan tâm. Xin nhắc lại VN
và TQ là 2 nước duy nhất đòi hỏi chủ quyền toàn bộ biển
Đông. Ở đây, chắc chắc sẽ có ít người đủ hiểu tiếng
Hoa để phân tích những đòi hỏi cũng như bằng chứng lịch
sử của họ. Chúng ta đa số chấp nhận biển Đông thuộc về
mình qua những bằng chứng của người Việt. Cái sự chấp
nhận ấy, thật ra là mù quáng và không khác gì hơn là một
yếu tố của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Bản thân tôi cũng nghi ngờ khả năng của chính người Việt
mình trong việc chinh phục nguồn biển. Việc vua Gia Long cử
hạm đội trấn giữ biển Đông không có nghĩa là chúng ta
kiểm soát toàn bộ vùng biển. Xin nhắc lại chúng ta mất 200
năm để hoàn toàn khai hoá và kiểm soát miền Nam từ nước
Chămpa, Chân Lạp. Mãi đến năm 1920, rất lâu sau hiệp ưóc
Pháp Thanh, sau khi khám ra nước ngọt, người dân VN mới ra
định cư ở đảo Bạch Long Vĩ. Những bằng chứng lịch sử
xuyên suốt 200 năm, theo tôi vẫn chưa tương xứng với quyền
lợi mà hội nghị sau thế chiến để đưa hết 100% những
quần đảo do Nhật quản lý cho VN. Có thể nói rằng chỉ khi
nghe đến hơi dầu hoả, và đụng chạm quyền lợi kinh tế thì
cả mấy nước cùng nhảy vô trưng ra "bằng chứng không thể
chối cãi."
Cái sự thiếu minh xét lịch sử và sự công bằng dễ làm
chúng ta chấp nhận chiến tranh như cách giải quyết. Nhớ lại
chính người Mỹ, đa số người Mỹ, dù không hiểu về Irag và
những xung đột trong lòng nó, đã mù quáng nghe theo chính tổng
thống chấp nhận cuộc xâm chiến. Để rồi chính họ bây giờ
là phải là người chống chính tranh.
<span class="underlined-text">Thứ ba</span>, người Việt ở hải
ngoại chống TQ một phần cũng vì cái dị ứng với cộng sản.
Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Đình, đảo lớn nhất, và có
nước ngọt, nhưng chẳng mấy ai lên tiếng. Dĩ nhiên cái xung
đột với TQ là hiển nhiên hơn, gây chú ý hơn. Nhưng hiển
nhiên cái sự căm ghét TQ, (thiếu từ chính phủ) đã vượt
mức bình thường.
Khi người dân dễ dàng để ý chí của mình che mắt sự suy
xét, thì chính chúng ta biến mình thành nạn nhân cho sự kích
động. Nếu có chiến tranh, chúng ta chính là nạn nhân đầu
tiên. Có nhà hiền triết đã viết, "sự ngây thơ, hay vô tội
là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh", "innocence is first
casualty of war". Chúng ta thật sự biến mình thành nạn nhân vì
sự ngây thơ của mình.
Nhà chính trị mưu mô dễ dàng khai khác cái đen tối , thù hận
trong lòng người để làm lợi, để có phiếu bầu. Kích động
lòng thù hận, sự háo thắng bao giờ cũng dễ dàng hơn thuyết
phục người ta nhịn nhường, để nhìn ra đại cục, để
biết chọn chiến trường thích hợp. Đáng tiết là người kêu
gọi kềm chế sẽ bị coi là kẻ yếu đuối, hay tệ hơn là
kẻ phản bội. Xin nhắc lại Sihanouk ở bên Campuchia cũng đang
rao giảng bài xích người Việt. Ông có cái tầm và cái tâm bao
nhiêu cho nhân dân thì có lẽ mọi người đã thấy.
Chấp nhận là chúng ta và người Trung Quốc có sự tương
đồng, và chung nguồn gốc. Không chấp nhận chúng ta mãi mãi
là một phần của Trung Quốc. Mở lòng và hiểu rằng tất cả
cũng là con người cùng chung sống trên Trái Đất. Sao không
nghĩ để biến đất nước mình thành mảnh đất của sự công
bằng và cởi mở?
<em>(Rút từ comments, đầu đề của Quê choa)</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4823), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét