trước khi mất, Tae-woo đã nói thêm rõ ràng hơn trước về gia
đình mình. Ông nhấn mạnh rằng đứa con trai duy nhất của
mình phải nhớ được tên tuổi của tổ tiên dòng họ trong gia
phả, một sổ cái mà các gia đình Hàn Quốc ghi chép lại giòng
dõi của họ. bản thân ông đã là con trai duy nhất trong gia
đình do đó đứa con trai của ông sẽ mang theo dòng máu của gia
tộc.
Có một lời ước nguyện cuối cùng khác mà có thể sẽ khó
thực hiện. Là Tae-woo muốn gia đình của ông tại Nam Hàn
được thông báo về cái chết của ông. Không có dịch vụ bưu
chính giữa Bắc và Nam Triều Tiên và cũng không có dịch vụ
điện thoại. Do đó, để liên lạc với người thân ở Nam Hàn
có lẽ là việc hầu như không thể thực hiện được.
Năm sau, So Hee, người chị của Mi-ran vội vã về nhà. Cô mới
vừa nói chuyện được với một người bạn có giấy phép
nhập xuất cảnh vào Trung quốc. Anh ấy biết người ở đấy
có thể giúp họ liên lạc với gia đình cha của mình. Một khi
bạn đã ở trong Trung Quốc, anh cả quyết với So-hee, bạn chỉ
cần quay điện thoại để gọi đi Nam Hàn. Vậy gia đình có
muốn thử không ?
Ban đầu Mi-ran và So-hee nghi ngờ. Mình không bao giờ có thể tin
ai nếu không phải là người trong nhà. Những chuyện kiểu này
giống hệt như những cách mà công an thường gài bẫy mình. Sau
một vài ngày suy tính, cả nhà đồng ý tin, nhìn nhận rằng
người bạn ấy là người chân thành. Anh có thân nhân ở Trung
Quốc; anh quen với một ai đó lái xe tải có thể chở anh đến
biên giới, anh sẽ hối lộ một viên công an biên phòng để y
quay mặt đi chỗ khác. Cả nhà quyết định rằng Mi-ran, So-hee,
người anh trai và người mẹ sẽ đi đến Trung Quốc để liên
lạc với thân nhân của cha cô tại Nam Hàn. Họ không biết là
mình sẽ tìm ra những người thân ở Nam Hàn này ở đâu, và
họ cũng không hề dám nghĩ rằng mình sẽ thực đi luôn sang Nam
Hàn.
Tất cả các chi tiết kế hoạch sẽ diễn tiến trong một vài
tuần. Mi-ran đã phải hết sức khẩn trương để chuẩn bị
chuyến đi. Đêm trước khi khởi hành, cô lấy ra khỏi tủ
quần áo một gói bọc cẩn thận. Bọc này chứa đựng tất
cả các lá thư cô đã từng nhận được từ Jun-Sang. Những lá
thư này phải được thủ tiêu. Cô xé vụn mỗi trang thư ra
trước khi vứt đi. Cô không muốn bất cứ ai biết được
mười năm trời cô và Jun-sang đã trải qua với nhau. Sau khi ra
đi, gia đình sẽ bị lên án là những kẻ phản bội. Cô không
muốn những tội lỗi của mình có thể làm hại đến Jun-sang.
Cuộc sống của anh sẽ cứ bình thường như trước đến nay.
Anh có thể tìm được cho mình một người vợ thích hợp, tham
gia vào Đảng Lao động, và sẽ trải nốt cuộc đời của anh
ở Bình Nhưỡng như là một nhà khoa học. Cô tự nhủ lòng
mình, anh ấy sẽ tha thứ cho mình. Mình hành động thế này,
tất cả là vì anh ấy.
Sáng hôm sau, Mi-ran ra đi trên chiếc xe đạp của mình với một
ba lô nhỏ đeo trên vai. Cô vẫy tay chào tạm biệt mẹ và anh
trai như lệ thường. Kế hoạch thu xếp cho tất cả mọi
người rời khỏi nhà riêng rẽ để tránh khỏi sự chú ý. Sau
đó ngay trong ngày, mẹ của cô sẽ ghé đầu qua cửa trước
của một nhà hàng xóm để báo rằng mình cần đi giúp trông em
bé cho một trong những cô con gái đã lập gia đình khoảng một
hai tuần. Điều đó sẽ kéo dài thêm cho họ một ít thời gian
trước khi công an nhận ra rằng họ đã đi mất.
Mi-ran gặp người lái xe tải đưa cô đến Musan, nơi mà cha
của Mi-ran từng bị gửi đến như một người tù lao động sau
chiến tranh Triều Tiên. Bây giờ ở đây là một thị trấn
hoang vắng, mỏ và các nhà máy đã đóng cửa. Nhưng bên dưới
bề ngoài không có sự sống này, đầy ắp những kẻ buôn
lậu. Thị trấn nằm gần một trong những trải dài hẹp của
sông Đồ Môn và đã phát triển thành một trong những trung tâm
cho việc xâm nhập bất hợp pháp vào Trung Quốc. Đó là một
ngành công nghiệp tăng trưởng, và có lẽ là ngành công nghiệp
phát triển duy nhất ở Bắc Triều Tiên. Các tài xế xe tải
chuyên môn đưa những người không có hộ chiếu hoặc giấy
phép đi đến vùng biên giới.
Nếu có ai nhìn theo, sẽ không ai có thể nghi là họ trốn khỏi
nhà. Cả nhà mặc các quần áo tốt nhất bên dưới các y phục
thường ngày của mình, để hy vọng mình sẽ không giống như
thế những người Bắc Triều Tiên đao khổ khi họ mới đến
Trung Quốc. Trang phục của họ cũng sẽ giúp hỗ trợ cho câu
chuyện của mình – là họ đi dự một đám cưới người thân
ở Musan. Họ mang hành lý chỉ đủ cho một chuyến đi cuối
tuần. Nhồi nhét bên trong là một vài bức ảnh gia đình và
hải sản khô, cá, mực và cua, các đặc sản của Chongjin.
Thực phẩm này được dự trù không phải để dùng mà để
hối lộ. Có hai trạm kiểm soát dọc theo tuyến đường 50 dặm
đến Musan. Một vài năm trước đó, họ không hề dám lái xe
tới Musan mà không có giấy phép; nhưng đây là năm 1998 và bạn
có thể mua được bất cứ điều gì bằng thức ăn.
Mi-ran đi một mình. Mẹ, anh trai và em gái cô đã đi trước đó
theo như đã sắp xếp. Một người dẫn đường hộ tống cô ra
khỏi Musan, xuống một con đường bụi đất chạy song song với
con sông. Khi con đường đóng lại ở một cánh đồng bắp,
người dẫn đường rời đi. Ông ra dấu cho cô biết là phải
đi băng qua cánh đồng và tiếp tục đi về hướng con sông.
"Chỉ cần tiếp tục đi thẳng "ông nói.
Nhưng bây giờ cơ thể Mi-ran run lên vì lạnh và sợ hãi. Nếu
không có ánh sáng soi đường, thật khó mà đi thẳng tới. Con
sông ở hướng nào ? Sau đó, cô suýt và vào một bức tường.
Bức tường lù lù cao qua khỏi đầu cô và dài mãi tít tầm
mắt, làm bằng bê tông màu trắng, giống như các bức tường
xung quanh một nhà tù một hoặc một doanh trại quân sự. Cô
lần theo dần bằng đôi tay, đến chỗ bức tường thấp hơn
và thấp hơn dần cho đến khi có thể leo qua dễ dàng. Bây giờ
cô hiểu được. Đó là một bức ngăn ở kè sông. Cô lao mình
xuống nước.
Mùa thu là mùa khô ở Hàn Quốc nên mức nước trên các con
sông đặc biệt là thấp, chỉ cao đến đầu gối của cô,
nhưng nước rất lạnh khiến chân cô tê dại. Đôi chân cô
tựa như làm bằng chì và các huấn luyện viên của cô đang
đổ nước vào. Cô chìm vào trong bùn. Cô nhấc một chân, rồi
một chân khác. Từng bước như thế cô nhích dần về phía
trước, cố gắng để không bị trượt và ngã nhào vào trong
nước. Đột nhiên, Mi-ran cảm thấy mức nước tụt đến mắt
cá chân của mình. Cô vội kéo mình lên bờ, người ướt
đẫm, nhìn quanh. Cô đã ở Trung Quốc, nhưng cô không nhìn
thấy gì. Không có ai ở đó. Cô hoàn toàn một mình trong bóng
tối. Bây giờ cô đã thực sự hoảng sợ. Cô nhìn về Bắc
Triều tiên của mình ở phía sau. Nếu có thể tìm thấy
đường đi, cô sẽ có thể cuốc bộ trở lại Musan. Từ đó
cô có thể bắt tàu hỏa đến Chongjin và ngày hôm sau, cô sẽ
trở về nhà. Cô sẽ trở lại công việc giảng dạy của mình.
Jun-sang sẽ không bao giờ biết là cô đã suýt đào thoát. Như
thể không có điều gì đã từng xảy ra.
Khi đang loay hoay suy tính nên làm thế nào, cô nghe một tiếng
động trong lùm cây. Rồi một giọng đàn ông nói "Nuna ơi,
Nuna".
Đó là tiếng anh trai của cô gọi. Anh dùng từ "nuna", tiếng
Hàn nghĩa là "em ơi".
Cô vội với tay mình ra nắm lấy tay anh mình và từ đó cô đã
rời khỏi Bắc Triều Tiên mãi mãi.
(Hết)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4791), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét