không thể chấp nhận. Đó là chuyện hiển nhiên. Nhưng điều
cần làm là tìm hiểu cái cơ chế gì đã gây ra hiện tượng
đáng buồn này, có cách nào để tạo môi trường nơi việc sao
chép không có động cơ gì để tồn tại.
Thông thường ở các nước, mỗi môn học có rất nhiều sách
giáo khoa nhưng tồn tại được trên thị trường, được các
giáo sư sử dụng là vài cuốn nổi bật. Giảng viên chọn
cuốn nào thì thông báo ngay từ đầu năm để sinh viên mượn
ở thư viện hay đi mua sách về học. Không thể có chuyện một
nước có vài trăm hay vài ngàn trường đại học, mỗi trường
đều gắng sức soạn giáo trình cho riêng trường mình sử
dụng.
Ở Việt Nam, nhiều giảng viên đại học cho biết, trường nào
cũng có hệ thống giáo trình riêng của mình, bề ngoài là để
phù hợp với đặc điểm chương trình giảng dạy, để thể
hiện năng lực đào tạo, tính tự chủ trong chuyên môn. Nhưng
sâu xa hơn, việc biên soạn giáo trình đem lại những lợi ích
mang tính cục bộ cho những người trong cuộc. Trường thì
được tiếng là chủ động được giáo trình, ít trường nào
chịu sử dụng giáo trình của trường khác biên soạn. Chủ
biên thì được tính vào thành tích để được phong hàm giáo
sư hay phó giáo sư. Đó là chưa kể lợi ích vật chất rất rõ
khi bán được sách cho sinh viên. Dĩ nhiên vẫn có những nhóm
biên soạn sách giáo khoa có chất lượng cao, với tâm huyết
làm được một điều gì đó có ích cho nền giáo dục. Nhưng
với đại đa số các trường, nhất là hàng trăm trường vừa
mới được thành lập trong thời gian gần đây, năng lực làm
sao đủ để biên soạn giáo trình, từ đó chuyện sao chép,
chuyện cắt dán diễn ra tràn lan.
Thay đổi thực trạng này là khá dễ, chỉ cần mọi người
thay đổi cách suy nghĩ.
Trước hết là thay đổi quy định từ Bộ, đừng buộc hiệu
trưởng "tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn,
duyệt giáo trình". Công việc chọn sách giáo khoa, sách tham
khảo nên giao cho giảng viên trực tiếp làm, với sự tham vấn
của tổ bộ môn, miễn sao sách phù hợp nội dung chương trình
khung do Bộ quy định. Các trường đại học và giảng viên
đừng nên tiêu phí công sức vào việc cố gắng tổ chức biên
soạn giáo trình cho riêng mình bất kể nguồn lực có hạn.
Phải vì lợi ích chung và lợi ích của sinh viên để gạt tự
ái qua một bên.
Nếu làm được điều đó, chỉ cần một thời gian ngắn sẽ
xuất hiện những bộ sách giáo khoa có chất lượng và việc
cạnh tranh để sách được nhiều giảng viên đồng nghiệp
chọn buộc người biên soạn phải luôn cố gắng nâng cao chất
lượng, lại chịu sự giám sát rộng rãi nên không thể có
chuyện sao chép. Quy mô sử dụng càng lớn, động lực soạn
sách hay sẽ càng cao. Các trường và giảng viên vẫn có thể
bổ sung những nội dung nếu thấy cần giảng dạy cho sinh viên.
Thật ra mô hình sử dụng sách giáo khoa như ở các nước cũng
có những khiếm khuyết. Người ta phê phán nó tạo ra một
dạng độc quyền ẩn khi giảng viên có quyền yêu cầu sinh
viên sử dụng sách mình muốn chọn, giá sách quá cao. Ở nước
ta rất dễ xảy ra chuyện "vận động" để sách mình
được chọn nhiều nhất khi hiện tượng độc quyền trực
tiếp như hiện nay chấm dứt. Hiện nay các nước đang giải
quyết bằng cách xây dựng các mô hình thay thế như nhà xuất
bản cung ứng dịch vụ cho thuê sách, tổ chức bán lại sách
đã qua sử dụng, đưa giáo trình miễn phí lên mạng, soạn
sách giáo khoa điện tử...
Nhưng đó chưa phải là vấn đề trước mắt của Việt Nam.
Vấn đề cần giải quyết là làm sao tạo ra sự cạnh tranh
lành mạnh trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa để
tránh nạn "luộc" sách và nâng chất lượng giáo trình.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4774), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét