chuyện "Gia đình tôi" dưới hình thức truyện ngắn hoặc tự
truyện. Vào những lúc rảnh rỗi, tôi loay hoay khai triển bố
cục câu chuyện, thời gian, không gian v.v... và thấy... khó,
mặc dù ý tưởng đã có từ lâu với những chất liệu thật
từ gia đình mình.
Khó vì nhiều lẽ. Thứ nhất - tôi tự thấy, tôi không có năng
khiếu để trở thành nhà văn mà chỉ có thể trở thành nhà
giáo dạy văn - đó cũng là ước mơ ngày xưa còn nhỏ. Thứ hai
- câu chuyện của gia đình tôi là câu chuyện khá đau thương
và bi đát trong cái nhìn, cách nghĩ của tôi, mà tôi lại ngại
sức diễn đạt có hạn của mình có thể làm câu chuyện trở
nên thô kệch hoặc tô hồng hay bôi đen, hoặc một cái gì đó
làm người đọc trơ lỳ, vô cảm, dè bỉu hay "thấy nó giả
giả thế nào đó" v.v... thì sẽ làm tôi thêm đau lòng và có
lỗi đối với gia đình, giòng họ. Với câu chuyện "đặc
quánh chính trị" thì cũng chẳng nhà xuất bản nào dám làm cho
tôi để mà kiếm tiền và càng không nghĩ để nổi tiếng, vì
tôi tự biết mình như đã nói trên. Mục đích của việc tôi
định viết truyện cũng chỉ để chia sẻ với bạn bè một
việc - Người Việt hãy yêu thương nhau hơn!
Thời cuộc đẩy đưa, trôi nổi, biến cố gia đình gắn liền
biến cố lịch sử nước nhà đã buộc tôi tạm gác lại và
sau đó là... dẹp luôn ước mộng đầu đời bình dị là trở
thành nhà giáo dạy văn, còn câu chuyện "Gia đình tôi" cho đến
giờ cũng chưa thể viết những dòng đầu tiên...
Thôi thì tạm gác... nữa! Tôi cũng không dám hứa với bạn bè
là khi nào thì có thể bắt tay. Thôi thì, từ từ vậy. Cái gì
đến chắc chắn nó sẽ đến, phải không các bạn?
Tạm gác qua câu chuyện riêng của mình, tôi lại nhớ về biến
cố lịch sử Việt Nam: <em><strong>Ngày 30 tháng 04 năm
1975</strong></em>.
Quá nhiều tên gọi cho cái ngày này của cả "phía bên này",
"phía bên kia". Dù cho tên gọi ngày này là hay, là dở, là đau
buồn, là vui mừng, là cay đắng, là tự hào, là phẫn uất, là
hãnh diện, là tiếc nuối, là dứt bỏ, là chê bai, là ca ngợi
v.v... là gì gì đi nữa thì Ba Mươi Tháng Tư Năm Một Ngàn Chín
Trăm Bảy Mươi Lăm là sự thật lịch sử. Chỉ có điều đó
là một sự thật lịch sử kỳ lạ nhất thế giới chỉ bởi
một lẽ - Ba mươi lăm năm rồi, mọi người Việt Nam từ trong
cho tới ngoài nước, từ thật già đến già đến trung niên
đến thanh niên đến trẻ con đều nhớ với tâm trạng cũng...
lạ nốt! Không lạ sao! Khi đã gọi là "Ngày Lễ" - mà là lễ
lớn của Quốc gia, thì hầu như ai cũng nên vui mừng và cùng
tận hưởng; đằng này kẻ vui mừng, người đau xót, kẻ dửng
dưng, người đăm chiêu, kẻ hồ hỡi, kẻ xem như dịp nghỉ
dài ngày để đi chơi, người xem như ngày giỗ đau buồn!
Bên vui mừng, phấn khởi, hồ hỡi xem như là một chiến công
kỳ diệu - như họ được dạy dỗ bao năm qua - mà những
người dạy dỗ về ngày này hiện nay không chết thì cũng đã
lẫn hết rồi! - Tạm gọi bên Một.
Bên đau buồn, phẫn uất, chê bai xem như là một mối quốc
hận khôn cùng - như họ đã gặm nhấm bao năm qua - mà những
gặm nhấm này chắc cũng đã "mòn cả răng"! Tạm gọi bên Hai.
Bên Ba - những người chỉ muốn tự do, dân chủ nhằm đem lại
cho họ cuộc sống bình yên, không hận thù và chí thú làm ăn.
Không phải họ không biết những gì bên Một và bên Hai đang
nghĩ về nhau, không phải họ ngại biểu lộ suy nghĩ của mình
mà vì chẳng bên nào chịu nghe họ biểu lộ. Bên Một thì gán
cho họ là phản động nghe bên Hai xúi giục. Bên Hai thì gán cho
họ là Hồng Vệ Binh làm tay sai cho bên Một. Điều đáng tiếc
là bên Một và bên Hai không chịu thấy bên Ba mới là thành
phần đông về số lượng, cao về tri thức và trên hết: Họ
chán rồi! chán lắm rồi cái cách mà hai bên nghĩ và áp đặt
về họ. Một bộ phận rất lớn của bên Ba lại là dân trong
nước. Không dám đề cập đến bên Bốn (những người dửng
dưng, chẳng buồn, vui, thao thức, chẳng nghĩ ngợi gì, ờ! bên
nào cũng... được!)
Có phải các bên chẳng thật sự chịu lắng lòng lại để
nghĩ đến nhau???
Bên Một thì bảo rằng: Các anh là kẻ bại trận làm gì có tư
cách nói chuyện với chúng tôi. Bên Hai lại bảo rằng: chúng
tôi thua vì bị Mỹ bỏ rơi, thất thế, các anh vẫn được
Liên Xô, Trung Quốc bao biện đến tận chân răng thì có gì mà
hay! Bên Ba thì ngao ngán, bên Bốn thì thờ ơ như hồi nào vẫn
vậy!
v.v và v.v...
Câu chuyện bỗng trở nên rối rắm và bế tắc chỉ vì
"<em><strong>thắng - thua</strong></em>".
Bao giờ thì chúng ta thôi nghĩ về thắng - thua?
Vinh dự, hãnh diện gì khi anh em sẵn sàng giết nhau, dối trá
và chà đạp vì lợi ích riêng mình?
Bao giờ thì bên Một thôi hát vang "bài ca chiến thắng"?
Bao giờ thì bên Một thôi cười thật to vì chiến tích lẫy
lừng?
Các người đã hát ròng rã 35 năm nay rồi, đã cười đến
"sái quai hàm" suốt 35 năm nay rồi, đã ngạo nghễ để dạy
dỗ cho bên Hai và bên Ba nhiều đến nỗi hai bên này "méo cả
mặt" và "quay cuồng cả đầu". Ba mươi lăm năm! Đủ chưa? Sao
bên Một cứ mãi hát và cười . Cười và hát. Hết hát lại
cười. Hết cười lại hát. Hình ảnh này làm người ta có
thể nghĩ đến người điên! Chẳng lẽ bên Một không còn
việc gì khác mà mỗi độ xuân về, mỗi ngày 30.4 hàng năm
lại hát và cười, cười và hát, cổ vũ động viên bên Ba,
bên Bốn cùng hát và cười, cùng nhìn và chỉ trỏ, "vỗ tay
tán thưởng" khi bên Hai đang lầm lũi bên bàn thờ hay lặng
lẽ ở nghĩa trang Biên Hòa thắp nhang cho ai đó?
Bên Một có biết, để cho các vị hát và cười mỗi dịp 30.4
là máu xương, thịt, da, niềm u uất của biết bao nhiêu thân
nhân bên Hai, bên Ba, bên Bốn không?
Cái ghế các vị đang ngồi ấm êm có máu xương của vợ con
ông Võ văn Kiệt và máu xương của hàng vạn người thân của
bên Ba, bên Bốn không?
Trách gì bên Hai không xót xa!
Bao giờ thì các bên thôi hết hận thù? thôi hết nghĩ về
thắng thua? thôi hết hát và cười vào ngày 30/4?
Còn một bên nữa. Bên Năm - những người như tôi đây - có
người thân ở cả bên Một và bên Hai. Nói đi! những người
như tôi nên hát và cười hay nên khóc và hận?
Xin hãy để cho ngày 30.4 hàng năm là ngày tưởng niệm về sự
chết chóc và tàn ác do chiến tranh gây ra, hãy để các bên yên
lặng và suy ngẫm thay vì hát và cười, cười và hát. Đó là
tình người giản dị nhất, nếu bên Một thật tâm nghĩ:
"<em>Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có
thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay
đổi</em>" (Hồ Chí Minh)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4744), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét