Việt Hùng - Từ cái sân bóng của tớ đến giải thưởng Nobel Kinh Tế Học 2009

Nghĩ mãi cũng không biết viết về chủ để kinh tế này từ
đâu, tiện thể có vụ sập dầm cầu Pháp Vân, mới nghĩ ra
mình sẽ bắt đầu nó từ đâu, vậy tớ bắt đầu ở cái
đơn giản nhất, đó là chuyện sân bóng mà tớ vẫn thường
xuyên chơi.

Cái sân bóng tớ thường chơi, là khu thể thao văn hóa của
Phường Yên Hòa (của nhà nước đấy nhé, oai không?). Chắc do
hoạt động quá tải, mà mấy hôm trước tết Âm Lịch sân nát
như bãi lầy, sân bóng mà toàn ổ gà, thì ai mà đá được cơ
chứ? Lúc đó mọi người đã nói với mấy chú quản lý sân,
mấy chú ấy bảo rằng "<em>đợi bọn chú viết đơn lên xin
cấp trên, rồi nghỉ tết Âm bọn chú sửa cho</em>". Cũng đúng
là từ ngày viết đơn lên đến khi sân được làm lại có
khoảng 1 tháng rưỡi thôi ạ, ......... trời có 1 cái sân sao mà
mấy quan chức giải quyết lâu thế. Sửa xong rồi ra tết đá
được khoảng 3 trận, sân còn xấu hơn trước lúc sửa (tớ
bị rạn xương tay 3 tuần mới khỏi là do sân quá xấu, đang
chạy tự ngã). Do đâu nhỉ, mấy ông thuê người làm sân, hay
cấp trên cấp ít kinh phí quá nên sân nó chỉ được cải
thiện đến đó thôi...........

Cách giải quyết vấn đề sân bóng này rất đơn giản. Chẳng
hạn đó là sân bóng của tư nhân chứ không phải do nhà
nước, thì người chủ sân bóng đó sẽ lấy lợi nhuận là
điều quan trọng, nếu sân bóng hỏng, sẽ không có người
chơi, vậy người chủ sẽ lập tức bỏ kinh phí ra làm lại
sân để thu hút người chơi. Còn mấy bác Nhà Nước mặc kệ,
chẳng có động cơ lợi nhuận, nên ta cứ mặc kệ............
sống chết mặc bay!

Ở trên là kiểu nói đến cái ao làng, giờ nói đến cái to
tát hơn, vươn lên tầm thế giới, đó là giải Nobel Kinh tế
năm 2009 của bà Elinor Ostrom (mọi người có thể vào đây xem
về giải nobel đó
http://www.tuanvietnam.net/2009-10-14-nobel-kinh-te-2009-va-nhung-huong-di-moi)
nhưng cũng có thể áp dụng vào cái sân bóng Yên Hòa mà tớ
vẫn chơi.

Học Kinh tế học có một thuật ngữ "bi kịch cộng đồng",
thuật ngữ này nghĩa là gì, tớ sẽ lấy ví dụ từ sách kinh
tế của Mankiw giải nghĩa đơn giản thuật ngữ này. Có một
câu hỏi rằng: số lượng người trên thế giới ăn thị Bò
rất nhiều, thế tại sao Bò lại không có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong khi đó Voi không phải thứ mọi người trên thế giời sử
dụng (ở đây là ăn thịt) nhiều, nhưng lại có nguy cơ tuyệt
chủng rất lớn. Có thể hiểu Bò ở đây là của tư nhân nên
người dân có động cơ thu lợi từ nó, nên họ sẽ tìm cách
cho nó phát triển, sinh sôi nảy nở, nên nó không thể tuyệt
chủng. Còn Voi, không thuộc của bất cứ ai, mà nó thuộc các
rừng quốc gia, tức là thuộc của nhà nước, nên chẳng có
một cá nhân nào có động cơ và trách nhiệm đối với Voi.
Vấn đề của Voi trong ví dụ trên trong kinh tế học được
gọi là "bi kịch cồng đồng" cũng giống như Việt Nam ta có
câu "cha chung không ai khóc".

Qua những ví dụ trên, có thể thấy vấn đề tuyệt chủng Voi,
và vấn đề sân bóng Yên Hòa của tớ là một. Vậy có những
cách giải quyết như thế nào, trong cái đường link tớ đưa
ở trên có đã đưa ra 2 cách giải quyết cơ bản (mọi ng đọc
kĩ liên kết dùm nhé, tớ đỡ phải giải thích lại), nhưng 2
cách giải quyết vấn đề đó vẫn thất bại qua nhiều nghiên
cứu.

Vậy còn cách thứ 3 để giải quyết vấn đề tuyệt chủng voi
và sân bóng Yên Hòa của tớ, đó là công trình nghiên cứu
đoạt giải Nobel Kinh tế 2009 của Elinor Ostrom, đó là trao
quyền dân chủ cho một cộng đồng, cộng đồng đó sẽ quyết
định sử dụng tài nguyên chung. Trong đó trách nhiệm, động
cơ, quyết định được mang tính dân chủ, có thể bỏ phiếu
cho một quyết định chung về tài nguyên chung... hiểu nôm na ở
đây là một tài nguyên chung thì không cho bất cứ ai sở hữu,
mà phải có tính dân chủ, để mọi cùng quyết định sẽ tốt
hơn.

Tớ viết notes này, chỉ vì ở VN chúng ta vừa có vụ sập dầm
cầu Pháp Vân, mà nếu đọc bài này thì có thể dễ dàng tìm
ra thủ phạm đích thực gây ra vụ sập cầu, ko cần phải chỉ
tên nhà thầy này, công ty này thi công cái dầm cầu đó, mà
phải chỉ tận gốc vấn đề... mọi ng tự hiểu đi nhé!

P/S: ai thấy khó hiểu có thể PM cùng tớ để thảo luận...

<div class="special_quote"><h2><a
href="http://www.tuanvietnam.net/2009-10-14-nobel-kinh-te-2009-va-nhung-huong-di-moi">Trích
bài viết "Nobel Kinh tế 2009 và những hướng đi mới" </a></h2>

Căn cứ vào rất nhiều nghiên cứu về quản lý tài nguyên,
Elinor Ostrom nhận thấy việc quản lý tài nguyên chung của cộng
đồng thường được thực hiện rất tốt. Do vậy, bà đề
xuất giải pháp thứ ba: đó là giữ nguyên tính chất "của
chung" của tài nguyên và để người sử dụng tự tạo ra hình
thức quản lý phù hợp cho mình.

Bằng các kết quả nghiên cứu tại hiện trường ở Trung
Quốc, Mông Cổ, Nepal và nhiều nước đang phát triển khác,
Ostrom khẳng định không phải lúc nào cơ chế quản lý tài
nguyên chung cũng là một "bi kịch". Trong nhiều trường hợp,
các thể chế quản lý tài nguyên chung của cộng đồng tỏ ra
hiệu quả và có tính bền vững.

Trái lại, nhiều quy định hạn chế sử dụng tài nguyên của
chính phủ với mục đích bảo vệ các tài nguyên này lại trở
thành phản tác dụng do chính quyền trung ương thiếu hiểu
biết về hoàn cảnh cũng như tập quán của địa phương.

Một ví dụ là dân du mục sinh sống ở đồng cỏ ở Mông Cổ
thường di chuyển đàn gia súc của mình từ bãi chăn thả này
sang bãi chăn thả khác. Truyền thống này được thực hiện
hàng ngàn năm cho tới khi chính phủ trung ương xây dựng các
hợp tác xã tập thể và buộc người du cư phải sống định
cư. Thế nhưng việc định cư này đã gây ra các hậu quả tai
hại do những người chăn thả sẽ thả gia súc ở những bãi
cố định, và làm cho các đồng cỏ quanh nơi họ sinh sống bị
cạn kiệt.

Chính sách tư nhân hóa sau cải cách được áp dụng tại đây
cũng mang lại các hậu quả về tài nguyên không kém phần bi
kịch do chính sách này khuyến khích định cư và sở hữu tư
nhân. Hậu quả là tài nguyên đất xuống cấp hơn nữa.

Đọc công trình nghiên cứu của Ostrom, người đọc có thể
liên tưởng tới những kinh nghiệm quản lý tài nguyên rừng ở
Tây Nguyên trước đây và hiện trạng đất rừng bị xói mòn
ở Tây Nguyên hiện nay.

Tất nhiên, việc tự quản lý của cộng đồng không phải lúc
nào cũng thành công. Có nhiều ví dụ cho thấy tư nhân hóa hay
quy định của chính phủ mang lại các kết quả tốt hơn.
<em><strong>Một trong những phát hiện quan trọng của Ostrom là
để cho việc quản lý tài nguyên chung hiệu quả, quá trình ra
quyết định phải mang tính chất dân chủ, tức là đa số
người sử dụng phải có quyền tác động tới việc điều
chỉnh thay đổi quy định. Chính quyền phải tôn trọng quyền
của cộng đồng những người sử dụng tài nguyên. Thêm vào
đó, việc giám sát và thực thi nên do những người sử dụng
tự thực hiện thay vì do người bên ngoài.</strong></em>

Ở một khía cạnh khác liên quan tới phương pháp luận, Ostrom
là người tiên phong trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu
hiện trường để đề ra lý thuyết kinh tế. Mặt khác, bà
cũng rất coi trọng việc nghiên cứu hành vi con người trong các
điều kiện thí nghiệm. Ở góc độ này, bà đã kết hợp
giữa kinh tế học với tâm lý học, và tiếp nối truyền
thống của nhà kinh tế được giải thưởng Nobel Vernon
Smith.</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4743), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét