chiếu cảnh một học sinh gái bị bạn đánh hội đồng, bà
thở dài ứ hự. Bà ứ hự là phải. Từ hồi được bà mụ
vườn cắt rún, cha bà đem nhao chôn ngoài hè; cho đến khi con
cháu đề huề thì bà chưa từng thấy cảnh đàn bà con gái
đánh nhau, huống gì đánh hội đồng. Rồi bà chép miệng, ác
nhơn hôn.
Bỗng nhiên bà nghi hoặc, sự nghi hoặc vốn có của bà, cái
nhà đài vờ tờ vờ xưa nay toàn nói chuyện quốc gia đại sự
sao tự nhiên lại chiếu cảnh đó; họ hết chuyện để nói,
hay là họ cũng giống bà chưa từng thấy; hoặc dĩ mấy cháu
gái kia đã đánh lầm con cháu của mấy ông bự? Đụng tới ổ
kiến lửa, người ta làm lớn chuyện, người ta đưa lên vô
tuyến luôn? Cũng dám lắm à...Nhưng chực nhớ tới tính đa sự
của mình bà mắc cười trong bụng, bà thấy mình suy nghĩ phàm
phu gì đâu, con mấy ổng cớ gì phải bị đánh chớ?
Chậc, mỗi ngày nhìn đám học trò gái mặc áo dài, đạp xe
ngang trước cửa nhà, bà thấy đẹp gì đâu. Tụi con nít ăn
chưa no, lo chưa tới, hồn nhiên như vầy mà dữ dằn được
sao? Và bà nhớ tới tuồng cải lương được xem bửa trước.
Có mấy ông quan ăn ở ác nhân thất đức, hà hiếp dân lành;
làm dân đói khổ, cướp bóc khắp nơi; dân chúng nổi dậy
đánh quan, quan bỏ chạy. Người ta còn hát câu, trên ác nhơn
dưới sẽ loạn, bà còn nhớ rõ.
Cũng hôm rồi, có chuyện ông thầy ép học sinh nữ bán dâm cho
mình, cho mấy ông lớn để lấy lòng. Nghĩ thiệt ớn. Cái ông
thầy già hai thứ tóc, chữ chắc đầy trong bụng, lại làm
hiệu trưởng nữa chớ. Vậy mà cái đám này ra toà chối bay
chối biến, đòi bằng chứng cái vụ đó. Đã vậy ông thầy
già đòi lôi "súng" của mình ra kêu toà khám, nói nó hết
pin rồi. Bà thất kinh. Trời ơi! thầy bà gì đâu mà đê tiện.
Nhìn mấy đứa con gái mặt bún ra sữa ra toà khóc ròng, hổng
biết kêu oan ở đâu bà tội nghiệp, cớ gì làm nạn nhân mà
phải chịu ở tù, lạ thiệt.
Nhắc thầy, bà nhớ tới ông thầy mình học hồi còn chiến
tranh. Lúc đó còn nghèo, học phí mỗi tháng chỉ hai lít gạo
mà thầy ra thầy, trò ra trò. Thầy dạy tận tâm, thương học
trò, không ăn bớt chữ nghĩa để dành dạy thêm như thầy dạy
thằng cháu bà bây giờ. Học trò kính trọng thầy, ra trường
rồi vẫn còn ghé lại thăm nom, gặp ngoài đường thì khoanh tay
chào hỏi. Hồi đó bà đâu có học cuốn sách đạo đức nào,
cũng không biết "tiên học lễ, hậu học văn" là gì mà
vẫn cư xử có trước có sau, có phải có trái. Cứ như sắp
nhỏ bây giờ, tụ lại là bàn cô này khó chịu, thầy kia khó
ưa. Bà rầy. Tụi nhỏ cãi lại, nói thầy cô không xứng.
Cũng vậy. Một xóm có vài đứa hư hỏng đó là chuyện gia
đình, nhưng vài chục đứa hư hỏng đó là chuyện của xã
hội rồi. Người lớn làm chuyện ác nhơn lại đi dạy đạo
đức, chấm điểm đạo đức tụi nhỏ, mấy đứa con nít sao
nghe theo. Xã hội giờ hư hỏng rồi. Giống như ruộng lúa của
làng bị dịch rầy nâu, bà có muốn cứu đám ruộng của bà
cũng vô phương. Những đứa con nít bị cuốn theo cái hư hỏng
của người lớn, đến khi người lớn giật mình nhìn lại,
thì trong tụi nhỏ đó chính là cái phiên bản tánh nết xấu
của mình chớ đâu.
Bà không biết mấy ổng rồi tính sao. Bỗng bà rầu. Bà nhớ
tới câu kinh được các thầy đọc cho nghe khi bà đi chùa:
đời cùng cuối con người thành quỹ dữ.
20-04-10
Nguyễn Huỳnh Thái
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4754), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét