Mạc Văn Trang - Tổng thống của dân

<div class="special_quote"><strong>Bauxite Việt Nam:</strong> Đất
nước Việt Nam hiện nay còn thiếu cái gì? "Cái gì" mà
chúng tôi nói ở đây là cái nhân tố đóng vai trò như một
nút bấm then chốt, bấm vào đấy thì cả xã hội sẽ dần
dần đi vào quy củ, giảm bớt đi đến bình ổn theo một quy
trình không gây xáo động mọi hỗn loạn trên bề mặt cũng
như tận đáy sâu mà ta đang phải gồng mình chịu đựng. Để
giải đáp cho câu hỏi này một cách không trực tiếp mà bằng
sự liên tưởng thâm thúy, tưởng không gì hơn là mời bạn
đọc hãy đọc bài viết chân tình và cảm động dưới đây
của bạn Mạc Văn Trang viết gửi riêng cho BVN.</div>

<div class="boxright400"><img src="/files/u1/sub01/image00127.jpg"
width="400" height="266" alt="image00127.jpg" /><div
class="textholder">Người dân Ba Lan tập trung trước Dinh Tổng
thống cầu nguyên trong đêm</div></div>
Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu
nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm
bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ
chờ mong tin tức. Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều
linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người
ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón
linh cữu Tổng thống. Người nối người đi như vô tận.
Truyền thông BaLan nói hàng trăm ngàn người đã đứng dọc hai
bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ
đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo
về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn
ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu
bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng
bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn
sát cánh bên nhau để cùng sẻ chia nỗi đau thương của dân
tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và
hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước
mắt. Tất cả bao trùm một lòng thương tiếc chân thành, tự
đáy lòng người dân đối với Tổng thống của mình.

Lech Kaczynxki sinh ngày 18-6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến
sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990
và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và
Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông
làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh
Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc
cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức
sống quá khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái
ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập
và giới báo chí thường xuyên "săm soi", "bới lông tìm
vết" các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì
vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia
đình. Họ đành chê ông quá giản di "như một củ khoai
tây", bà thì lúc nào cũng mặc mầu tối "như một con chuột
xám", không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!... Giờ
đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói:
"Ông không còn để tha lỗi cho tôi!"…

Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp
của hai Tổng thống tiền nhiệm sau "cuộc Cách mạng dân
chủ", đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con
đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn
minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá
trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật
nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành.
Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người
Viêt Nam ta lại khó tin.

Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư,
cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy
đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh
từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các
trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học
sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi
tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được
đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi
sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1
đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều
để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1
ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền
bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút "quà quê
hương". Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào
được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết
lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông
hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại
diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi.
Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không
may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ,
thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn
đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ
huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy
cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy
hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo
bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con
phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói
lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không
cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá
cho bài học.

Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này "gà công nghiệp"
quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16
tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao
1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn
nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi
mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn "ăn có
nơi, chơi có chốn", nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không
được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ
lắm…

Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần.
Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào
bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện,
mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà
chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra
viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn,
vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào,
tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.

Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt
vào "cấp cứu" sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ
gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn
nàn, sao lại làm thế? Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà
nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm
và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều
tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không
tin!…

Tôi cố truy tìm xem "<em>cái mặt trái của cơ chế thị
trường</em>" đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng
không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói.
Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng
thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm
trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng
là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6
triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có
vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng
trưởng 4-6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm
2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu
người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho
công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho
giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người
nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!

Tôi không muốn khóc mà viết những dòng này, nước mắt cứ
trào ra!

Ngày 14/4/2010

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4767), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét