Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

<div class="boxright300"><img src="/files/u1/sub01/Cu_huy_ha_vu.jpg"
width="480" height="300" alt="Cu_huy_ha_vu.jpg" /><div
class="textholder">Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (phải) và Tiến
sĩ Cù Huy Hà Vũ (ảnh: Cù Huy Hà Vũ)</div></div>
<em>VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhiều người cho rằng trong
chiến tranh Việt Nam người Mỹ không thua trận trên chiến
trường mà thua tại sân nhà, do các làn sóng phản chiến trên
các đường phố Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Một trong những người
này là <a
href="http://www1.voanews.com/vietnamese/news/Comrades-In-Arms-How-The-Ameri-Cong-Won-The-Vietnam-War-Against-The-Common-Enemy-America-03-23-10-88945392.html">Tiến
sĩ Roger Canfield đã nói như vậy trong một cuốn sách của ông
ấy mới đây</a>. Tiến sĩ nghĩ sao về nhận định này?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoa Kỳ cho rằng họ can thiệp quân sự
ở Việt Nam là nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ
nghĩa cộng sản mà Miền Bắc Việt Nam là "tiền đồn" ở
Đông Nam Á trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Vì vậy, việc Hoa
Kỳ đã thua trong chiến tranh Việt Nam đương nhiên có nghĩa họ
đã bại trận trước chủ nghĩa cộng sản, điều mà Nhà
trắng và nhiều người khác hẳn không thể và không muốn
chấp nhận.

Vậy cần phải có một lý giải khác về thất bại quân sự
của Hoa Kỳ tại Việt Nam và tôi cho rằng Tiến sĩ Roger Canfield
đã đi theo hướng đó bằng cách cho rằng Hoa Kỳ thua trận là
do người dân nuớc này phản chiến.

Quan điểm của cá nhân tôi là Hoa Kỳ đã thật sự thua trên
chiến trường Việt Nam và các làn sóng phản chiến trên các
đường phố New York, Washington… chỉ là hệ quả, phản ánh
sự mất kiên nhẫn của người dân Mỹ, đặc biệt trước
thiệt hại quá lớn về sinh mạng của lính Mỹ.

Thực vậy, ngoài con số hơn 300.000 lính Mỹ bị thương, số
lính Mỹ chết trong "Chiến tranh cục bộ" từ 1965 đến 1968
tại Miền Nam Việt Nam là khoảng 58.000, gấp đôi số lính Mỹ
chết trong chiến tranh Triều Tiên từ 1951 đến 1953, trong khi
cộng sản Triều Tiên còn có sự hỗ trợ của gần 3 triệu
lượt quân Trung Quốc.

<em>VOA: Vậy theo ý ông chủ nghĩa cộng sản đã thắng Hoa Kỳ
tại Việt Nam cách nay 35 năm?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Có một thực tế là Mỹ đã thua trận
trước các lực lượng cộng sản Việt Nam nhưng điều này
tuyệt nhiên không có nghĩa chủ nghĩa cộng sản đã thắng Mỹ.

Như chúng ta đã thấy, chủ nghĩa cộng sản dưới màu sắc
chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở Việt Nam
bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ là
"định hướng" như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam
thừa nhận.

Nói cách khác, tính ưu việt hay hơn hẳn của chủ nghĩa xã
hội so với chủ nghĩa tư bản mà Hoa Kỳ đại diện chưa bao
giờ được chứng minh ở Việt Nam nên sẽ là quàng xiên khi
nói rằng bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam là
hệ tư tưởng cộng sản. Sự sụp đổ ngoạn mục của Liên
Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối những năm 80
của thế kỷ trước chỉ có thể xác nhận quan điểm này của
tôi.

<em>VOA: Vậy theo Tiến sĩ, Hoa Kỳ thua trong chiến tranh Việt Nam
là vì những lý do gì?</em>

TS Cù Huy Hà Vũ: Phải khẳng định rằng không có sự giúp đỡ
đắc lực của Liên Xô và Trung Quốc thì khó có thể tưởng
tượng nổi Hà Nội đã có thể giành chiến thắng trước Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, phương tiện chiến tranh mà các lực lượng
cộng sản Việt Nam nhận được từ hai cường quốc cộng sản
này chắc chắn không thể bì được với phương tiện chiến
tranh mà Hoa Kỳ sở hữu tại chiến trường cả về số lượng
lẫn chất lượng.

Để nói rằng, sự giúp đỡ mà Liên Xô và Trung Quốc đã dành
cho Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ là đặc biệt quan trọng
nhưng rõ ràng không phải là nhân tố quyết định chiến thắng
của Việt Nam.

Tất nhiên không ai có thể sửa lại được lịch sử nhưng theo
tôi, lẽ ra đã không có chiến tranh Việt Nam và tất nhiên đã
không có chuyện Hoa Kỳ thua trận nếu như siêu cường quốc
này đã không cố tình mắc sai lầm trong đánh giá đối
phương. Thực vậy, việc Hoa Kỳ bao cho Pháp đến 80% chi phí
quân sự vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Đông Dương
lần thứ nhất rốt cuộc không cứu vãn nổi sự thất bại
của Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954 ngay từ lúc đó đã
chứng tỏ ưu thế về phương tiện chiến tranh không phải cái
để bảo đảm chiến thắng trước những chiến binh Việt Nam
cộng sản.

Nói cách khác, lẽ ra chiến tranh Việt Nam đã có thể tránh
được nếu như trước đó Mỹ đã không ngộ nhận những
người lính của Tướng Giáp là những rô-bốt của Trung Quốc
và Liên Xô, hay lính đánh thuê cho chủ nghĩa cộng sản, nếu
như Hoa Kỳ đã dụng công để hiểu người Việt.

<em>VOA: Như vậy phải chăng ý Tiến sĩ muốn nói rằng muốn
xử lý quan hệ với Việt Nam, thì điều kiện tiên quyết là
phải hiểu người Việt? Nếu đúng vậy thì tại sao?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Khi tiến hành chiến tranh ở Việt Nam,
Hoa Kỳ đã quy những người cộng sản Việt Nam và những
người ủng hộ họ vào chủ nghĩa cộng sản, tức những
người này được điều khiển bởi một hệ tư tưởng duy
nhất là chủ nghĩa cộng sản. Sai lầm chết người của Hoa
Kỳ chính là chỗ này: người Việt có hệ tư tưởng riêng
của họ nên không còn chỗ cho hệ tư tưởng khác, mà ở đây
là chủ nghĩa cộng sản, trú ngụ.

Hiểu như thế thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là phương tiện
mà người Việt sử dụng để phục vụ hệ tư tưởng riêng
của mình.

Như vậy, Hoa Kỳ vào Việt Nam là để đánh chặn hệ tư
tưởng cộng sản nhưng thực tế lại phải giao chiến với hệ
tư tưởng của người Việt, điều mà Hoa Kỳ không hề tính
tới trước khi lâm trận nên thất bại là tất yếu.

<em>VOA: Ông vừa nói người Việt có một hệ tư tưởng, vậy
hệ tư tưởng đó là gì, thưa ông?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Việt Nam là một nước đa sắc tộc và
người Việt chiếm tới 90% dân số, do đó cái tên Việt
được các triều đại phong kiến Việt Nam dùng để chỉ cư
dân và làm cơ sở để đặt tên nước như Đại Cù Việt,
Đại Việt rồi Việt Nam.

Người Việt hiện nay còn được gọi là người Kinh. Còn tại
sao có cái tên này thì chưa có nghiên cứu nào, từ điển nào
đề cập. Nhưng theo tôi, cái tên "Kinh" là đặt theo tên
của Kinh Dương Vương, thủy tổ của người Việt theo huyền
sử và điều này chứng tỏ người Việt rất có ý thức về
nguồn cội của mình.

Như vậy, có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc thuần
Việt suốt chiều dài lịch sử và chính đặc điểm "thuần
Việt" này đã hình thành cho người Việt tư tưởng Một dân
tộc, Một quốc gia hay Dân tộc đồng nhất với Quốc gia, để
từ đó đi đến nguyên lý bất di bất dịch: không thể có
độc lập dân tộc thực sự với một quốc gia bị chia cắt
về lãnh thổ, hay độc lập dân tộc phải gắn liền với
thống nhất lãnh thổ quốc gia, thống nhất đất nước.

Cũng phải nói rõ rằng sự hình thành của người Việt miền
Nam Việt Nam là do di dân từ Bắc Việt Nam xuống. Thực vậy,
năm 1611, Chúa Nguyễn Hoàng là bề tôi Nhà Hậu Lê, đã từ
Thuận Hoá, tức là Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế ngày nay, là
nơi ông trấn thủ, thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên để
mở rộng bờ cõi Đại Việt xuống phía Nam.
Do đó, cái gốc Bắc của người Việt Miền Nam bản thân nó
đã là một sự kháng cự khủng khiếp chống lại mọi toan
tính hay hành vi chia cắt miền Nam khỏi miền Bắc.

Nhà thơ Xuân Diệu, bác ruột và là cha nuôi tôi, trong cuộc
diễn thuyết đầu tháng 12/1945 tại Hà Nội với tiêu đề
không gì rõ hơn: "Miền Nam nước Việt và người Việt Miền
Nam" kêu gọi thanh niên Miền Bắc gia nhập các đội quân Nam
tiến để cùng "đồng bào" Nam bộ chống Pháp tái chiếm,
đã nhắc tới cái đau đáu nguồn cội của những người Việt
theo Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam bằng những câu thơ bất tử của
Huỳnh Văn Nghệ: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam
thương nhớ đất Thăng Long".

Tóm lại, hệ tư tưởng của người Việt là Việt Nam là một
thể thống nhất và vì vậy là sự phủ nhận chủ nghĩa ly
khai. Tôi gọi hệ tư tưởng ấy của người Việt là chủ
nghĩa Nhất thể Việt, tạm dịch là Vietnamunism, tương tự như
chủ nghĩa Bài Ly Khai vậy.

Tôi cũng khẳng định rằng một dân tộc có hệ tư tưởng
của riêng mình là bất diệt.

<em>VOA: Lịch sử Việt Nam là sự đan xen của các cuộc chiến
tranh vói nước ngoài và các cuộc nội chiến. Vậy liệu chủ
nghĩa Nhất thể Việt hay chủ nghĩa Bài Ly Khai của người
Việt mà ông vừa nói tới liệu có mâu thuẫn với các cuộc
nội chiến không, thưa ông? </em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đúng là lịch sử Việt Nam không chỉ
gồm các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và vệ
quốc. Thế nhưng có một điều vô cùng đặc biệt và tưởng
chừng mâu thuẫn là các cuộc nội chiến lại không dẫn đến
sự chia cắt lãnh thổ mà ngược lại, củng cố sự thống
nhất của quốc gia.

Thực vậy, các cuộc nội chiến đều nổ ra vào giai đoạn
thoái trào của triều đình đương thời như một sự tất yếu
để bầu chọn người lãnh đạo mới của quốc gia. Điều này
là cốt tử đối với người Việt vì nếu không kịp thời
thay thế triều đình suy vi thì Việt Nam sẽ là miếng mồi ngon
cho phong kiến Trung Hoa. Nghĩa là "Nội chiến hay là Chết"
trong bối cảnh Việt Nam luôn bị nước lớn phương Bắc này
rình rập thôn tính.

Tóm lại, cần xem nội chiến như chất kháng thể có sẵn trong
cơ thể quốc gia Việt Nam có chức năng can thiệp kịp thời
để lành mạnh hoá cơ thể.

Cũng bởi đều nhằm tới sứ mạng quốc gia ấy nên không bên
tham chiến nào có ý đồ cát cứ, ly khai dẫn tới chia cắt
lãnh thổ quốc gia. Nghĩa là "được ăn cả, ngã về không"
như cách nói dân gian và thỏa hiệp nếu có thì chỉ là tạm
thời.

Điển hình cho quyết tâm nội chiến để duy trì và củng cố
sự thống nhất quốc gia Việt Nam là Chúa Nguyễn Ánh. Sau khi
đánh bại Chúa Trịnh rồi Triều Tây Sơn trong cuộc nội chiến
nổ ra khi Triều Lê mạt vận, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế
và để chứng tỏ thống nhất đất nước là mục tiêu tối
thượng của cuộc chiến do ông tiến hành, đã ghép chữ đầu
của Gia Định là thủ phủ Miền Nam với chữ cuối của Thăng
Long là kinh đô Nhà Lê ở Miền Bắc để làm niên hiệu Gia
Long.

Để nói thống nhất Bắc-Nam, thống nhất đất nước Việt Nam
là vấn đề có tính lịch sử, là yêu cầu tối thượng của
hệ tư tưởng của người Việt hay chủ nghĩa Nhất thể Việt
và vì vậy là bất khả kháng. Do không hiểu được người
Việt như thế nên Hoa Kỳ đã can thiệp quân sự nhằm duy trì
Vĩ tuyến 17 chia đôi Việt Nam và thất bại là cái giá phải
trả.

<em>VOA: Vậy theo Tiến sĩ, chiến tranh Việt Nam kết thúc vào
ngày 30/4/1975 là cuộc chiến của Hoa Kỳ hay là nội chiến
giữa người Việt với người Việt?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Theo tôi chiến tranh Việt Nam là cuộc
chiến tranh của Hoa Kỳ được bắt đầu từ cuối cuộc chiến
tranh của Pháp tại Đông Dương khi Hoa Kỳ quyết định tài
trợ 80% chi phí cho cuộc chiến tranh này như đã đề cập. Tuy
nhiên cuộc chiến tranh này của Hoa Kỳ lại dẫn đến cuộc
chiến huynh đệ tương tàn giữa những người Việt. Vì vậy
nói chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến là không sai
nhưng đó chỉ là một cuộc chiến trong một cuộc chiến khác,
cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành.

Trên thực tế, giai đoạn sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam
vào năm 1973 theo Hiệp định Paris được các chuyên gia quốc
tế gọi là giai đoạn "Việt nam hoá" chiến tranh của Hoa
Kỳ.

Chính vì vậy tôi cho rằng ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc cuộc
chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời cũng là ngày
kết thúc cuộc nội chiến giữa những người Việt.

<em>VOA: Ông nghĩ sao về cách diễn đạt của ban lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam và nguyên cả bộ máy tuyên truyền
cho rằng ngày 30/4/1975 là "Ngày giải phóng Miền Nam" ?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Khi nói "giải phóng Miền Nam" thì
không thể không xác định giải phóng Miền Nam khỏi ai, khỏi
cái gì.

Trước hết, chắc chắn không phải "giải phóng Miền Nam"
khỏi sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vì ngày 30/4/1975 quân đội
cộng sản nhận sự đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng
hoà Dương Văn Minh, đó chưa kể Hoa Kỳ đã rút hết quân khỏi
Miền Nam từ năm 1973 theo Hiệp định Paris.

Vậy chỉ còn khả năng "giải phóng Miền Nam" khỏi chế
độ tư bản, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội theo học thuyết
Mác – Lê nin. Tại thời điểm năm 1975 thì đúng là như vậy
do có sự ngộ nhận của một bộ phận những người cộng
sản Việt Nam, mà bằng chứng là các chiến dịch "cải tạo
công thương nghiệp tư doanh" và "tập thể hoá nông
nghiệp" trên cơ sở quốc hữu hoá cơ sở sản xuất, đất
đai thuộc sở hữu tư nhân do chính quyền mới tiến hành ngay
sau đó.

Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay thì quan niệm đó chắc
chắn không chỉ là lỗi thời mà còn là phản động theo đúng
nghĩa đen của từ này vì ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt
Nam đã công khai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

<em>VOA: Ông có thể chứng minh điều này được không vì cho
đến thời gian gần đây, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam
vẫn tuyên bố kiên định với chủ nghĩa Xã hội?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Cốt lõi của chủ nghĩa xã hội theo
học thuyết Mác-Lê Nin là kinh tế Nhà nước chỉ huy hay kinh
tế tập trung, kinh tế tư nhân được coi là "bóc lột
người" bị loại trừ. Thế nhưng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách
giá-lương-tiền của Chính phủ Việt Nam gây lạm phát tới
900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được
Đảng cộng sản Việt Nam phục hồi tại Đại hội 6 của
Đảng vào năm sau, 1986.

Nhưng phải đến năm 1990 thì chủ nghĩa tư bản mới được
chính danh bằng Luật Công ty và doanh nghiệp tư nhân. Và Đại
hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra cách đây 4 năm
đã hoàn tất công cuộc phá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng cách
chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Ngoài ra, hai giai cấp được đảng Cộng sản Việt Nam coi là
nòng cốt xây dựng chủ nghĩa xã hội và là đối tượng
được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của chế độ này là
công nhân và nông dân, Búa và Liềm ấy, hiện nay trên thực
tế lại thuộc những người cùng khổ của xã hội, tựa
những gì mà Nguyễn Ái Quốc đã mô tả cách đây 90 năm trong
báo Le Paria - Người cùng khổ.

Thực vậy, ở nhiều địa phương công nhân bị bóc lột và
bị xúc phạm nhân phẩm thậm tệ, không có quyền đình công
trên thực tế, còn nông dân thì bị chính quyền công nhiên
chiếm đoạt đất đai, nguồn sống có thể nói là duy nhất
của họ.

<em>VOA: Nếu vậy tại sao ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt
Nam vẫn tuyên bố kiên định chủ nghĩa xã hội theo học
thuyết Mác-Lê nin, thưa ông?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Sở dĩ có chuyện ban lãnh đạo Đảng
cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo là vì họ
sợ mất quyền lợi của bản thân. Thực vậy, nếu chính thức
tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì Đảng cộng sản Việt
Nam sẽ mất độc quyền lãnh đạo đất nước trong khi quyền
lực lại là phương tiện làm giàu của đại đa số đảng
viên có chức vụ.

Tóm lại, việc duy trì cho Đảng cộng sản Việt Nam độc
quyền lãnh đạo đất nước không gì khác hơn là để phục
vụ lợi ích phi pháp của một nhóm nhỏ trong Đảng cộng sản
Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số nhân
dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy
quyết không thể kéo dài hơn được nữa!

Do đó, để tránh cho ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam
một sự sụp đổ như đã diễn ra với các chính thể cộng
sản tại Liên Xô và Đông Âu, thậm chí tồi tệ hơn rất
nhiều vì hành xử của tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân
đáng tiếc là vẫn đậm chất nông dân theo đó cách mạng
đồng nghĩa với trả thù, phục hận, cách duy nhất là mau
chóng thực hiện chế độ đa đảng, điều mà Hiến pháp Việt
Nam chưa bao giờ cấm và bản thân Hồ Chí Minh người sáng lập
Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương và thực hiện.

<em>VOA: Nghĩa là Tiến sĩ cho rằng cách diễn đạt "Ngày giải
phóng Miền Nam" theo ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam
và bộ máy tuyên truyền bây giờ là không đúng?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đúng như vậy và vì thế cần phải
bỏ. Đó là chưa kể cách diễn đạt này dễ bị diễn giải
thành "Miền Bắc thôn tính Miền Nam" và trong trường hợp
đó lại trở thành mầm mống gây chia rẽ Bắc – Nam không
chỉ trong nhân dân mà trước hết và ngay trong chính nội bộ
những người cộng sản.

Mặt khác, không thể nào thực hiện được hoà hợp, hoà giải
với những người Việt bên kia chiến tuyến như Nhà nước
cộng sản Việt Nam chủ trương nếu Nhà nước này vẫn duy trì
cách diễn đạt mang đậm chất "thắng – thua" như trên.

Mặc dầu vậy, không thể phủ nhận tính lịch sử của ngày
30/4/1975 vì đó là ngày đất nước Việt Nam thống nhất sau 30
năm chiến tranh, độc lập dân tộc được Chính phủ Hồ Chí
Minh mà phụ thân tôi, Cù Huy Cận là bộ trưởng thành viên,
tuyên ngày 2/9/1945 đến lúc đó mới thực sự trọn vẹn.

So với những nước khác cũng bị Chiến tranh lạnh chia cắt
thì đó dứt khoát là một kỳ tích của người Việt Nam. Thực
vậy, mãi 14 năm sau bức tường Berlin mới sụp đổ còn bán
đảo Triều Tiên thì chưa biết khi nào mới có thể chứng
kiến Bàn Môn Điếm được tháo dỡ. Hoàn cảnh Trung Quốc và
Đài Loan tuy có khác đôi chút, nhưng cũng vậy, chưa biết bao
giờ mới chung một màu cờ.

Do đó "Ngày thống nhất đất nước" theo tôi là thích hợp
nhất để diễn đạt ngày 30/4/1975 và cũng là trung thành với
nguyên lý "Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất
đất nước" của chủ nghĩa Nhất thể Việt hay hệ tư
tưởng của người Việt.

<em>VOA: Chúng tôi được biết vào tháng 3 vừa qua, Tiến sĩ có
gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam kiến nghị xây Đài tưởng
niệm chung cho các chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ
Hoàng sa và Trường Sa, trong đó ông đề nghị tôn vinh các quân
nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh bằng cách công
nhận họ là liệt sĩ. Xin ông cho biết mục đích khi ông đã
đưa ra sáng kiến này?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Thực lòng khi đưa ra Kiến nghị tôi
không nhằm bất cứ mục đích chính trị nào mà chỉ đơn
giản nghĩ rằng tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đều có quyền được Nhà
nước thay mặt nhân dân Việt Nam tri ân và tri ân một cách
xứng đáng.

Trừ những kẻ phản bội Tổ quốc Việt Nam, không ai có quyền
tước đoạt cái quyền thiêng liêng ấy của những người lính
Việt Nam Cộng Hoà đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ
Hoàng sa, lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam.

Tất nhiên khi Kiến nghị này được Nhà nước Việt Nam nghiêm
túc thực hiện thì đó sẽ là sự khởi đầu quan trọng cho
hòa hợp, hoà giải giữa những người Việt từng ở hai bờ
chiến tuyến.

Nhưng để có được hoà hợp, hoà giải dân tộc thực sự và
bền vững thì Nhà nước Việt Nam phải thay đổi căn bản tư
duy về vấn đề này.

<em>VOA: Ông có thể nói rõ hơn về chuyện thay đổi căn bản
tư duy này, chẳng hạn thay đổi như thế nào, thưa Tiến
sĩ?</em>

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoà hợp, hoà giải dân tộc là xuất
phát từ lợi ích chung, lợi ích quốc gia nên dứt khoát không
phải là sự ban phát của nhà cầm quyền mà phía bên kia là
kẻ chịu ơn, không phải là sự tha thứ, khoan dung dành cho
những đứa con hư biết hối lỗi như cách Nhà nước Việt Nam
thể hiện bấy lâu nay.

Hoà hợp, hoà giải dân tộc là biết tôn trọng và tốt hơn
nữa, biết nhân nhượng những quan điểm chính trị khác biệt,
kể cả đối lập để phụng sự Tổ quốc Việt Nam một cách
tốt nhất, hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoà hợp, hoà giải
dân tộc là chấp nhận chung sống của các quan điểm chính
trị khác biệt

Cần lưu ý rằng chính sách đoàn kết toàn dân tộc mà Nhà
nước Việt Nam luôn đề cao trước hết phải là đoàn kết
chính trị, tức đoàn kết các quan điểm chính trị khác biệt
bởi nếu cùng chính kiến thì cần gì phải đoàn kết.

Tổ quốc Việt Nam không của riêng ai và vì vậy sẽ là có
tội nếu Nhà nước Việt Nam chần chừ hoặc tồi tệ hơn,
không thực tâm thực hiện hoà hợp, hoà giải dân tộc để
mọi người Việt bất luận chính kiến đều có cơ hội cứu
nước trước nguy cơ Trung Quốc xâm lược Trường Sa nói riêng,
lãnh thổ Việt Nam nói chung, rõ ràng hơn bao giờ hết!

Nhân đây một lần nữa tôi kêu gọi ban lãnh đạo Đảng cộng
sản Việt Nam mau chóng thực hiện chế độ đa đảng ở Việt
Nam bởi nếu không, Hoà hợp, hoà giải dân tộc sẽ lại trở
thành Lừa dối dân tộc với hậu họa đã có thể nhìn thấy
trước.

<em>VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ về sự chân thành và
thẳng thắn cũng như thời gian mà ông đã dành cho chúng tôi
trong cuộc phỏng vấn này.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4848), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét