Bắc Triều Tiên: Những bí ẩn và Dối trá (phần 2)

Có điều gì đó về tự chủ và thẳng thắn của cô khiến
tôi đã hỏi cô thêm một vài điều có tính cá nhân. Phải
chăng cô đã có một bạn trai ở đó ?

"Bà hỏi thật là ngộ ghê !" cô trả lời "Tôi vừa có
một giấc mơ về anh ta đêm nọ ", Mi-ran cười "Phải mất ba
năm chúng tôi mới dám nắm tay. Sáu năm nữa mới dám hôn nhau.
Tôi đã chẳng bao giờ mơ đến việc làm bất cứ điều gì
hơn thế. Khi rời Bắc Triều Tiên, tôi đã 26 tuổi và đã một
giáo viên, nhưng tôi đã không biết em bé được thụ thai như
thế nào" .

Mi-ran thừa nhận rằng cô thường xuyên nghĩ về tình yêu đầu
đời của mình và cảm thấy một số ray rứt của sự hối
tiếc trong cách cô đã bỏ đi. Jun-sang đã là người bạn thân
nhất của cô, người mà cô tâm sự những ước mơ và những
bí mật của gia đình cô. Tuy nhiên, cô vẫn dấu anh ta điều
bí mật lớn nhất của cuộc đời cô. Cô không bao giờ nói
với anh là cô từng ghê tởm Bắc Triều Tiên như thế nào,
không tin vào sự tuyên truyền mà jàng ngày cô phải truyền
đạt cho học sinh của mình như thế nào. Tóm lại, cô không bao
giờ nói với anh ta rằng gia đình mình đã nuôi dưỡng một
kế hoạch đào thoát. Không phải là cô không tin anh, nhưng bạn
sẽ không bao không bao giờ hối tiếc là mình quá cẩn thận.

Láng giềng tố cáo láng giềng, bạn bè tố cáo bạn bè. Nếu
ai trong các công an chìm biết được các kế hoạch của gia
đình, cả nhà cô ấy có thể đã bị đày đến một trại lao
động ở vùng núi.

"Tôi không thể mạo hiểm như thế", cô ấy nói với tôi
"Thậm chí, tôi đã không dám chào tạm biệt anh ấy".

Mi-ran và Jun-sang sống ở ngoại ô của Chongjin, một trong những
thành phố công nghiệp ở phía đông bắc của bán đảo, không
xa biên giới Nga. Phong cảnh Bắc Triều Tiên hết sức xinh đẹp
ở những nơi nào đó, nhưng thiếu vắng các màu sắc. Các ngôi
nhà ở rất đơn giản, tiện ích nhưng đơn sắc. Hầu hết các
vật liệu nhà ở được xây dựng vào những năm 1960 và 1970
từ các khối xi măng, đá vôi, phát nhỏ giọt cho người dân
dựa trên công việc và thứ hạng xã hội của họ. Ở nông
thôn, người dân thường sống trong các tòa nhà cao tầng duy
nhất gọi là 'Harmonicas', những dãy nhà một phòng, xếp dính
với nhau như những cái hộp nhỏ tạo nên các khoang vuông vức
của chiếc khẩu cầm.

Năm 1984 George Orwell đã từng viết về một thế giới mà màu
sắc duy nhất có thể tìm thấy được ở trên các áp phích
tuyên truyền. Đó là trường hợp ở Bắc Triều Tiên. Những
bức ảnh của Kim Il-sung được vẽ bằng màu sắc sống động.
Từng ánh tia màu vàng và màu da cam hắt ra từ khuôn mặt của
ông: ông là mặt trời. Hàng chữ màu đỏ nhảy xổ ra khỏi
khung cảnh xám với một sự khẩn thiết: Vạn tuế Kim il-sung.
chúng ta sẽ làm những gì Đảng dạy. chúng tôi không có gì
để ghen tỵ với thế giới.

Cho đến những ngày đầu của tuổi thiếu niên, Mi-ran không có
lý do gì để không tin các bảng hiệu tuyên truyền. Cha cô là
một người thợ mỏ. Gia đình cô nghèo, nhưng cũng như là tất
cả mọi người cô từng biết. Vì tất cả các ấn phẩm bên
ngoài, phim ảnh và các chương trình phát thanh đã bị cấm,
Mi-ran cho rằng không có nơi nào khác trên thế giới có con
người được sống tốt hơn, và có thể còn tồi tệ hơn
nữa. Cô đã nghe nói rất nhiều, rất nhiều lần trên đài
phát thanh và truyền hình rằng Nam Triều Tiên rất đáng thương
khổ sở, rằng bảng hiệu Công sản bị pha loãng của Trung
Quốc đã không thành công hơn là bảng hiệu được đưa ra
bởi Kim Il-sung và rằng hàng triệu người Trung Quốc sẽ bị
đói. Tất cả trong tất cả, Mi-ran cảm thấy cô là khá may
mắn được sinh ra ở Bắc Triều Tiên trong yêu thương chăm sóc
của người cha lãnh đạo.

Trong thực tế, các ngôi làng nơi Mi-ran lớn lên đã không phải
là một nơi tồi tệ lắm trong thập niên 1970 và 1980. Đó là
một khu làng điển hình của Bắc Triều Tiên với khoảng 1.000
dân, nhưng vị trí của ngôi làng này thật tình cờ ngẫu
nhiên. Biển Đông (biển Nhật Bản) chỉ cách sáu dặm, do đó
người dân địa phương thỉnh thoảng có thể ăn được cá
tươi và cua. Làng chỉ nằm ngay ngoài các ống khói của vùng
Chongjin và vì thế đã có lợi thế gần thành phố cũng như
các vùng trống để có thể trồng rau.

Tae Woo, cha của Mi-Ran, đã lớn lên trong tỉnh Chungchong Nam tại
Hàn Quốc. Ông lên 18 khi cộng sản xâm lược vào năm 1950, và
ông đã phải đi lính vì không có sự lựa chọn. Quân đội Nam
hàn rất yếu kém và đã cần đến bất cứ ai mà họ có
được. Ông đã bị bắt làm tù binh chiến tranh, và cuộc sống
của mình như là một người Hàn Quốc đã chấm dứt.

Sau hiệp ước đình chiến, đã có một cuộc trao đổi tù
nhân, nhưng hàng nghìn người đã không bao giờ được trả về
nhà, trong đó có Tae-woo, người đã được đưa đến một vùng
mỏ sắt tại Musan, một thị trấn gan góc ở phía Bắc Triều
Tiên sát biên giới Trung Quốc. Tại đây ông đã gặp và kết
hôn với mẹ của Mi-ran, và Tae-woo đã nhanh chóng đồng hóa vào
cuộc sống của Bắc Triều Tiên. Cũng dễ dàng để anh nương
náu mình vào. Ngay sau khi lập gia đình, Tae-woo và cô dâu mới
của anh được chuyển đến một vùng mỏ gần Chongjin, nơi anh
không hề quen biết ai. Không có lý do để ai phải nghi ngờ
bất cứ điều gì bất thường trong quá khứ của anh, nhưng
chính ngay trong bản chất kỳ lạ của Bắc Triều Tiên, thường
có ý nghĩ rằng rằng có một ai luôn luôn biết tất cả mọi
thứ.

Sau chiến tranh, Kim Il-sung đã thực hiện công việc đầu tiên
của ông ta là loại bỏ những kẻ thù từ trong bạn bè. Ông
đã loại bỏ rất nhiều người đồng chí có quyền lực. Họ
vốn đã chẳng có giá trị gì trong thời chiến; bây giờ sau
khi đã phục vụ mục đích của họ xong, họ có thể loại bỏ
đi được. Sao đó, Kim Il-sung chuyển sự chú tâm của mình
đến những người dân thường. Năm 1958 ông ra lệnh hình thành
một dự án để phân loại tất cả dân Bắc Hàn căn cứ vào
mức độ tin cậy chính trị của họ. Mỗi người phải đi qua
tám loại kiểm tra quá khứ. Hồ sơ "Songbun" - tên gọi của
bản kiểm tra phân loại - xem xét đến nguồn gốc cha mẹ, ông
bà và ngay cả anh em họ xa của mọi người. Vì là một người
lính Nam Triều Tiên trước đây, Tae-woo đã bị xếp vào hạng
dưới cùng của phân loại này. Những người Bắc Triều Tiên
thuộc các hàng phân loại thấp đã bị cấm sinh sống ở Bình
Nhưỡng hoặc các vùng đẹp hơn của quê hướng về phía Nam,
nơi đất đai màu mỡ và thời tiết ấm hơn. Tae-woo không thể
mơ đến việc gia nhập Đảng Lao động, một đảng tương tự
như Đảng Cộng sản ở Trung Quốc và Liên Xô, kiểm soát ban
bố được các công việc ngon ăn.

Người dân thuộc về thứ hạng như anh sẽ luôn bị theo dõi
chặt chẽ bởi hàng xóm của mình. Ở Bắc Triều Tiên, không
có cách gì một người bị xếp hạng thấp trong phân loại xã
hội có thể cải thiện số phận của mình. Bất cứ vết nhơ
nguyên thủy nào sẽ cứ ở mãi đó và không thể thay đổi. Và
vì tình trạng gia đình là căn cứ vào cha truyền con nối. Tội
lỗi của cha mẹ là tội lỗi của trẻ con và đời con cháu.
Người Bắc Hàn gọi là những người này là beulsun - nghĩa là
"máu bẩn", hoặc không tinh khiết.

Mi-ran và bốn anh chị em của cô sẽ mang vết nhơ ấy trong máu
của họ. Cha mẹ cô từng nghĩ là tốt nhất là đừng nói gì
cho các con mình biết về nguồn gốc của cha mẹ chúng. Ích
lợi gì khi thiêu đốt tâm tư chúng với những loại hiểu
biết rằng chúng sẽ bị học ở các trường học tốt nhất
và bị cấm làm những công việc tốt nhất, để cuộc đời
chúng sẽ sớm đi đến đường cùng ? Chúng còn lo lắng đến
việc học hành, tập đàn hát hoặc tranh tài trong thể thao để
làm gì nữa ?

Khi trẻ em đến tuổi vị thành niên, những trở ngại đến
từ quá khứ của cha mẹ chúng sẽ bắt đầu nở to hơn. Những
đứa trẻ không được nhận vào các trường học cao hơn sẽ
được giao cho một đơn vị làm việc, một nhà máy, một mỏ
than, hoặc tương tự. Nhưng các anh chị em của Mi-ran đều tự
tin rằng họ sẽ là những trẻ em được chọn để tiếp tục
ăn học. Họ thông minh, nhìn sáng sủa, khỏe mạnh, được giáo
viên và các bạn đồng lứa ưa thích. Nếu có ít tài năng, họ
có thể bị từ chối dễ dàng hơn.

Cuối cùng, chính người anh của Mi-ran đã buộc sự thật phải
lộ diện. Sok-ju đã bỏ ra bao tháng trời nhồi nhét chuẩn bị
cho kỳ thi giành chiến thắng để được nhập học vào
trường sư phạm làm giáo viên. Anh hiểu rằng mọi câu trả
lời đều hoàn hảo. Khi được thông báo là mình trượt, anh
đã giận dữ và đối đầu các giám khảo để yêu cầu một
lời giải thích.

Sự thật thật là tàn ác. Các em đã bị khắc ghi hoàn toàn
trong phiên bản lịch sử này của Bắc Triều Tiên. Bọn Mỹ là
hóa thân của cái ác và Nam Triều Tiên là bọn đầy tớ thống
thiết của chúng. Biết được cha mình là một người Nam
Triều Tiên đã từng chiến đấu với bọn Yankees đã vươt quá
mức chịu đựng của mình. Lần đầu tiên trong đời, Sok-ju
đã say rượu. Anh đã chạy xa khỏi nhà mình. Ở náu lại trong
nhà của một người bạn suốt hai tuần cho đến khi bạn bè
thuyết phục anh trở về. Sok-Ju hiểu, như bất kỳ cậu bé Hàn
Quốc nào cũng hiểu, rằng mình phải kính trọng cha mình. Anh
đi về nhà và quỳ xuống, xin cha mình tha thứ. Đó là lần
đầu tiên anh thấy cha mình bật khóc.

Lần đầu tiên khi Miran nhận thấy rằng người dân thành phố
đã tham gia vào các chuyến đi đến nông thôn để nhặt rác mà
ăn là khi nàng đang học trung học. Khi đạp xe vào Chongjin, nàng
nhìn thấy họ, trông như những kẻ ăn xin với bao tải đeo
xách trên vai, họ đi đến những vườn cây ăn trái ở hai bên
đường. Một số thậm chí còn đi xa hơn đến những cánh
đồng bắp kéo dài nhiều dặm về phía nam từ làng của cô ra
phía biển.

Nơi Mi-ran ở, các lối hẹp giữa các dãy nhà harmonica được
trồng cấy một cách đau đớn với ớt đỏ, củ cải, cải
bắp và ngay cả thuốc lá, bởi vì sẽ rẻ hơn để quấn lấy
mà hút hơn là đi mua thuốc lá, và hầu như tất cả đàn ông
đều hút thuốc. Những người có mái bằng phẳng sẽ mang cả
máng, chậu chất lên đó để trồng được nhiều rau quả hơn.
Những nỗ lực trồng trọt cá nhân này nhỏ bé đủ để không
làm chính quyền Công sản giận dữ. Ít nhất là được thời
gian đầu, họ đã ngăn được cơn đói, trước khi sự thiếu
hụt lương thực thực phẩm đã tăng trưởng thành một nạn
đói.

Ban đầu, các mối quan hệ giữa Mi-Ran và Jun-sang diễn ra trong
một chất lượng kiểu tư tín qua lại của thế kỷ 19. Họ
giữ liên lạc bằng thư từ. V2o năm 1991 ít người Bắc Triều
Tiên từng được sử dụng điện thoại. Bạn phải đi đến
bưu điện để gọi điện thoại. Nhưng ngay cả viết một lá
thư không phải là một công việc đơn giản. Giấy viết thư
khan hiếm. Người dân phả viết ở các rìa báo. Giấy trong các
cửa hàng nhà nước được làm bằng trấu sẽ dòn, rách dễ
dàng. Và khoảng cách từ Bình Nhưỡng để Chongjin chỉ có 250
dặm, nhưng thư từ phải đến cả tháng mới được chuyển
giao đến nơi.

Ở Bình Nhưỡng, Jun-Sang có thể mua giấy tử tế. Anh có riêng
một cây bút bi nguyên tử. Anh viết hết trang này qua trang khác,
thật dài và lôi cuốn. Thư từ của họ dần dần phát triển
từ các lối hình thức khô cứng đến những nội dung hoàn
toàn lãng mạn. Anh đã trích dẫn các tiểu thuyết mình từng
đọc cho nàng. Anh viết các bài thơ tình yêu.

Những kinh nghiệm của Jun-Sang ở Bình Nhưỡng đã cho Mi-ran
một cái nhìn vào một thế giới có đặc quyền ở phía xa.
Đồng thời, cũng khó để nghe biết đến mà không có một
biểu hiện ganh tỵ. Cô đang ở năm cuối cùng của bậc trung
học và cô đang sợ đấy sẽ là chặng cuối việc học của
mình. Jun-sang linh cảm được nỗi phiền muộn của cô và cứ
thăm dò vào sâu hơn cho đến cuối cùng, cô đã nói với anh
những gì cô đang lo lắng. 'Mọi điều đều có thể thay
đổi,' Jun-Sang viết cho cô. 'Nếu em muốn có nhiều hơn nữa
trong cuộc sống, em phải tin vào bản thân mình và em có thể
đạt được ước mơ của mình".

Sau đó Mi-ran đã quý trọng những lời khuyến khích bằng việc
thay đổi cuộc đời mình. Từng là một học sinh giỏi, cô đã
không để mình bị tụt hạng. Cô húc vào sách vở. Nếu không
vào đại học được, cô sẽ không phải đổ lỗi cho chính
mình.

Trong một nỗi ngạc nhiên vô cùng, Miran được chấp nhận vào
trường cao đẳng sư phạm. Vào mùa thu 1991 cô dọn ra khỏi nhà
cha mẹ để vào ở trong ký túc xá nhà trường. Nhưng khi nhiệt
độ mùa đông rơi xuống sâu hơn ở Chongjin, cô mới nhận ra
rằng tại sao chính nhà trường này lại có khả năng cho mình
một chốn ở. Các ký túc xá không có lò sưởi. Mi-ran đã đi
ngủ mỗi đêm trong áo choàng của mình, cả vớ dầy và găng
tay với cả khắn tắm quấn quanh đầu mình. Khi thức giấc,
tấm khăn thường bị đóng băng từ độ ẩm của hơi thở cô.
Trong phòng tắm, nơi các cô gái dùng giẻ lau để chùi rửa kinh
nguyệt của họ (không ai có khăn vệ sinh tử tế),trời lạnh
đến mức những mảnh giẻ lập tức đông cứng trong vài phút
sau khi được treo lên cho khô.

Đến năm 1994, khi Mi-ran tốt nghiệp, cô mong muốn chuyển về
nhà ở với bố mẹ, vì chế độ phân phối thực phẩm ở
Chongjin hoàn toàn chấm dứt. Cô yêu cầu được phân công
giảng dạy gần nhà và đã may mắn được gửi đến một nhà
trẻ gần vùng mỏ, nơi cha cô làm việc. Lớp mẫu giáo này
được đặt trong một tòa nhà đơn tầng bằng bê tông, bao
quanh bởi một hàng rào sắt với các hình vẽ các bông hoa
hướng dương nhiều màu, hình thành một cổng chào trên lối
vào với khẩu hiệu: Chúng ta rất hạnh phúc. Các phòng học
đúng tiêu chuẩn với bức chân dung cha và con trai của Kim
Il-sung và Kim Jong-il chủ ở phía trên tấm bảng đen. Có một
cái tủ sách to nhưng với chỉ một vài cuốn sách, khó đọc,
vì đã được chụp lại từ bản gốc rất lâu rồi.

(còn 2 kỳ nữa)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4789), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét