tin của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, người ta sẵn sàng
làm điều xấu và khi ấy cái xấu trở thành chuyện bình
thường.</em>
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/2799">Đôi điều về "vốn xã
hội"</a></li>
</ul></div>
Đã có quá nhiều lời than vãn về trật tự giao thông đô thị
ở nước ta, đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh nơi mật độ dân cư ngày càng cao, phương tiện đi lại
ngày càng dày đặc. Trên những con đường chật hẹp đầy
khói và bụi đến mức ngạt thở ấy, những người đi xe máy
tranh nhau từng tấc đất, thậm chí tràn cả lên lề đường,
thoải mái luồn lách bất chấp va chạm gây nguy hiểm cho mình
lẫn người khác. Ai ai cũng hiểu như thế là sai luật nhưng ai
cũng làm, bởi không ai nhường mình thì tại sao mình phải
nhường người khác.
Bức tranh bát nháo như vậy có thể qui kết cho trình độ yếu
kém trong quản lý đô thị của các cơ quan chức năng, nhưng
trong sâu xa đó là biểu hiện rõ nét hơn cả về một khái
niệm được nhiều nhà kinh tế cũng như nhiều học giả đưa
ra, đó là "vốn xã hội".
<div class="boxright300"><img
src="/files/u1/sub01/61003842_1177603727_7367eed77e.jpg" width="460"
height="435" alt="61003842_1177603727_7367eed77e.jpg" /><div
class="textholder">Việt Nam, nơi con người không còn lòng tin vào
sự hợp tác...</div></div>
Vốn xã hội được xem là phẩm chất của người dân được
đặt trên nền tảng lòng tin vào cuộc sống, tin vào lòng tốt
của con người với nhau và giữa công dân với hệ thống quản
lý xã hội, tức chính quyền, và qua đó người ta sống trung
thực với mình cũng như với người khác.
Khác với các loại vốn hữu hình như tài nguyên, lao động,
tiền bạc, đây là loại vốn vô hình của một cộng đồng
chứ không phải của một cá nhân và có tính cộng hưởng,
nghĩa là càng có nhiều người sử dụng vốn này thì càng tạo
hiệu quả cao, ngày càng nhiều thêm chứ không vơi đi. Xã hội
kém phát triển, kinh tế yếu kém thì nguồn vốn xã hội dễ
bị quên lãng.
Dưới góc độ kinh tế thì vốn xã hội được xem như hàng
hoá công, không một ai được quyền sở hữu nhưng ngược lại
chỉ một vài người lợi dụng lòng tin để lừa gạt hay làm
hại người khác thì sẽ làm thui chột vốn xã hội mà nhiều
người đã dày công xây dựng nên. Hiểu theo cách nào đó thì
vốn xã hội là một loại nội công, phải luyện tập lâu ngày
mới có mà lại rất dễ tiêu hao, như đã làm mất lòng tin thì
khó lấy lại uy tín vậy.
Hiện nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã đặt vốn xã hội vào
trong bối cảnh phát triển kinh tế và người ta nhận ra rất
rõ tác dụng của vốn này.
Nhìn về lợi ích của cộng đồng, có những tình huống mà
nếu mỗi người đều tự nguyện góp sức vào thì hiệu quả
sẽ cao. Chẳng hạn như người tham gia giao thông không giành nhau
từng tấc đường khi kẹt xe, không xả rác nơi công cộng, sẽ
khiến cho chính phủ không quá tốn kém chi phí cho trật tự, an
toàn xã hội. Nếu mọi người đều cư xử tử tế với nhau
vì lòng tự trọng, giữ lời hứa vì sợ mất danh dự, thì các
giao dịch làm ăn sẽ bớt rủi ro, các cá nhân sẽ không tốn
nhiều thời gian và tiền bạc cho những cuộc tranh tụng.
Một xã hội vốn xã hội cao sẽ ít tội phạm, khi đã tin cậy
nhau thì cũng dễ trải lòng với người khác, nhờ đó mà tránh
được những va chạm trong đời thường. Nhà nước sẽ không
phải tốn nhiều chi phí cho một bộ máy quản lý để ngăn
chặn các hành vi phạm pháp có hại cho cộng đồng, cho nền
kinh tế. Sự tiết giảm này giúp nhà nước có thêm chi phí
nâng cao đời sống người dân.
Làm ăn trong một đất nước có vốn xã hội cao thì các nhà
đầu tư sẽ yên tâm vì không sợ bị lừa gạt và nếu chẳng
may có mầm mống xung đột thì vấn đề cũng dễ giải quyết
vì sự đối xử tử tế nào cũng được đáp lại bằng một
thái độ tương tự. Đây cũng chính là mối bận tâm của
không ít nhà đầu tư nước ngoài khi phải giải quyết các
tranh chấp với người lao động trong các vụ đình công.
Một xã hội nghèo nàn vốn xã hội như chúng ta, do thiếu sự
tin cẩn giữa những con người với nhau, thì việc thuê mướn,
tuyển dụng nhân viên thường bị ảnh hưởng bởi sự thân
quen, gửi gắm. Do đó người ta thường tìm cách móc nối và
là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.
Vốn xã hội thấp thể hiện một sự khủng hoảng về lòng tin
của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, người ta sẵn sàng làm
điều xấu và khi ấy cái xấu trở thành chuyện bình thường.
Chính vì vốn xã hội thấp mà một hành động như trẻ em giúp
đưa một người già qua đường hay việc trả lại khoản tiền
lớn nhặt được của khách nước ngoài đánh rơi, thường
được báo chí hết lời biểu dương, trong khi ở các nước
văn minh đó là chuyện chẳng có gì phải ầm ỉ.
Môn công dân giáo dục ở trường tiểu học dạy cho lớp trẻ
về trách nhiệm với cộng đồng, tôn trọng luật pháp và tôn
trọng người khác, dạy cho trẻ đối xử công bằng và sống
ngay thẳng là những bài học đầu đời ăn sâu vào tâm thức,
để con cháu chúng ta trở thành những công dân tốt sau này.
Thế nhưng điều này ngành giáo dục của chúng ta chưa làm
tốt.
Tôn giáo cũng góp phần đáng kể trong việc hình thành vốn xã
hội với những bài học về lòng bác ái, công bằng, khuyến
khích con chiên, đạo hữu tuân theo những giới luật để
đừng quá ích kỷ và nặng lòng với cuộc sống vật chất.
Các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc là tiền đề
cho một nguồn vốn xã hội phong phú, nhưng đó không phải là
tất cả, vì sự tự phát vẫn chưa đủ để duy trì một vốn
xã hội cao mà phải cần đến một định chế xã hội lành
mạnh, thể hiện qua hệ thống pháp luật minh bạch và dễ tuân
thủ. Luật pháp càng công minh càng tạo nên lòng tin trong xã
hội. Luật pháp thiếu công minh dẫn đến lòng tin ngày càng
giảm sút.
Không ít người cho rằng kẻ thù lớn nhất của quá trình tích
lũy và phát triển nguồn vốn xã hội chính là tham nhũng. Tham
nhũng và hối lộ thì ở đâu cũng có, nhưng một đất nước
mà vốn xã hội thấp thì tệ nạn này tràn lan và trở thành
quốc nạn, nhất là khi phép nước chưa nghiêm, quan tham ngày
càng lộng hành, người dân thì lòng tin bị xói mòn đến mức
tê liệt phản ứng trước cái xấu.
Yếu tố căn bản để tạo ra vốn xã hội chính là con người.
Đất nước ta với bề dày lịch sử và nhân văn lâu đời đã
có nhiều giai đoạn nguồn vốn này phát triển rất mạnh.
Đáng tiếc là trải qua nhiều biến động nay nguồn ấy đã suy
kém dần. Vốn xã hội ở mức thấp thì dù có thu hút nhiều
loại vốn vật chất khác nhiều đến đâu cũng khó đạt
được một mức phát triển kinh tế cao và bền vững như mong
muốn. Đây cũng là một trong những bài toán khó của thời kỳ
hội nhập.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4351), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét