không truy cứu trách nhiệm hình sự vụ Có bec-gie cắn chết
người thì trên Thanh Niên số ra ngày 014/3/2010 có bài viết "<a
href="http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201010/20100304010617.aspx">Mang
cả xe công nông chở cà phê hái trộm</a>", kể về sự táo
tợn của bọn trộm cafe như đốn cả gốc cây, mang cả xe công
nông đế chở, với phần kết luận có đoạn như sau:
<em>"Ông Hùng kể thêm nỗi khổ của các chủ trang trại cà
phê: "Sau mùa thu hoạch, đến kỳ tưới nước, cà phê bung
hoa, nhiều người vào mót hạt cà phê rơi rụng. Nghĩ thương
họ là người nghèo túng nên cho vào vườn cây, nhưng như thế
thì làm hoa cà phê rụng nhiều, gây hại đến việc đậu quả
vụ mùa sau. Chúng tôi chỉ nhỏ nhẹ nhắc họ đi lại cẩn
thận; nếu xua đuổi thì có khi hậu quả gây hại vườn cây
còn lớn hơn do họ trả thù". Chính vì sợ hại cho vườn cây
mà nhiều chủ rẫy phải "nhân nhượng" như thế, kể cả
khi bắt được rồi tự thả những kẻ trộm vặt vài chục ký
cà phê. Ông Hùng bảo, việc bị chặt gần 200 cây cà phê, 300
cây sầu riêng trồng xen trong 4 ha rẫy và hàng loạt cây muồng
chắn gió đã "dạy" ông phải có cách ứng xử "mềm" hơn
trong việc bảo vệ vườn cây của mình..."</em>
Đúng là người mót cà phê cũng có năm bảy loại người, chủ
rẫy cũng thật khổ tâm khi phảm tìm đủ mọi biện pháp để
bảo vệ tài sản của mình, đem chó dữ ra dọa cũng là một
biện pháp vì chính quyền bất lực trước tện nạn này như
bài viết đã đề cập.
Nếu bài viết cho người đọc một cách nhìn khác về việc
trộm và mót cà phê nói chung thì là một điều hay cho rộng
đường dư luận một cách đường đường chính chính. Nhưng
bài báo này này được đăng trong khi dân chúng đang phản đối
Quyết định của Công An Đác Lắc là nhắm mục đích gì? Nếu
tác giả muốn kêu gọi chính quyền địa phương có biện pháp
bảo vệ người dân thì đó là một ý tốt. Còn mục đích
của bài viết là để giải thích hay bào chữa cho hành động
thả chó cắn chết người thì không thể hiểu nổi cái tâm
của người cầm bút để ở đâu. Điều giả định thứ nhất
mọi người nghĩ có thuyết phục hay không? Với ý kiến chủ
quan của mình tôi nghiêng về mục đích thứ hai. Để thay lời
kết tôi muốn gửi mọi người bài báo của tac giả Thu Hà báo
Tuổi Trẻ:
<div class="special_quote"><h2><a
href="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=360316&ChannelID=3">THƯƠNG
CHO PHẬN NGHÈO</a></h2>
Lúc sinh ra, bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo
liền bác mãi. Bác mơ thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá,
thấy nét mặt gian ác và tinh nghịch của cậu Phúc, con chó tây
nhe nanh chồm đến...
Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người
trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi
đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ ở đầu
làng.
Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u họ thấy mấy đứa con
nhỏ bác Lê ngồi ở vỉa hè, con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín
khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát sẽ về. Nhưng họ
biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cảm
giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại,
những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi
không biết bao giờ dứt".
Thạch Lam viết như thế từ những năm 1940, trong truyện ngắn
đau buồn và ám ảnh Nhà mẹ Lê. Những cô cậu học sinh phổ
thông suốt mấy thập kỷ đã được nghe thầy cô giảng trong
giờ học văn rằng những cảnh ấy chỉ có ở nông thôn VN
thời thuộc địa phong kiến, chỉ còn trong văn chương hiện
thực phê phán hay Tự lực văn đoàn.
Nhưng mẩu tin hôm kia trên các báo thì bảo không phải thế.
"Người phụ nữ xấu số đó là bà Phạm Thị Ngắn (55
tuổi, trú tại buôn H'drát, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đắc
Lắc). Bà bị đàn chó bécgiê thuộc trang trại cà phê của
một công ty cùng địa phương cắn chết khi mót cà phê rụng
ở trang trại này chiều 21-1.Các nhân chứng cùng đi mót cà phê
với bà Ngắn cho biết khi đang mót thì một đàn chó bécgiê lao
ra, những người khác nhanh chân leo lên cây, còn bà Ngắn bị
chó táp quật ngã xuống đất. Một người đàn ông của trang
trại chứng kiến sự việc nhưng không can thiệp dù nạn nhân
kêu la. Tại hiện trường, hầu hết các phần cơ đều bị chó
cắn nát và ăn mất, toàn bộ da đầu, mặt bị mất".
Chuyện của ngày hôm nay, ở xứ ta mà nghe cứ như của thời
nào, ở xứ nào. Người đàn bà ấy chắc chắn là nghèo, vì
không nghèo thì ai phải đi mót cà phê.
Chắc chắn nhà chức trách sẽ vào cuộc, công luận sẽ căm
phẫn và thương xót. Nhưng có sự trừng phạt, sự lên án, sự
thương xót hay chia sẻ nào trả lại mẹ cho con của bà Ngắn,
như đã không trả lại được cho chín đứa con của mẹ Lê
người mẹ mà chúng ngóng đợi. Sự trừng phạt có thể đến
với kẻ đã nhẫn tâm thả đàn chó ra rồi đứng nhìn đàn
chó xâu xé người mẹ tội nghiệp kia mà không thèm lên tiếng.
Nhưng lẽ ra đã chẳng cần đến trừng phạt hay thương xót
nếu bà Ngắn đừng nghèo đến thế để không phải đi mót cà
phê trong vườn nhà người khác, nếu bà cũng có một mảnh
vườn con con của mình, nếu bà có một cái nghề yên ổn hơn
mót cà phê...
Thương cho phận nghèo...</div>
<div class="special_quote">Để cung cấp một cái nhìn trái chiều,
Dân Luận xin giới thiệu thêm bài viết sau đây trên
VnExpress.net:
<strong><a
href="http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/03/3BA195E0/">Từ
vụ chó cắn chết người, kể chuyện về người 'mót' cà
phê</a></strong>
Chào các bạn
Tôi đọc phần tranh luận rất sôi nổi về số phận của nạn
nhân trong bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Thuận: "Vụ chó
cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc", xin kể thêm cho
các bạn về những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy
hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê.
Tôi năm nay đã 52 tuổi, đã từng hơn 18 năm đi làm đủ nghề
ở xứ người trong đó cũng có trồng cà phê ở Gia Lai ở Đăk
Lăk , có nuôi tôm ở Bạc Liêu và nhiều nghề khác nữa . Xin
thưa rằng sau từng ấy năm tôi lại phải bỏ tất cả để
về lại Sài Gòn làm nghề buôn bán với gia đình của mình.
Có bạn nói nếu họ vào mót cà phê mình bắt được thì giao
chính quyền xử lý thì tôi đã từng phải van xin các anh công
an vào can thiệp vì những người đi mót này. Nhưng sự việc
ngày càng thêm tồi tệ, hơn 100 gốc cà phê của tôi đã
được những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ
là dân nghèo đi mót cà phê này thu hoạch hộ đến trơ trọi,
chỉ còn cái cây chẳng có nhánh hay cành gì cả. Báo công an ư,
họ ở cách rẫy của chúng tôi xa lắm, đến nơi họ cũng hứa
hẹn đủ điều.
Cái tôi bị mất ở đây chính là thành quả lao động, một
sự lao động chân chính và đầy khó nhọc, và đâu phải cứ
dùng sức người sức của ra là đạt được mà còn mong cả
ở ông trời cho mưa thuận gió hòa mới tìm được chút tiền
lời. Nhưng họ vẫn cứ vào mót, mót từ cái máy bơm nước,
mót cả hàng trăm mét ống dẫn nước từ suối lên đến rẫy,
mót luôn cả những bao phân chúng tôi chưa kịp bón. Từ Gia Lai
tôi bán bỏ tất cả về Dăk Lăk làm lại và cũng màn cũ diễn
ra. Tôi lại bán bỏ để về vùng Long Khánh làm lại lần nữa
là trồng chôm chôm và sầu riêng. Sau bao nhiêu vất vả cực
nhọc thì cây chôm chôm cũng cho tôi trái nhưng vẫn là bọn
người mót này vào thu hoạch hộ.
Tôi canh và bắt quả tang được cả bọn 5 hay 6 người ôm mấy
bao chiến lợi phẩm trong vườn của mình, chặn lại hỏi anh
đi đâu vô vườn của tôi thì được trả lời là đi mua chôm
chôm. Tôi hỏi mua bao nhiêu thì mỗi người cầm đưa cho tôi
vài tờ giấy 2 ngàn và cười chế giễu tôi trong khi tay mỗi
người vẫn ôm chặt cái bao chiến lợi phẩm mà họ mót
được. Tôi lấy lại hết những gì chúng lấy và chỉ khoảng
1 tuần sau cả vườn của tôi chẳng còn gì nữa, lớp bị
chặt ngã đổ, lớp bị đốt cháy và đốt luôn cái chòi tôi
dựng lên để canh gác. Con trai tôi lúc đó chỉ 10 tuổi mà
trong mắt nó lúc nào cũng có cái nhìn đầy thù hận, vì có
quá nhiều kẻ xấu cứ phá công việc làm ăn của gia đình nó.
Và sau 9 hay 10 năm đi lang thang tứ xứ tôi lại phải bán bỏ
tất cả về miền tây những mong sẽ đổi đời với nghề
nuôi tôm cá. Nhưng cũng vậy, tôi nuôi tôm thì bị chúng ngang
nhiên vào xúc tôm, con tôi ra la lên thì chúng nó bảo tao lấy
chút xíu về nhậu mà la gì mậy , cứ vậy đấy, cứ như của
ông cha chúng nó để lại và còn nhiều điều tồi tệ khác
nữa.
Và cuối cùng tôi phải từ giã cái nghề nuôi trồng của mình
và lên lại Sài Gòn để làm lại từ đầu.
( Huỳnh Kim Lương )
</div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4339), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét