Theo sau Google, GoDaddy.com sẽ ngưng không cung cấp vài dịch vụ ở Trung Quốc

Lại thêm một công ty dịch vụ mạng nổi tiếng đã theo gót
Google trong việc từ chối chính sách kiểm duyệt và giám sát
mạng Internet của Trung Quốc sau khi Google ngưng không sàng lọc
kết quả truy cập tại Trung Quốc. Sự kiện này khiến những
quan tâm về tự do trên mạng Internet gia tăng tại Hoa Thịnh
Đốn.

Cho biết rằng họ cung ứng máy chủ cho rất nhiều trang mạng
riêng rẽ mà chính quyền Trung Quốc đã liệt vào các trang có
thông tin nhạy cảm chính trị, Tổ Hợp Go Daddy hôm thứ Tư nói
rằng <em><strong>họ sẽ thôi không cung ứng các trang mạng mới
cho những tên miền có đuôi miền là ".cn" thay vì phải tuân
theo những đòi hỏi của chính quyền Trung Quốc trong việc cung
cấp chi tiết thông tin của các thân chủ người Trung
Hoa.</strong></em>

Công ty đăng ký tên miền lớn nhất thế giới này đã điều
trần trước hội thẩm đoàn thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ rằng
những hoạt động của họ tại Trung Quốc đã phải đối
diện với chính sách gia tăng giám sát nghiêm ngặt kể từ
tháng 12. Nhà cầm quyền Trung Quốc vào tháng Hai đã yêu cầu
Go Daddy, công ty cung cấp dịch vụ máy chủ cho nhiều trang mạng
Internet liên can đến những cuộc nổi dậy của Tây Tạng và
sự kiện Thiên An Môn năm 1989, phải đưa ra hình ảnh và các
đơn đăng ký dịch vụ của chủ nhân 27,000 trang mạng với
đuôi miền chấm cn (.cn) - phỏng theo lời của trưởng ban cố
vấn Go Daddy bà Christine Jones.

Đình chỉ việc cung ứng dịch vụ cho các trang mạng mới có
đuôi miền .cn "là sự quyết định của chúng tôi với quyền
lợi mà chúng tôi có, dựa vào kinh nghiệm phải liên lạc với
những nhà yêu nước Trung Quốc, thu thập tin tức cá nhân của
họ và trao cho chính quyền," phỏng theo lời bà Jones phát
biểu trước Ủy Ban Hành Pháp Nghị Trường về nước CH Nhân
Dân Trung Hoa. "<em>Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi không
muốn trở thành tình báo của chính quyền Trung Quốc.</em>"

Cty Google hôm thứ Hai đã giữ đúng lời đe dọa của mình
bằng cách ngưng không kiểm duyệt kết quả truy cập của hệ
thống truy cập ở Trung Quốc bằng cách chuyển các tuyến giao
thông mạng sang một máy chủ không có chế độ sàng lọc đặt
tại Hồng Kông. Đây cũng là chủ đề của buổi hội thảo
hôm thứ Tư. Con số những nhà công nghệ ủng hộ việc liên
kết tự do và kiểm duyệt thông tin mạng với tự do mậu dịch
càng ngày càng gia tăng, họ cho rằng các công ty dịch vụ mạng
Hoa Kỳ là những nhà thầu cung cấp thông tin; ngăn cản sự lưu
thông của thông tin sẽ làm tổn hại việc làm ăn của họ.

Chủ tịch Tổ Hợp Công Nghệ Điện Toán và Truyền Thông
(Computer and Communications Industry Association) ông Ed Black đã yêu
cầu các viên chức Hoa Kỳ noi theo việc Liên Hiệp Âu Châu
thông qua nghị quyết năm 2008 xem kiểm duyệt mạng Internet là
một hành động cản trở mậu dịch. Ông Black nói với hội
thẩm đoàn rằng "<em>Khi một quốc gia cản trở việc truy
cập một trang mạng của Hoa Kỳ, một hành động phản ứng
tương xứng là điều cần phải có</em>".

Hai Cty Google và Go Daddy đã nhận được nhiều lời khen ngợi
từ các thượng nghị sĩ và dân biểu Hạ viện, thành viên
của hội thẩm đoàn về Trung Quốc. Họ cũng nhận được
những lời khen nồng nhiệt từ các công ty mạng và công ty
truyền thông đã bị chính sách kiểm duyệt này đặt áp lực.

Nghị viên bang New Jersey của Hoa Kỳ ông Chris Smith đã chỉ mặt
Microsoft ở buổi hội thảo là "<em>tạo khả năng cho những
kẻ bạo ngược</em>".

Đồng sáng lập viên của công ty Google ông Sergey Brin cũng tung
một cú khi phát biểu với tờ The Guardian của Anh về lập
trường của Microsoft đối với Trung Quốc sau khi Google lần
đầu tiên tuyên bố vào tháng Giêng rằng họ sẽ ngưng không
kiểm duyệt kết quả tìm kiếm. Ông Sergey nói rằng, "<em>Họ
[Microsoft] đã lên tiếng phản đối tự do ngôn luận và nhân
quyền chỉ để nói ngược với Google.</em>"

Một phát ngôn viên của Microsoft hôm thứ Tư nói rằng công ty
này sẽ thường xuyên trao đổi với chính quyền Trung Quốc
để thúc đẩy tự do ngôn luận và mức độ minh bạch.

Trong một bản tuyên bố của công ty, Microsoft viết như sau:
"<em>Tại Microsoft chúng tôi vẫn sẽ trung thành với việc thúc
đẩy quyền tự do phát biểu qua những ràng buộc tích cực
trong 100 quốc gia, cho dù chúng tôi vẫn tuân thủ luật pháp
của từng quốc gia mà chúng tôi đang hoạt động. Chúng tôi
đã hoạt động tại Trung Quốc hơn 20 năm và chúng tôi dự
đinh sẽ tiếp tục các thương vụ tại đó.</em>"

Google đã cho hội thẩm đoàn của Quốc Hội biết rằng các
dịch vụ của họ - từ hệ thống truy tìm cho đến YouTube
đến mạng lưới giao lưu Orkut – đã có lúc bị kiểm duyệt
hoặc bị ngăn chặn bởi hơn 25 quốc gia trong những năm gần
đây. YouTube bị chặn ở hơn một chục quốc gia, kể cả ở
những nước đồng minh của Hoa Kỳ như Thổ Nhĩ Kỳ và
Pakistan.

Trưởng han hành chính đối ngoại tại Bắc Mỹ của Cty Google
ông Alan Davidson cho biết rằng Google đã bắt đầu thấy chính
quyền TQ sử dụng chế độ kiểm duyệt qua một vài từ khóa
trong hệ thống truy tìm tai Hồng Kông, một điều mà những cư
dân mạng ở Trunq Quốc đã báo cáo nhưng Google chưa bao giờ
thừa nhận.

Go Daddy nói rằng có khoảng 1,200 thân chủ người Trung Hoa đã
bị ảnh hưởng bởi yêu cầu trước đây của TQ đòi hỏi
công ty - trụ sở đặt tại Scottdale, bang Arizona – này trao ra
thông tin cá nhân mà các thân chủ thật ra không cần phải
tiết lộ khi đăng ký.

Gần 20 phần trăm trong số các thân chủ đó đồng ý để Go
Daddy trao thông tin của họ cho chính quyền TQ. Công ty này cũng
cho biết rằng trang mạng của 900 thân chủ khác có lẽ đã bị
chính quyền TQ chặn không cho truy cập.


<em>Liên lạc Mike Swift ở số (408) 271-3648 hoặc theo dõi bài
viết của anh ta ở Twitter.com/switstories</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4521), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét