Joyce Anne Nguyen - Ai không muốn được tự do?

Vài ngày trước học về người Mỹ, cuốn sách giáo khoa đề
cập đến tự do và giáo viên của tôi hỏi "Tại sao tự do
lại quan trọng đến vậy?". Trygve, một trong số các bạn học
hỏi lại "Ai không muốn được tự do?"

Vấn đề nằm ở đó. Là điều tôi đang muốn bàn đến.

Điều Trygve nói không hề sai, và tôi không phản đối, nhưng
phải nói rằng tôi biết rất nhiều người không muốn và cũng
không cần tự do.

Trên nguyên tắc, nếu bạn hỏi họ có yêu tự do không, họ
đương nhiên sẽ nói có. Nhưng "tự do" chỉ là một từ, một
khái niệm chung chung đối với họ. Trong thực tế, trong
trường hợp rõ ràng cụ thể, hành động của họ lại cho
thấy điều ngược lại, họ không muốn và cũng không cần
đến nó. Tiêu biểu là nhiều người ở đất nước tôi và ở
những đất nước do độc tài lãnh đạo.

Tất cả đơn giản bởi họ không thực sự hiểu định nghĩa
của tự do. Họ đã sống không có tự do trong một thời gian
quá dài và không ý thức được mình không may mắn như thế
nào.
Họ không biết lẽ ra họ có quyền lên tiếng và đấu tranh cho
quyền lợi cá nhân họ. Họ không biết lẽ ra họ có quyền
yêu cầu và phản kháng.

Trong một khoảng thời gian quá lâu, quá dài, họ đã sống
không có tự do. Họ chỉ đơn giản là không quan tâm đến tự
do ngôn luận, tự do về quan điểm chính trị, tự do tín
ngưỡng tôn giáo, tự do cá nhân... Họ cũng chẳng quan tâm
đến việc người dân nước khác được nhiều quyền lợi và
tự do hơn họ.

Những cuộc đình công và biểu tình của công nhân, nông dân,
Công giáo, Phật giáo.. bị đàn áp, họ không mấy quan tâm.

Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite vì ảnh hưởng trầm
trọng đến không chỉ môi trường sống, nguồn nước, các sinh
vật và người dân, mà còn rất nguy hại đến an ninh lãnh thổ
đất nước, bị lờ phắt, họ không mấy quan tâm.

Các nhà hoạt động dân chủ mong muốn một sự thay đổi bị
buộc tội phản quốc và phải ngồi tù, họ không mấy quan
tâm.

Các blogger và những người biểu tình bị bắt giữ, họ không
mấy quan tâm.

Các phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt và kiểm soát,
họ không mấy quan tâm.

Người dân không được quyền cất lên tiếng nói của mình,
họ không mấy quan tâm.

Họ không quan tâm, không hiểu mình không may mắn như thế nào.

Có những người có quan tâm, nhưng nỗi sợ lấn át họ, khống
chế họ, khiến họ không thể làm gì được. Mỗi ngày giở
báo ra họ thấy bao nhiêu điều chướng tai gai mắt, bao nhiêu
điều bất công phi lý diễn ra xung quanh, họ chửi nhà nước,
chửi lãnh đạo, rồi sau đó vì miếng ăn, vì sống còn, họ
đành phải làm lơ, giả vờ như không biết, không quan tâm và
tự thuyết phục bản thân rằng ít nhất mình cũng còn hạnh
phúc hơn nhiều nước khác vẫn còn đang trong chiến tranh, rằng
mỗi ngày họ vẫn còn được đi học hoặc làm việc, ăn mỗi
ngày 3 bữa. Họ lờ đi những vấn nạn xung quanh họ, trong
đất nước họ, ngay bên cạnh họ, và tự huyễn hoặc chính
mình rằng mọi thứ đang trở nên khá hơn, đất nước đang
tiến bộ và thay đổi.

Có những người khác không chịu được nữa. Nhưng họ biết
họ không làm gì được. Mỗi người họ chỉ là một cá nhân,
cộng nhiều người lại chỉ là một nhúm người, không thể
đấu tranh cho tự do quê hương họ. Họ chỉ còn một lựa
chọn duy nhất, là đến một đất nước khác và tìm thấy tự
do cho riêng bản thân.

Tôi rất hiểu sau khi đọc bài viết này có những người sẽ
bảo rằng tôi là đứa phản động, phản quốc, đứa vô ơn,
rằng người dân phải tuân theo lãnh đạo, rằng tôi phải nghĩ
lại mình đã làm gì cho quê hương đất nước mà dám lên
giọng đòi hỏi Tổ quốc phải làm gì cho tôi, rằng...

Chính vì vậy, tôi phải nhấn mạnh là, yêu nước nghĩa là
yêu, tự hào và làm điều tốt nhất cho Tổ quốc, trong định
nghĩa yêu nước không nói tôi phải yêu và tuân theo nhà nước
và ban lãnh đạo. Là một người Việt Nam, tôi muốn cống
hiến cho sự phát triển của Việt Nam, nhà nước tồn tại vì
sự phát triển của đất nước và đại diện bảo vệ quyền
lợi của công dân. Nếu ban lãnh đạo không màng đến quyền
lợi người dân, nếu ban lãnh đạo chỉ lo kiểm soát hệ
thống truyền thông thay vì bảo vệ lãnh thổ an ninh đất
nước, nếu ban lãnh đạo tước quyền nói và biện hộ của
những người bất đồng chính kiến trong phiên tòa, nếu ban
lãnh đạo lục soát và bắt giữ người không cần giấy phép,
nếu ban lãnh đạo bưng bít không cho nhân dân biết về vấn
đề lãnh thổ trên đất liền cũng như hải đảo và bắt giữ
những người biểu tình chống Trung Quốc- đất nước luôn lăm
le muốn nuốt trọn đất nước tôi, và rất nhiều điều khác
tôi không thể kể ra hết ở đây, tôi cảm thấy tôi có quyền
lên tiếng và phản kháng. Và tôi không thấy bất kỳ lý do nào
để cảm thấy xấu hổ về điều đó.

Tự do không phải cho ko.

Tự do không rơi từ trên trời xuống.

Tự do là cái ta phải tranh đấu để đạt được.

Tôi yêu tự do.

[Và đây là lý do đôi khi tôi cảm thấy mình chỉ là một kẻ
hèn nhát đầy nhục nhã]

<em>Joyce Anne Nguyen
15/2/2010
Viết lại từ bản tiếng Anh viết ngày 31/1/2010. </em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4324), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét