Danh Đức - Ba câu hỏi cho nền dân chủ Thái Lan

TTCT - "<em>Thái Lan chuẩn bị đối diện với bạo lực nhân
phán quyết về tài sản của cựu thủ tướng Thaksin vào ngày
26-2</em>". Đằng sau những tin tức y hệt nhau từ nhiều nguồn
thông tấn này là những câu hỏi về quá trình dân chủ Thái.

<div class="boxleft300"><img
src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=401223"
/><div class="textholder">Cảnh sát chống bạo động thực tập ở
ngoại ô Bangkok để chuẩn bị tình huống biểu tình ngày 26-2
của lực lượng áo đỏ ủng hộ ông Thaksin - Ảnh:
Reuters</div></div>
Tuần trước, một quả bom đã được phát hiện tại tòa án
tối cao, nơi sẽ diễn ra cuộc chiến pháp lý cuối cùng mà
Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nhắm vào cựu thủ tướng Thaksin
Shinawatra. Hai vạn nhân viên an ninh tăng cường cho lực lượng
binh sĩ, cảnh sát Thái trung thành với chính quyền Abhisit để
sẵn sàng "dàn chào" hàng vạn áo đỏ hậu thuẫn ông Thaksin
trong cuộc thư hùng cuối cùng này mà nếu không có bất ngờ
vào giờ chót, tòa án tối cao sẽ tuyên rằng 2,3 tỉ USD tài
sản của ông Thaksin đang bị phong tỏa trong các ngân hàng Thái
là của phi pháp và bị tịch biên.

Cuộc chiến pháp lý này đã mở màn từ tháng 10-2008 với phán
quyết của tòa án tối cao phạt ông Thaksin 2 năm tù về tội
tham nhũng, do đã để phu nhân Potjaman lợi dụng thế lực của
mình mua "non" một hơi bốn lô đất, trị giá mỗi lô 727
triệu baht (1USD = 33 baht). Đệ nhất phu nhân bị tuyên 3 năm tù
ở. Thế nhưng án tuyên nghiêm khắc bao nhiêu thì thi hành án bao
dung bấy nhiêu: bỏ ra 5 triệu baht thế chân, chưa đầy số lẻ
của trị giá bốn lô đất vàng mà "giá duyệt" đã là non 3
tỉ baht, phu nhân Potjaman ung dung tại ngoại và xuất cảnh sau
đó.

<h2>Nghiễm nhiên "của vợ, công chồng"?</h2>

Chuyện ông Thaksin bị tuyên án tham nhũng vì đã cho vợ dựa
hơi "mua như cho" các lô đất không lạ lùng gì ở châu Á,
châu Phi: ở đâu cũng "của vợ, công chồng" cả! Ở
Philippines trước kia, vợ chồng tổng thống Marcos còn "công
chồng, của vợ" hơn thế nữa mà đến nay vẫn chưa thu hồi
được hết tài sản, dù ông Marcos quy tiên từ 21 năm trước.
Phu nhân Imelda Marcos năm nay đã 81 tuổi, ba năm trước còn bị
ra tòa những chục lần vì những cáo buộc nhận đút lót xưa
song có thu hồi tài sản nhà bà được đâu.

Ở Indonesia cũng thế, tài sản các con cái của cố tổng thống
Suharto có hề hấn gì đâu. <span class="underlined-text">Chẳng qua
ở Á-Phi, các khái niệm như "gia đình trị" (nepotism),
"thân hữu" (cronyism) vẫn chưa bị bài trừ như ở Âu-Mỹ,
trái lại còn được định chế hóa kiểu "một người làm
quan, cả họ được nhờ"</span>.

Phán quyết ngày 26-2 về số tài sản trị giá 2,3 tỉ USD liệu
có tuyên một đằng, thi hành một nẻo như phán quyết với phu
nhân Potjaman? Vấn đề ở chỗ vợ chồng ông Thaksin đã chuẩn
bị sẵn bản án ly dị từ hai năm qua để giảm thiểu thiệt
hại từ phán quyết tịch biên của tòa án.

<h2>Dân chủ bắt đầu từ thượng tôn pháp luật?</h2>

Thành ra nếu dân chủ còn là thượng tôn pháp luật thì khoảng
cách này còn xa lắm.

Thượng tôn pháp luật còn có thể được xác minh qua việc ông
Thaksin bôn ba xứ người từ bốn năm qua. Tất nhiên trước
phiên xử năm 2008, ông Thaksin đã kịp cao chạy xa bay bằng một
vé mời VIP sang Bắc Kinh dự khai mạc Olympic mùa hè. Vé mời
được gửi đi khi ông Thaksin chưa bị tuyên án nên chẳng va
chạm ngoại giao gì cả. Chiếc vé mời quý báu này cũng dễ
hiểu: ngoài gốc gác tỉnh Quảng Đông của mình, ông Thaksin có
vài dự án đầu tư bạc tỉ USD ở Trung Quốc.

Sau Olympic Bắc Kinh, ông Thaksin bay sang Anh tị nạn chính trị.
Nhưng sau khi Chính phủ Thái hủy hộ chiếu ngoại giao của ông
Thaksin, Chính phủ Anh bèn trục xuất ông. Từ đó ông "dọc
đường gió bụi" với ít nhất sáu cuốn hộ chiếu nước
ngoài khác nhau đều hợp lệ, cấp cho "công dân danh dự"
Thaksin. Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết trên các
hộ chiếu do Nicaragua, Uganda và Montenegro cấp, ông Thaksin đổi
tên thành Takki Shinegra, nghe qua cũng hao hao âm tiết châu Phi, như
M'Beki (tổng thống Nam Phi)! (1). Cuối năm ngoái, ông Thaksin còn
được Campuchia phong làm cố vấn kinh tế cho chính phủ nước
này.

Việc Chính phủ Anh tống tiễn ông Thaksin chính là bài học
công pháp quốc tế mà tiến sĩ luật Thaksin, bằng thiệt của
Đại học Texas (Mỹ) chứ không phải bằng "giấy", đã bất
ngờ nhận ra. Âu-Mỹ có khi đạo đức giả thật đấy nhất
là về mặt nhân quyền luật pháp, song vẫn khác biệt lớn
với suy nghĩ Á-Phi của ông: <span class="underlined-text">cho dù có
là ông chủ của đội bóng thành Manchester, ông Thaksin cũng
phải bị trục xuất</span>. Trong khi đó, đến nay Các Tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất cũng chưa chịu "nhả" ông
Thaksin ra. Hôm 19-2, Bộ Ngoại giao Thái Lan còn yêu cầu chính
phủ quốc gia vùng Vịnh này vui lòng dẫn độ kẻ đào tẩu!

<h2>Quân đội bảo vệ ai?</h2>

Ngay từ ngày 26-1, Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban đã "chặn
đầu" quân đội bằng một tuyên bố khích tướng: "<em>Công
chúng đừng lo âu do lẽ các bên sẽ không sử dụng vũ lực
để giải quyết các vấn đề. Cảnh sát và quân đội sẽ
không đứng về phe nào mà chỉ đảm trách nhiệm vụ bảo vệ
luật pháp và trật tự. Tôi đã làm việc với quân đội và
cảnh sát về vấn đề này từ cả năm nay và nhận thấy
chuyện đảo chính hoàn toàn không có trong đầu họ</em>".

Trung tướng Khattiya, chỉ huy trưởng an ninh quân đội, đang có
nguy cơ bị bắt giữ vì cáo buộc đe dọa tính mạng các quan
chức liên quan vụ xử tài sản ông Thaksin. Viên tướng này đã
bị tướng tổng tham mưu trưởng Anupong cách chức hôm 14-1 do
đã công khai đứng về phía Mặt trận Dân chủ đoàn kết
chống độc tài, tức phe áo đỏ hậu thuẫn ông Thaksin, và đã
nhiều lần ra nước ngoài gặp ông Thaksin. Hôm sau ngày tướng
Khattiya bị cách chức thì văn phòng tướng tổng tham mưu
trưởng Anupong, ngay trong bộ tổng tham mưu, ăn đạn phóng lựu
M79! Tướng Khattiya thanh minh: "<em>Tôi không dính líu gì, lúc
đó tôi không có mặt ở Bangkok mà ở Hat Yai</em>". Không dừng
ở đó, tướng Khattiya còn khuyến cáo Bộ trưởng quốc phòng
Prawit Wongsu-wan và tướng tổng tham mưu trưởng Anupong nên từ
chức (2).

Mẩu chuyện trên về trung tướng Khattiya mới chỉ là một
chương trong pho "trường thiên tiểu thuyết võ hiệp" mang
tựa đề "Các tướng lĩnh Thái". Tháng 9 năm ngoái, tướng
Chaisit Shinawatra - nguyên tổng tư lệnh quân đội - còn tuyên
bố chỉ có đảo chính mới đưa cuộc khủng hoảng áo vàng/áo
đỏ ra khỏi bế tắc (3). Tên họ của viên tướng này nhắc
rằng ông và ông Thaksin cùng gia tộc. Mới đây, tướng Chaisit
còn hô hào "giải tán quốc hội để ra khỏi khủng hoảng",
bầu lại quốc hội mới (4). Giải tán quốc hội chẳng khác
nào giải tán chính phủ hiện thời!

Từ các câu chuyện trên, xem lại câu hỏi đặt ra từ rất lâu
cho các tướng lĩnh Thái là: <span class="underlined-text">Quân đội
có nhiệm vụ bảo vệ gì, bảo vệ ai nếu không phải là tổ
quốc và nhân dân, chứ không phải để bảo vệ phe này, đảng
nọ?</span>

Dân chủ, ở giai đoạn nhập môn, có thể được sử dụng như
là những trò chơi đấu đá bất tận như thế. Đầu thế kỷ
trước, cảnh này cũng đã diễn ra ở Pháp khi quốc hội liên
tục lật đổ chính phủ. Và phải sau vụ chính biến ở Alger
năm 1961 của tướng Salan cùng các tướng lĩnh "cựu thực
dân", quân đội Pháp mới được mời về trong doanh trại,
không làm chính trị.

Dân chủ không chỉ là bầu bán.

DANH ĐỨC

______________

(1) "Thaksin's new name",
http://www.thaivisa.com/forum/Thaksin-s-Passport-Name-Takki-Shi-t317055.html

(2) "Maj Gen Khattiya may face arrest", The Nation, January 22, 2010.

(3) "Coup a way out of crisis", Bangkok Post, 14-9-2009.

(4) "Chaisit suggests House dissolution", Bangkok Post, 13-2-2010

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4318), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét