hiện đại, đại đa số lao động đều làm việc ở các nhà
máy, doanh nghiệp, thu nhập chính của họ cũng từ đó. Vì vậy
mối quan hệ giữa lãnh đạo và người lao động rất mật
thiết với nhau, họ luôn phải dựa vào nhau mà tồn tại và
cùng phát triển. Người lãnh đạo rất cần sức lao động
của các nhân viên, ngược lại người lao động cũng rất cần
công ăn việc làm của các doanh nghiệp. Hiện nay, những người
lãnh đạo tiến bộ, không coi mối quan hệ này là quan hệ ông
chủ và người làm, mà họ dần chứng tỏ là quan hệ đồng
nghiệp. Vì vậy để đánh giá những phẩm chất của một
người lãnh đạo thời đại mới là rất nhiều, ta hãy cố
gắng thảo luận và đánh giá một số phẩm chất quan trọng
của người lãnh đạo.
1. <strong>Quyết đoán</strong>: Đó là tính tiên quyết của
người lãnh đạo, một phẩm chất rất quan trọng của người
lãnh đạo, nếu người lãnh đạo thiếu tính quyết đoán họ
sẽ loai hoay cả ngày với cả mớ câu hỏi mà không biết bắt
đầu từ đâu, giống như một người mù lạc trong rừng sâu
mà không biết đường ra, nếu họ tìm thấy đường thì yếu
tố may mắn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Quyết đoán chỉ
đường cho người lãnh đạo biết được phương hướng,
quyết sách cho doanh nghiệp của mình, những công việc ưu tiên
thực hiện trước. Nó là kim chỉ nam cho hành động, nếu
thiếu nó người lãnh đạo dễ trở thành người ba phải,
đẽo cày giữa đường, ai bảo gì cũng nghe. Nó giúp người
lãnh đạo phân bổ công việc và nguần nhân lực hợp lý, có
hiệu quả cao.
Nếu tính quyết đoàn dựa trên những tính toán khoa học và
phân tích kỹ càng những thông tin (Kể cả logic hay phi logic),
dự đoán xu thế phát triển của tương lai… Thì hiệu quả
thật tuyệt vời. Quyết đoán không phải là độc đoán, mù
quáng, mà phải mở rộng lòng mình ra để lắng nghe ý kiến
của người khác. Người lãnh đạo luôn phải đưa ra những
quyết định quan trọng, sự chần chừ sẽ làm cho đồng
nghiệp mất niềm tin vào bạn.
2. <strong>Nhân nghĩa</strong>: Không kém phần quan trọng như tính
quyết đoán, Trần Thủ Độ nói rằng: "<em>Người làm tướng
có trí có dũng thôi thì chưa đủ, nó chỉ bảo đảm cho viên
tướng đó không thua. Bởi lẽ rằng chỉ có trí và dũng thôi
thì người làm tướng dễ khắc bạc, mà khắc bạc thì không
được lòng binh sĩ, không được lòng binh sĩ thì họ làm sao
có thể tận tâm, dám sả thân cho nghiệp lớn. Cho nên một
tướng giỏi phải hội tụ đủ cả ba điều: Nhân – Trí –
Dũng, trong đó nhân là quan trọng nhất"</em>. Nhân nghĩa là cơ
sở của người lãnh đạo đối nhân xử thế với bạn hàng,
với khách hàng, với những người xung quanh, đặc biệt là
nhân viên của mình.
Là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ mọi người, ngay
thẳng không làm việc bậy, người lãnh đạo thực sự đầu
tư sức lực vào sự thành công của người khác. Người nhân
nghĩa mới thu phục nhân tâm của người khác, đồng thời cũng
tạo cái uy cho đồng nghiệp, cho đối tác, cho bạn hàng và cả
khách hàng… Lãnh đạo phải có nghĩa vụ với tập thể, với
tổ chức, với những người xung quanh, với toàn xã hội. Nói
chung phải lấy nhân nghĩa làm đâu, là gốc rẽ cho mọi hành
động.
3. <strong>Dùng người</strong>: Đây là yếu tố không thể thiếu
của người lãnh đạo, nó thể hiện qua việc tuyển chọn
người tài, phân chia công việc hợp lý. Doanh nghiệp nhỏ thì
có vài chục người, lớn thì hàng ngàn người, mỗi người
một tính cách. Nếu không phân bổ hợp lý nguồn nhân lực thì
doanh nghiệp rất rối ren, hiệu quả công việc chung hay công
việc của từng nhân viên không cao, có thể coi là gốc rễ
để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nó là tổng hòa của nhiều
yếu tố, từ tuyển chọn và đào tạo nhân tài, tìm hiểu
những ưu điểm và khuyết điểm của nhân viên mà mình trực
tiếp quản lý. Lãnh đạo phải là người chào đón những nhân
viên mới, đặc biệt là những nhân viên mới tốt nghiệp và
chỉ cho họ thấy môi trường làm việc tích cực trong công ty,
để họ thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp.
Trong xã hội không ai, chắc chắn không ai có thể thành công
một mình bao giờ. Nhân nghĩa là cơ sở để phân chia công
việc giúp phát huy hết tố chất của mỗi nhân viên, cũng như
sức mạnh của cả tập thể. Khi cần người lãnh đạo hoặc
nhân viên sẽ phải hy sinh lợi ích của mình cho tập thể thì
đó mới là tập thể mạnh, đoàn kết, bất khả chiến bại.
Giỏi dùng người là tố chất không thể thiếu của người
lãnh đạo, nếu muốn đưa doanh nghiệp của mình tiến lên và
phát triển bền vững. Muốn trở thành cao thủ dùng người
trước tiên phải hiểu mình, đặt mục tiêu cần tuyển người
như thế nào, hiểu người để phân chia công việc. Nắm
được xuất thân, học lực, thực tài (Trí tuệ), trình độ,
kinh nghiệm, hứng thú, sở thích, sở trường… Hay nói đúng
hơn là sự tổng hòa của những yếu tố đó, để nâng nó lên
tầm nghệ thuật (Nghệ thuật dùng người). Có tin người thì
mới dùng, khi đã dùng rồi thì phải đặt trọn niềm tin, nên
người lãnh đạo phải là người tinh tế trong nhận xét và
đánh giá người khác. Nếu là bậc thầy trong việc dùng
người thì bạn dễ dàng đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho
doanh nghiệp. Cũng phải lưu ý tuyển những nhân viên có tính
cách tố chất phù hợp với chuẩn mực văn hóa bạn đã đặt
ra. Nhưng bạn cũng phải thấu hiểu nhân viên của mình, phải
biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới. Khi có vấn đề
rắc rối, thử đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên để
từ đó có hướng giải quyết hợp lý. Phải tự lực đào
tạo ra những con người năng động sáng tạo, tự chủ, có óc
phê phản, có năng lực tự giải quyết các vấn đề mới nẩy
sinh, có năng lực tự học, tự nghin cứu suốt đời, có năng
lực tạo nghiệp tiến thân. Nhanh chóng thống nhất và quán
triệt mục tiêu đào tạo phù hợp với tình hình và nhiệm vụ
mới. Chương trình đào tạo phải đáp ứng được mục tiêu
tạo nền tảng tri thức cho sự phát triển con người toàn
diện, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời đại
toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.
4. <strong>Văn hóa doanh nghiệp</strong>: Lãnh đạo phải là
người đầu tiên chú ý xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi
trường làm việc và người lãnh đạo có tác động rất lớn
đến phong cách làm việc của nhân viên, người nhân viên có
trưởng thành được không phụ thuộc rất lớn ở phong cách
lãnh đạo, và môi trường làm việc trong công ty. Khen ngợi
nhân viên phải được xem như là thói quen, và hãy cố ghi nhận
bằng văn bản và những sản phẩm hữu hình hay vô hình, khiển
trách nhân viên thì phải lựa lúc, lựa nơi. Đặc biệt tất
cả các thành viên phải ý thức không được vô tình hay hữu
ý mà "cầm nhầm" các vận dụng của người khác. Mọi
người cứ nghĩ cái bút, hòn tẩy hay quyển sổ không đáng gì,
nhưng với người mất nhiều khi lại là gia tài rất lớn. Hơn
nữa nó tạo lên những thói xấu khó sửa của các thành viên.
Có nhà lãnh đạo tài ba đã nói: "Tôi không thích và hiếm khi
lấy người từ nơi khác đến, cho dù họ có kinh nghiệm, và
đã khẳng định được tài năng. Tôi thích tuyển sinh viên
mới tốt nghiệp, dù họ còn non nớt nhưng họ lại dễ đào
tạo và chịu tiếp nhận văn hóa công ty chúng tôi".
Rất nhiều báo đài, nhiều diễn đàn đã nói về tầm quan
trọng của văn hóa doanh nghiệp, sự sống còn của doanh nghiệp
là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc…
Nhưng nó phải là một quá trình kéo dài và liên tục, để
trở thành những nề nếp, thói quen tốt, vì học được đức
tính tốt bao giờ cũng dễ hơn bỏ những đức tính xấu, bạn
học được các đức tính tốt rồi thì tính xấu cũng tự
mất đi. Ở Việt Nam rất ít doanh nghiệp hiểu được tầm quan
trọng này, phải tạo môi trường làm việc thân thiện, tác
phong của mỗi nhân viên, ý thức giúp đỡ chia xẻ lẫn nhau
của các thành viên. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp,
giao tiếp trên cơ sở cởi mở, xây dựng để đạt được
kết quả chứ không phải là hăm doạ, quát mắng. Bằng khả
năng lãnh đạo của mình, bạn tạo ra một môi trường làm
việc đoàn kết, gắn bó các thành viên trong công ty với nhau,
cùng hợp lực đưa công ty hướng đến những mục tiêu phía
trước. Trong không khí làm việc thân thiện, mọi người sẽ
cảm thấy thoải mái và muốn gắn bó lâu dài với công ty,
cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự phát triển chung. Hiện
tại nhân viên thường làm việc ở công ty 8-10h (Giờ ăn và
nghỉ trưa), vì vậy nó chiếm quá nửa thời gian của họ. Hãy
cố xây dựng môi trường làm việc để cho mỗi thành viên khi
xa nó cảm thấy thiếu một cái gì đó, nó làm cho họ có hứng
thù vời công việc mình đang làm, yêu mến đồng nghiệp, các
dụng cụ làm việc. Các nhân viên vui vẻ giúp đỡ đồng
nghiệp, có hứng thú tham gia những công việc chung. Lãnh đạo
phải tạo ra môi trường làm việc bình đẳng (Ở mức cho
phép), của các thành viên trong công việc, sự thân thiện là
yếu tố hàng đầu của môi trường làm việc. Quan điểm và
tác phong của người lãnh đạo tác động rất lớn đến việc
hình thanh văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên gắn bó với công ty
khi họ được tôn trọng và đối xử tốt, ngược lại, họ
sẵn sàng ra đi. Động viên nhân viên là một việc làm có ảnh
hưởng rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Một
đội ngũ nhân viên được động viên tốt sẽ đem lại những
sản phẩm và dịch vụ ưu việt, làm hài lòng khách hàng và
tăng kết quả bán hàng.
5. <strong>Tín</strong>: Trong thời đại ngày nay tín là cơ sở
của niềm tin, thông tin được truyền đi nhanh hơn cả tốc
độ ánh sáng, khi bạn là người giữ chữ tìn thì bạn sẽ
được bạn hàng, khách hàng và nhân viên tin tưởng. phải giữ
chứ tìn với chính bản thân, với lương tâm, với bạn hàng,
khách hàng, với đồng nghiệp, với cấp dưới của mình, và
với cả xã hội nữa. Có như vậy bạn mới nhận được sự
tin tưởng của người khác, bạn tin tưởng họ thì họ mới
tin tưởng bạn, bạn kính trọng mọi người thì ắt được
mọi người kính trọng lại. Một khi đã đánh mất niềm tin
rồi thì rất khó lấy lại. Giữ gìn tín nghĩa là việc khó vô
cùng, ta phải đánh đổi rất nhiều những quyền lợi trước
mắt, nếu không có tầm nhìn xa trông rộng, thì ta sẽ đánh
mất nó trong chớp mắt.
Là gốc của mọi hành động toàn thể cán bộ công nhân viên,
là cơ sở tạo dựng niềm tin của bạn hàng và khách hàng, xã
hội và đặc biệt của các thành viên với nhau, tạo dựng cái
uy trước mọi người. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong
doanh nghiệp là rất cần thiết, nhưng cái uy của người lãnh
đạo, của cấp trên luôn phải duy trì. Uy tín góp phần rất
lớn xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu của công ty,
thương hiệu của mỗi cá nhân. Từ đó tạo ra niềm tin mãnh
liệt vào bản thân mình, và với những người khác. Khi đã
đánh mất uy tín bạn sẽ rất khó lấy lại, nếu không muốn
nói là không thể. Vì vậy để giữ uy tín bạn phải hy sinh
rất nhiều quyền lợi của bản thân, nhưng khi bạn đã khẳng
định được uy tín rồi thì bạn sẽ rất thuận lợi đi trên
con đường mà mình đã chọn.
Hãy suy nghĩ tích cực, lạc quan để trở thành người tự tin.
Sống chủ động để làm người tiên phong, làm việc chăm chỉ
nhưng không quên sự sáng tạo, suy nghĩ chín chắn để tạo ra
tri thức, trí tuệ cho mình, học tập thật nhiều để nhận
thức rằng tri thức nhân loại là vô tận.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4097), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét