dạng của số phận.
Số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam đã quá điêu
linh, ly loạn trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, nhưng
chưa bao giờ dân tộc ta chấp nhận sự an phận với tư cách
nhược tiểu như là số phận nghiệt ngã mà ông Trời đã an
bài.
Trong bối cảnh hiện nay của quê hương, tất cả những gì
xấu xa tệ hai đều diễn ra ở "thời hiện tại hoàn thành
tiếp diễn" mà ta có thể dẫn ra như sau: kinh tế lao đao,
đạo đức suy đồi, giáo dục xuống cấp, quốc kế - dân sinh
như "tơ vò trăm mối", lân bang lấn áp, dân khí suy nhược, trí
thức trong nước hoặc "im lặng đáng sợ" hoặc "ngoảnh mặt
làm ngơ", trí thức hải ngoại chưa có niềm tin về việc
trọng dụng nhân tài, nông dân cơ cực mất đất, công nhân
khốn cùng phản kháng bằng các cuộc biểu tình trên khắp
đất nước, người lao động làm công ăn lương tối mặt với
cơm áo gạo tiền, sinh viên chúi đầu vào các ngành học dễ
tìm việc và lương cao, doanh nhân lao đầu vào các dự án, các
cơ hội làm ăn để lo cho gia đình, lo cho doanh nghiệp mình trở
thành thương hiệu uy tín, công chức Nhà nước chỉ biết cúi
đầu làm theo lệnh trên, quân nhân ở các đảo xa, các vùng
cao, vùng sâu thì thiếu thốn, nguy hiểm và cực nhọc, lực
lượng an ninh thì làm theo lệnh trấn áp những ý kiến mà
Đảng cho là phản động, "triều đình " thì lo đấu đá, tranh
giành quyền bính trước kỳ đại hội đảng đầu năm 2011(mà
các trang báo đang bình luận khá nhiều), thì thao thức và trăn
trở <a href="http://danluan.org/node/4275">như ông Vũ Đình Tiêu đã
bộc bạch</a> "cái thay đổi quan trọng nhất là ở chỗ thay
đổi dân yếu nước hèn thành ra dân giàu nước mạnh và thực
sự công bằng văn minh; làm sao cho đất nước không bị ngoại
bang khinh nhờn lấn át. Theo đó, thay đổi làm sao cho đất
nước không còn các "quốc nạn và quốc loạn" như tham
nhũng, hối lộ, buôn lậu, mua quan bán tước; thay đổi để
những người có tài năng đức độ được trọng dụng, những
kẻ bất tài cơ hội bị loại bỏ. Đấy mới là thay đổi căn
bản và cần thiết mới đáng gọi là thay đổi..." là hoàn
toàn xác đáng.
Vậy việc đổi tên Thủ đô của Việt Nam chúng ta (sao cho
xứng đáng) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh đất
nước, cơ đồ dân tộc? Để rộng đường dư luận và để
đạt được những lợi ích tối đa cũng như giảm đi tối
thiểu những thiệt hại khi đổi tên Thủ đô Việt Nam, tôi
mạn phép đưa ra một số quan điểm riêng nhằm để tất cả
những ai quan tâm đến Tổ Quốc cùng chia sẻ và bàn luận.
<strong>1. Thiệt hại :</strong>
Bất kể khi thay đổi việc gì, ta cũng phải chấp nhận trả
giá. Trả giá về vật chất và/hoặc về tinh thần là điều
không thể chối cãi. Những thiệt hại về vật chất khi thay
đổi tên Thủ đô không thể không tính tới và chắc chắn
không nhỏ mà chúng ta có thể tạm dẫn ra đây : thay đổi tất
cả các những gì liên quan đến công quyền, công cộng, công
luận và công chúng (bảng hiệu công quyền, các con dấu, công
văn, các bích chương, hình tượng, các liên hệ liên quan giữa
các công sở với công sở, giữa công sở với người dân và
giữa người dân với nhau, các liên hệ giữa địa phương với
địa phương, địa phương với Thủ đô, giữa quốc gia với
quốc gia, chi phí tổ chức cuộc "Trưng cầu dân ý" v.v...).
Những thay đổi thiệt hại này chỉ về phương diện tài
chánh, xin để lại cho các nhà kinh tế học, các CEO, CFO tính
toán (hiện nay Nhà nước cũng đang có những dự án lớn về
cải cách hành chánh tốn kém không nhỏ). Việc tổ chức đổi
tên Thủ đô phải trở thành sự kiện vô cùng đặc biệt và
quan trọng không thua kém việc khai sinh ra nước "Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa" chắc chắn sẽ làm tốn kém công quỹ không ít.
Những thiệt hại vật chất cho việc đổi tên Thủ đô cũng
chỉ xoay quanh TIỀN và chỉ tiền mà thôi. Việc tổ chức thực
hiện Quốc Lễ đổi tên Thủ Đô làm sao để không xảy ra như
vụ án "Đề án 112" là vấn đề khác. Tuy nhiên, ta có thể tin
rằng, mức độ tốn kém cho Quốc Lễ đổi tên Thủ đô còn
thua xa cỡ vài vụ tham nhũng cộng lại như: PMU18, Đại lộ
Đông - Tây, Tiền Polymer v.v...
Những thiệt hại về tinh thần, người viết bài này không tìm
thấy ngoài việc tiếc nuối của một bộ phận còn muốn giữ
lại cái tên "Hà Nội - ma ám" của một thời mà thôi, (không
biết nhiều hay ít – điều này chỉ có trưng cầu dân ý mới
biết rõ, vậy sự kiện đổi tên Thủ đô đã đủ tầm quan
trọng để tổ chức "Trưng cầu ý dân" theo Điều 53 và
Điều 84 khoản 14 quy định tại Hiến Pháp không? Riêng người
viết bài này có niềm tin mãnh liệt số này sẽ ít hơn số
đồng tình lấy tên Thăng Long làm Thủ đô), nhiệm vụ của
Nhà nước và của ngay những người cổ súy cho việc đổi tên
Thủ Đô là làm cho những người còn nuối tiếc với tên gọi
Hà Nội hiểu ra lợi ích tốt đẹp cũng như triển vọng sáng
láng của đất nước trước cái tên không phải là mới (mà
là tìm về nguồn cội tốt đẹp của dân tộc) không là quá
khó (chúng ta có thể thấy các thành phố Léningrad, Stalingrad
cũng đã được trả lại tên mà sự đồng thuận và ủng hộ
của dân chúng nước Nga ra sao. Đó cũng là lý do cần trả lại
tên SàiGòn cho vùng đất có tuổi đời trên ba trăm năm này).
Tóm lại, những thiệt hại về kinh tế, hành chánh là có và
không phải nhỏ, nhưng những cái lợi sau đây có xứng đáng
cho nhân dân Việt Nam đánh đổi?
<strong>2. Lợi ích :</strong>
<strong>2.1 Lợi trong quốc nội:</strong>
Khi tổ chức Quốc Lễ cho việc đổi tên Thủ đô phải chọn
một người đứng đầu có toàn quyền quyết định và chịu
trách nhiệm hoàn toàn với ba thành tố: tài, đức, tuổi đời
(không quá trẻ, ít nhất phải từ năm mươi tuổi trở lên,
bởi vì truyền thống và văn hóa Việt Nam vẫn là điều cần
tính tới, bên cạnh đó bất kể người này là Việt Nam hay
Việt Kiều, nếu là một bậc Chân tu Phật Giáo thì càng uy
tín, ở đây người viết bài này không có ý định phân biệt
tôn giáo, vì xuất phát từ đời nhà Lý chỉ có Phật giáo
phát triển và cũng thuận theo tâm ý của Đức Vua Anh Minh Lý
Thái Tổ).
Để giải quyết cái gọi là "thế lực thù địch hay bọn
phản động lưu vong" chen vào phá hoại mà những người "lo
xa, hay nghĩ như Tào Tháo" thường tính đến, thì ta có thể
ký hợp đồng chặt chẽ, hẳn hòi với các điều kiện cụ
thể, không loại trừ việc truy tố trước pháp luật với
điều khoản "lợi dụng quyền tự do dân chủ..., hay âm mưu
lật đổ chính quyền v.v..."- việc này xin để lại cho các
Luật sư suy xét, tuy nhiên bộ máy an ninh chuyên nghiệp sẽ
biết phải làm gì, làm như thế nào để điều này không xảy
ra như họ đã thành công về mặt an ninh trong các hội nghị
quan trọng ví như APEC v.v…
Song song đó các bộ phận như: những nhà tổ chức sự kiện
chuyên nghiệp Việt Nam và Việt Kiều, các Sử gia Việt Nam và
Việt kiều, các nhà khoa học Việt Nam và Việt Kiều, các đạo
diễn giỏi Việt Nam và Việt kiều, các MC chuyên nghiệp Việt
Nam và Việt Kiều (thông thạo cả tiếng Việt, tiếng Anh,
tiếng Hoa) phải kết hợp ăn ý với nhau trong công việc, bên
cạnh đó phải có bộ máy phục vụ chuyên nghiệp (cần tránh
cái gọi là "Ban Tổ chức" xôi thịt đã có quá nhiều tai
tiếng và chẳng có thực tài). Việc tổ chức Quốc Lễ cần
thành tâm chuẩn bị nghiêm túc, trách nhiệm với tâm niệm :
Quốc Lễ đổi tên Thủ đô là "Hồn Thiêng Đất Nước" -
không được phép để bất cứ lợi danh hoặc tà tâm nào làm
cho vẩn đục.
Tại sao người viết bài này nhấn mạnh yếu tố Việt Nam -
Việt Kiều và Phật Giáo ở đây?
Khi tiến hành Quốc Lễ đổi tên Thủ đô, chúng ta đang phát
đi <strong>một Thông Điệp vô cùng quan trọng </strong>với toàn
dân quốc nội và hải ngoại ( trong bối cảnh nhân tâm ly tán
hiện nay) :
- Toàn dân Việt Nam đang thực hiện tinh thần hòa hợp, hòa
giải dân tộc thông qua một "ê kíp" (<strong>mà "ê kíp" này
chắc chắn là những nhân vật rất nổi tiếng về tài năng,
đức độ trên thế giới, sự nổi tiếng của họ cũng đồng
nghĩa với tiếng nói "nặng ký" của họ trong các giới, các
cộng đồng nhất định. Không có hành động thể hiện tinh
thần đoàn kết nào hiệu quả và thuyết phục bằng việc các
nhân vật tiếng tăm của Việt Nam bắt tay nhau thực hiện một
công việc tốt đẹp cho đất nước - mà các nhân vật mang
dòng máu Việt Nam, nói tiếng nói Việt Nam nổi tiếng trên thế
giới hoàn toàn không thiếu).</strong>" Nước Việt Nam là một,
dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" - câu nói của ông Hồ
Chí Minh lúc bấy giờ trở thành khẩu hiệu hùng hồn, thuyết
phục mà không một ai có thể bóp méo.
- Mọi người không còn phân biệt thành phần, tôn giáo, đảng
phái, vùng miền. Toàn dân tộc Việt Nam chung tay xây dựng quê
hương, lúc đó khẩu hiệu "Khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai" không còn là "đầu môi chót lưỡi" .
- Tình đoàn kết của con dân nước Việt trên toàn thế giới
đang được đề cao một cách thành tâm và trong sáng, nó mạnh
hơn ngàn lần bất kỳ lời nói văn hoa nào khác. "Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành
công" câu nói của ông Hồ Chí Minh sẽ thuyết phục hơn bao
giờ hết thông qua Quốc Lễ đổi tên Thủ Đô.
- Thăng Long - Nền đạo đức được vun bồi. Ta cũng đang
chuyển tới cho tất cả người dân Việt tinh thần từ bi, hỉ
xả, bất hối, vô úy của Đức Vua Lý Thái Tổ . Nền giáo
dục nước nhà đang thực hiện tinh thần "Dạy làm người
trước khi dạy chữ". Các nhà giáo Việt Nam từ nay sẽ là
những người được trân trọng nhất trong những người đáng
trân trọng (đó cũng là tinh thần "tôn sư trọng đạo" của
Vua Lý Thái Tổ đối với thầy của mình - Bậc Chân tu Vạn
Hạnh). "Giáo dục là Quốc Sách" đang được thực thi từ
đây.
- Thăng Long - Rồng bay lên. Ta đang chuyển tới thông điệp về
chân trời rộng mở trước mắt cho thế hệ trẻ mà không một
ai, không một thế lực nào được phép hoặc có thể cản
trở.
- Thăng Long - Rồng bay lên. Ta đang chuyển tới thông điệp cho
các tầng lớp: trí thức, doanh nhân, người lao động, công
chức, binh sĩ, cảnh sát, nông dân, công nhân về tương lai
ngời sáng trong công việc của mỗi người, mỗi tổ chức như
Rồng uốn mình trong mây (Hoằng Long) mà không một tổ chức,
môt cá nhân nào được phép hoặc có thể cản trở trong việc
chung tay xây dựng quê hương này.
- Thăng Long - Rồng bay lên. Mọi đố kỵ, nhỏ nhen, rình rập;
mọi áp bức, trù dập, đấu đá; mọi xấu xa, đớn hèn, tủi
nhục, bạc nhược từ đây sẽ trôi đi như những cơn mưa rào
tưới mát cánh đồng - tâm hồn khô héo bấy lâu, tựa như
Rồng Thiêng đang phun nước tưới xanh cả quê hương cằn cỗi.
<strong>2.2 Lợi từ quốc ngoại :</strong>
Đối với một Quốc Lễ quan trọng như thế này, việc mời
các nguyên thủ quốc gia trên thế giới là điều chắc chắn
phải có. Tất nhiên ta có thể mời đầy đủ bạn bè năm
châu, nhưng những quốc gia quan trọng cần tính tới trước:
Các nước Asean, Mỹ, Nhật, Nga, Anh, các nước khối EU, Úc,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil, Venezuela, Cuba v.v… Ngoài ra tận
dụng tối đa các phương tiện thông tin để quảng bá Quốc
Lễ này đến khắp nơi trên thế giời (Việt Nam đã dám bỏ ra
vài triệu USD cho ngành du lịch bằng cách quảng bá hình ảnh
đất nước và con người Việt Nam trên BBC). Thông qua các vị
khách quan trọng này và các phương tiện truyền thông,
<strong>Quốc Lễ này đang chuyển tới cho toàn thế giới một
thông điệp không kém phần quan trọng như Quốc nội</strong>.
-Thăng Long - Rồng bay lên. Một sự tự tin của Việt Nam vươn
mình ra biển lớn. Biển lại là "mảnh đất miếu địa" (1)
dành cho Rồng, giữa biển khơi có phong ba bão táp thì Rồng
càng có cơ hội vẫy vùng và khẳng định uy lực của mình.
Thách thức và bất chấp bão tố, Rồng Việt Nam sẽ bay cao và
bay xa trên mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, quốc phòng v.v…
- Thăng Long – Rồng bay lên. Người dân Việt là bạn của
thế giới. Chúng tôi không phải là con giun đất và càng không
phải là con rắn trong quan hệ làm ăn với các bạn. Chúng tôi
minh bạch, phóng khoáng, uy vũ, mạnh mẽ, tự tin như Rồng.
- Thăng Long - Rồng bay lên. Việt Nam ta không u mê nữa. Rồng
đã thức sau giấc ngủ vùi. Ta chuyển đến cho các thế lực
đang lăm le từng tấc đất hải đảo, từng vuông biển ngoài
khơi, từng cột mốc trên đất liền một thông điệp cương
quyết mà không bạo lực, uy nghiêm nhưng khoáng đạt, tự tin
mà khoan hòa, dũng mãnh nhưng mềm mại - tựa tư thế của Rồng
Thiêng: Người dân nước Việt chúng tôi là "Con cháu Rồng
Tiên" (mà truyền thuyết Việt Nam đã mấy ngàn năm ghi
lại). Chúng tôi vui mừng và hãnh diện khi làm bạn với mọi
quốc gia trên thế giới với tinh thần hòa bình, hữu nghị,
đôi bên cùng có lợi, minh bạch, bao dung và cao thượng. Chúng
tôi yêu hòa bình và không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra
trên mảnh đất quá khổ đau này nữa. Chúng tôi – ngày nay
là Rồng. Chúng tôi sống và giao hảo với bạn bè quốc tế
theo tinh thần của Tiền nhân sáng lập ra Thăng Long – Đức Vua
Lý Thái Tổ - lấy nhân nghĩa làm đầu, điều hành quốc gia
bằng Đức trị và Pháp trị kết hợp với kỹ trị (phù hợp
với thời đại mới). Người dân nước Việt chúng tôi mang
tinh thần của Trần Quốc Toản – tuổi trẻ tài cao chí lớn,
của Phạm Ngũ lão – Xem quốc gia hưng vong còn hơn chính sinh
mạng mình. Chúng tôi đời đời không quên công đức của
những bậc Tiền nhân đã bảo vệ, mở mang bờ cõi này cho
thế hệ hôm nay và mai sau. Những thế lực nào đang rắp tâm
xâm lược, thôn tính đất nước này cần nhớ Việt Nam –
Rồng bay lên, Việt Nam không còn là mảnh đất hãm địa (1)
bị giam giữ giữa những con sông nhỏ bé. Dân Việt yêu hòa
bình nhưng nếu ai không muốn để chúng tôi yên, chúng tôi sẽ
buộc phải ra trận với tinh thần Như Nguyệt Trận, với sáng
tạo Bạch Đằng Giang, với ý chí Ngọc Hồi – Đống Đa.
"Chúng ta thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ" – câu nói của
ông Hồ Chí Minh một lần nữa sẽ hoàn toàn đủ sức thuyết
phục về một tinh thần tự lực, tự cường trong bảo vệ
đất nước.
<strong>3. Kết:</strong>
Việc thay đổi tên Thủ đô là một việc rất hệ trọng, mang
nhiều ý nghĩa hưng vong của dân tộc. Nội dung phân tích việc
"Được, mất" qua việc đổi tên Thủ đô Hà Nội trở lại
là Thăng Long tuy còn thiếu sót, nhưng nhất định không phải
là một suy nghĩ viễn vông, hoặc "có dấu hiệu phá hoại
đất nước" mà một số người có thể quy chụp.
Thật ra, nếu chúng ta quyết lòng và thật tâm làm thì người
viết bài này tin tưởng các đại gia, các Mạnh Thường Quân
trong và ngoài nước sẵn lòng dốc hầu bao vào việc chung của
toàn dân tộc, của thịnh suy, hưng vong cho đất nước, Nhà
nước chẳng cần tốn một đồng xu nào cho việc đổi tên
Thủ đô.
Nếu ta có đủ tâm và dẹp bỏ được tất cả những hận
thù, cay đắng, đố kỵ, hiềm khích để quyết tâm đổi tên
Thủ đô thì coi như Vua Lý Thái Tổ đã hiển linh chứng giám
cho dân tộc này được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, bằng
ngược lại số phận dân tộc này vẫn còn bị "ám" bởi
"âm binh, chướng khí" (tâm dạ hẹp hòi, tiểu nhân, đầu
lụy phương Bắc) của vua Gia Long, Minh Mạng.
Việc còn lại, hãy làm một cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý (mà các
Đại biểu Quốc Hội cần suy nghĩ thấu đáo vì lợi ích
Quốc gia, đó cũng là trách nhiệm cao cả của các vị được
quy định trong Hiến Pháp) cho môt việc liên quan đến hưng vong
Quốc gia.
Việc cần làm song song để việc đổi tên Thủ đô trở nên
thiết thực và ý nghĩa đó là thực hiện đề nghị 12 điểm
của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, trong đó điểm 5 và điểm 6
cần làm trước nhất để tỏ rõ thành tâm xóa bỏ hận thù
tư tưởng (việc này cũng được quy định trong Hiến pháp tại
Điều 84 khoản 10). Lòng dân là tối quan trọng cho việc tồn
vong của bất cứ chính thể nào.
Việc đổi tên Thủ Đô được xem là Quốc Lễ thì song hành
cần phải có <strong>"đại dự án chấn hưng nước nhà"</strong>
được thực hiện và giám sát một cách nghiêm túc, trách
nhiệm, khoa học, khởi nguồn bằng công cuộc dân chủ hóa
đất nước để không biến Quốc Lễ này trở thành trò mua vui
cho thiên hạ.
Hãy cùng nhau chắp tay khấn nguyện Đất - Trời, các bậc Tiền
Nhân, các vì Tiên Đế hiển linh ban huệ ân cho đất nước
Việt Nam được hồi sinh trong bình an và phát triển.
Ta sẽ không tìm được điều tốt đẹp hơn nếu như ta không
tự thay đổi. Người dân Việt hãy tự cho chính mỗi người
một cơ hội và cũng là cho chính Việt Nam – quê hương của
chúng ta ta một cơ hội vậy.
Nguyễn Ngọc
_____________________
(1) Theo khoa học Tử vi đẩu số: các ngôi sao được phân
định tốt xấu từ cao đến thấp: miếu địa, vượng địa,
đắc địa, hãm địa.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4301), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét