dụng thái quá và vô căn cứ sẽ dẫn đến mù quáng.
Tôi muốn nói về một bài viết đăng trên mạng xã hội
Facebook của Joyce Ann Nguyen (JAN), tác giả được biết đến như
một nữ blogger 16 tuổi, đang sống tại Nauy.
Nội dung chính của các bài viết là bày tỏ quan điểm về
chính trị, có phần hơi thẳng thắn, nên tất nhiên, là không
theo "lề phải".
Chuyện tưởng chỉ có thế, chẳng dè, không ít kẻ xúm vào
ném đá, chế giễu và hồ nghi!
Nghi ngờ là quyền cá nhân của mỗi người. Nhưng nếu ta giữ
nó trong lòng như một dấu hỏi, để rồi tìm hiểu, suy xét và
tự lượng định rồi góp ý thì cũng đâu muộn gì?
Mười sáu tuổi!
Bảy trăm năm trước, anh hùng Trần Quốc Toản ở tuổi mười
sáu từng bóp nát trái cam quý vua ban, chỉ vì không được dự
bàn kế sách chống giặc!
Mỗi một ngày đi qua, người ta học được rất nhiều chuyện.
Bảy thế kỷ đằng đẵng, một cô bé mười sáu ở năm 2010
không thể kế thừa và phát huy tinh thần ái quốc của tiền
nhân đồng trang lứa hay sao?
Mười sáu tuổi!
Trong số hàng triệu sinh viên học sinh Việt Nam có bao nhiêu
phần trăm được biết sự thật về quần đảo Hoàng Sa -
Trường Sa, về ải Nam Quan và thác Bản Giốc...?
Trong những người biết được sự thật ấy, mấy người có
thể hô một lời khẳng định chủ quyền cho Tổ Quốc mà
không sợ bị trù dập?
Mười sáu tuổi!
Hai cô bạn đồng trang lứa đang phải chịu cảnh lao tù vì họ
là nạn nhân trong trò chơi xác thịt của những kẻ có chức
quyền.
Mười sáu tuổi!
Bao nhiêu trẻ em Việt Nam còn nhỏ hơn độ tuổi ấy đang làm
nô lệ tình dục nơi xứ người?
Hỡi những kẻ đa nghi thiển cận!
Tất cả những điều nhức nhối nêu trên chưa đủ cho một cô
bé mười sáu tuổi xúc động và bày tỏ suy nghĩ của mình
cùng cộng đồng mạng hay sao?
Hay độ tuổi ấy chỉ nên hát vang bài "Đảng đã cho em một
mùa x..."?
Hay độ tuổi ấy chỉ nên say sưa thác loạn trong vũ trường,
sành điệu theo thời trang và khóc thảm thiết vì một ngôi sao
nhạc pop?
Nhìn lại lịch sử không chỉ để tự hào.
Nhìn lại lịch sử để thấy mình đã bắt kịp thời gian hay
vẫn còn thua kém người xưa.
Bao nhiêu thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay dám nêu gương Trần
Quốc Toản ngày xưa? Có thể đập vỡ một cái cell-phone, rạch
nát một con xe chỉ vì không được hô vang câu khẩu hiệu
"Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam"?
Có người sẽ nói ngay:
- Vớ vẩn phi thực tế! Tốn kém tiền của mà có lấy lại
được đất đảo gì đâu!
Đúng vậy! Đó là thước đo của lòng ái quốc! Thuốc thử
nào cũng có giá của nó!
- Thế có những kẻ đập bể cái truyền hình chỉ vì đội
banh họ hâm mộ tuột mất chức vô địch thì sao? Rồi hàng
triệu người đổ xô ra đường hò hét, phóng xe quên cả đất
trời chỉ vì đội bóng họ yêu thích vừa đoạt cúp. Kết
quả có nhiều người chết, không ít kẻ bị thương, còn xe
cộ hư hao thì vô khối...
Liều thuốc thử này cho thấy tinh thần ái quốc của số đông
thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay vẫn còn muộn 7 thế kỷ!
Bao nhiêu nhà văn nhà báo vẫn đi theo lề phải, bẻ cong ngòi
bút làm cái cần câu cơm? Tất nhiên, không thể đòi hỏi con
số tuyệt đối.
Nhìn lại hơn nửa thế kỷ trước, nhà thơ Phùng Quán đã bất
chấp an nguy của bản thân để gióng lên bản tuyên ngôn cho
sự thật:
"Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu"
Tư tưởng số đông văn nghệ sỹ ngày nay vẫn còn chậm hơn 50
năm!
Định sưu tập thêm một số thành tích muộn màng khác nữa,
chợt nhớ ra cái động cơ chính Việt Nam đang xài là loại
động cơ phản lực lai căng theo định hướng nồi hơi. Vì
thế, các lãnh vực khác cứ cầm chắc là đi muộn cỡ vài
chục năm nhé, khỏi chứng minh!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4294), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét