đồng khoá, đỗ phó bảng cùng năm với thân sinh ra Bác. Là
một người sớm tiếp nhận những tư tưởng dân chủ thông qua
"tân thư", "tân sách" của các nhà dân chủ Trung Hoa và
Nhật Bản, Phan Chu Trinh trở thành ngọn cờ của phong trào Duy
Tân đầu thế kỷ XX, chĩa mũi nhọn công kích chế độ quân
chủ và đòi hỏi chính quyền thực dân ban hành các chính sách
dân chủ.
Sau phong trào kháng thuế 1908, Phan Chu Trinh bị thực dân kết án
đầy ra Côn Đảo. Được Phong trào Nhân quyền ở Pháp can
thiệp, chính quyền thuộc địa phải thả, Phan Chu Trinh quyết
định sang Pháp để tiếp tục tìm kiếm con đường cứu
nước.
Việc Nguyễn Tất Thành qua Pháp cùng trong năm 1911 với sự giúp
đỡ của Công ty Nước mắm Liên Thành, một cơ sở kinh tài
của Phong trào Duy Tân, ít nhiều có tác động của Cụ Phan.
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Phan Chu Trinh cũng trở thành
hạt nhân của "Nhóm những người Viêt Nam yêu nước ở Pháp"
được mệnh danh là "Ngũ Long" (gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn
Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất
Thành).
Chính nhóm này đã viết văn kiện "<em><a
href="http://danluan.org/node/2595">Những yêu sách của người Việt
Nam</a></em>" (Revendications du Peuple annamite) gửi Hoà hội
Versaille và chính khách nhiều nước tham dự để đòi hỏi các
quyền tự do, dân chủ tại nước ta.
Văn kiện này ký tên "Nguyễn Ái Quốc" mà sau này đã trở
thành cái tên nổi tiếng của Bác trên một chặng đường dài
hoạt động giải phóng dân tộc.
Mặc dù quan hệ giữa Phan Chu Trinh cũng như các đồng bào trong
nhóm rất mật thiết, những quan điểm về con đường cứu
nước và sự lựa chọn tư tưởng chính trị của mỗi thành
viên đếu khác biệt.
Bức thư của Phan Chu Trinh viết ngày 18/2/1922 gửi Nguyễn Ái
Quốc vào thời điểm này đã có 2 năm hoạt động trong Đảng
cộng sản Pháp, tuy vẫn thể hiện sự khác biệt nhưng mặc
dàu thuộc thế hệ tiền bối và đã thành danh trong đời sống
chính trị dân tộc, nhưng <em><strong>Cụ Phan đã nhận ra con
đường mình đang đi đã không theo kịp thời đại và đặt hy
vọng thành công vào sự lựa chọn của Nguyễn Ái
Quốc.</strong></em>
Trong thư Phan Chu Trinh đã thẳng thắn nói những khác biệt về
quan điểm, đường lối giữa 2 người, phê phán việc Nguyễn
Ái Quốc chưa về nước hoạt động... nhưng cụ cũng rất
chân thành nhận rằng: "<em>Bây giờ tôi tợ chim lồng cá
chậu. Vả lại cây già thì gió dễ lay, người già thì trí dễ
lẫn, cảnh tôi như hoa sắp tàn hiềm vì quốc phá gia vong mà
phải gào cho hả dạ, may ra có tỉnh giấc hồn mê...</em>".
Cụ Phan Chu Trinh cũng thừa nhận rằng: "<em>Còn Anh như cây
đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý thuyết
tinh thông... Tôi tin rằng không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh
tôn thờ sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tình chí sĩ nước
ta</em>".
8 năm sau, ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi
Quốc tế Cộng sản và viết "Lời jêu gọi..." báo tin
Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập tại Hồng Kông
vào ngày 3/2/1930.
Và 24 năm sau, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì
phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn về công việc chuẩn bị
cho Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I vừa
được bầu, tổ chức kỳ họp đầu tiên.
<em>X&N</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4270), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét