href="http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/congdong-haingoai-02-15-2010-84392847.html">Cộng
đồng hải ngoại như một lực lượng đối lập</a></em> của
anh, em phải ngồi tĩnh mấy phút để xem mình nghĩ gì. Và không
gọi tên cảm xúc ra được…
Mấy năm qua, thời gian em sống ở Mỹ gần gần bằng ở Việt
Nam, đọc rất kỹ báo chí, mạng hải ngoại, gặp gỡ Việt
kiều tuy không nhiều nhưng em tin rằng đó là những người
trung thực và hiểu biết. Em sẽ trao đổi với anh về bài
viết dưới tầm quan sát hạn hẹp của em, như vừa kể.
<em><strong>Về phía hải ngoại</strong></em>, anh có tin rằng có
thể hình thành nổi một lượng đủ lực để đối lập? Khi
ở dưới San José, em đã chứng kiến mấy nhóm biểu tình, rồi
hàng tháng trời trên báo, trên đài cả tranh luận lẫn chửi
nhau (đúng nghĩa đen) chỉ vì cái tên của một khu thương mại
mà so với ngay trong nước bây giờ, quy mô của nó cũng bé xíu
xiu. Buồn cười là cả hai cái tên ấy đều chả dính dáng
liên quan gì đến cộng sản hay quốc gia để mà bảo rằng, nó
mang tính biểu trưng biểu tượng.
Những cuộc biểu tình tập trung được 5-7 trăm người liệu
có đánh động được đến ai. Trong nhà trắng, tổng thống
Bush đã nói với Thủ tướng Phan Văn Khải <em>Ngài đừng quan
tâm đến họ</em>. Có lẽ anh không biết chuyện, lãnh sự quán
đã lo sốt vó nếu không có biểu tình thì yếu nhân sang Mỹ
thấy mình… yếu hơn những ông khác. Thực tình, em đã ứa
nước mắt thương những ông già bà lão gào thét trong buổi
sáng lạnh giá ấy vì họ không biết, hành động của họ đã
bị biến thành vật trang trí, cho cả hai phía.
Lực thật như thế, còn lực ảo. Anh vào trang saigonbao.com,
phải có thời gian mất cả ngày chưa đọc hết thì dễ dàng
nhận thấy, thế giới ảo tưởng mênh mông hóa bé con con. Em
biết có một blogger trong nước lừng danh với hải ngoại dùng
tới 24 nick tự comment cho entry của mình. Muốn phản đối thì
tối thiểu phải biết đối phương là ai. Năm nay nửa triệu
người về VN ăn Tết, quay lại hải ngoại, liệu họ có chấp
nhận để những người đưa ra những thông tin dạng thế này
<em>Dịch tả xảy ra vì không có chế độ đa đảng</em>,
<em>Bộ chính trị bỏ phiếu quyết định bắt hay không Nguyễn
Tiến Trung, Lê Công Định…</em>, dẫn lối đưa đường. Áp
vào bài viết của anh, có thể mượn hai hình ảnh, thế giới
ảo đang chỉ cho kiều bào (duy kiều bào thôi) thấy gót asin
của quốc cộng nằm cạnh…vai và thằng bé nói dối đã quá
tam kêu sói ăn thịt cừu.
<strong><em>Về phía quốc tế</em></strong>. Không nên né một sự
thật là vị trí của VN trên trường quốc tế hiện không như
xưa, thậm chí năm nay đã không như năm ngoái. Đặc biệt trong
bối cảnh cả thế giới ngán ngại sự vươn dậy của Trung
Quốc thì cái giá của Việt Nam tăng cao vùn vụt. Vụ tham nhũng
của Huỳnh Ngọc Sĩ trong dự án Đại lộ Đông Tây vẫn khiến
chính phủ Nhật thúc đẩy VN giải ngân nhanh hơn, nhiều hơn
ODA. Năm nay, Obama sẽ sang VN trước đó là nữ bộ trưởng
ngoại giao (em mê bà này ghê lắm). Tin em đi, nghị trình không
có dòng nào dành cho cái gọi là lực lượng chống đối cả
nội lẫn ngoại đâu. Mục đích tối thượng của chính trị
bây giờ là tiền anh ạ, hình như xứ nào cũng thế.
Chính khách, cấp thấp như bà Sanchez, em chưa đối thoại trực
tiếp nhưng gặp thì có. Chủ quan em nhận xét thế này, nếu
đổi khu vực bầu cử khác, có khi bà ấy lại ca ngợi cộng
sản đứt lưỡi không biết chừng. Cao hơn tý có ông Cao Quang
Ánh, về nước trong các cuộc làm việc trực tiếp ông ấy
basso hơn rất nhiều so với các phát biểu sau đó, với báo chí
hải ngoại. Bản chất chính khách thì đến trẻ ranh cũng biết
thế nên, bấu víu vào họ chỉ khiến bọn trẻ ranh nó thương
hại mình.
Những điều có thể chỉ là vụn vặt như trên nhưng khiến em
nghi ngờ tính hiệu quả của mọi sự chống đối và chưa
biết chừng, đạn lại lạc vào những người không mảnh giáp
che thân.
<center>* * *</center>
Có lẽ sự tổn thương vì hai lần nhập cảnh bất thành vẫn
còn trong anh nên mới có bài viết vội vã như thế chăng?
Cũng đã lâu anh chưa về nước (thời buổi bây giờ một hai
năm đã là dài lắm lắm), em gửi anh coi một đoạn ngắn của
một cậu đạo diễn trẻ kiêm phóng viên trong nước để anh
tham khảo xem bọn trẻ nó nghĩ gì về những điều thế hệ anh
và em quan tâm.
Mục đích bài viết này không phải để tranh luận chính chị
chính em, em chỉ muốn giữ một sự kính trọng tuyệt đối
với anh, như đã từng.
<div class="special_quote"><strong>Copy chưa xin phép của Cánh cung
xanh</strong>
Trên là những câu chuyện rất cũ mà mình chả muốn nhắc
lại. Bởi, mình là đứa thuộc về cái mới. nhưng nhắc là
để thấy những cái "bàn thờ" mà định trung long thức
(những người được ai đó hăng tiết mà phong là các nhà dân
chủ) đang bấu vào chả hơn gì những thứ mà mình nói ở
trên. hơn chăng là ở sống trời tây rồi tự ướm vào mình
những cái yếm văn minh, trí thức cho nó thêm phần đài các
chứ tư duy, trí tuệ chả khác bánh mì lâu năm... mấy bác kia
chả rõ nên miễn bàn, vài năm trước thấy cu trung "đăng
đàn" phát biểu linh tinh chuyện trong nước rồi rao giảng cho
các thanh niên dân chủ mình đã thấy buồn cười. nghĩ thằng
này chắc học quá hóa rồ nên cá rô tưởng mình cá mập. mà
thú thực, nếu mình là bố mẹ của cái đám thanh niên dân
chủ thì mình nhục nhã và xấu hổ lắm. bởi để sinh ra chúng
thì chắc cũng phải làm tình vất vả suốt mấy đêm chứ có
phải khơi khơi mà bụng to lên được. mang đã nặng mà đẻ
còn đau, sinh ra rồi nuôi cho khôn lớn, làm việc vắt chân lên
cổ mới mong đủ tiền cho đi du học. tưởng con mình học
được những thứ tiên tiến lắm hóa ra lại đi a dua, học
đòi những thứ dân chủ tinh linh, củ chuối. phí hết cả cơm
lẫn gạo.
năm nay cái ao giải trí việt có vẻ như thất bát, live show ế
ấm, phim ảnh lờ đờ, kịch may lắm được vài vở đáng nói
thì việc có mặt phiên tòa này âu cũng là cái show gỡ gạc
cuối năm cho không khí đỡ phần tẻ nhạt. thú thực, mình
thấy chuyện các nhà dân chủ này chỉ đáng để giải trí.
thay vì hôm qua ta xem sao này sao kia uốn lượn trên sân khấu
thì hôm nay ta xem nhà dân chủ này, nhà dân chủ kia kể chuyện
ra sao trước tòa. mình hơi tiếc vài blogger có tiếng trong
nước có vẻ như quan trọng hóa phiên tòa này nên đã dành
nhiều thời gian cho nó. thậm chí có người còn lôi cả sử,
triết, văn…, dùng cả học thuật để bàn về show án này.
theo mình đó là phí, là xài sang quá. đùm dân chủ í chỉ cần
nói theo lối tấu hài là đủ, là vừa vặn lắm dzồi.</div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4253), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét