trường bị lạm dụng hơi nhiều ở Việt Nam ta. Bao nhiêu vấn
đề tiêu cực được đổ tại cơ chế thị trường, dù thực
sự là do chính sách tồi gây ra, do cơ quan nhà nước không làm
tốt công việc của mình, thậm chí, không làm việc của mình
mà đi làm việc người khác.
Người ta bàn về lạm phát, về điều chỉnh giá điện, than,
v.v... cũng lại mang thị trường ra để biện bạch một cách
lạ lùng.
Có thể liệt kê vô vàn thí dụ về sự lạm dụng (hay nói
nhẹ hơn, thiện chí hơn, là nói về sự kém hiểu biết hay
lầm lẫn trong sử dụng khái niệm, vì "lạm dụng" hàm ý
họ hiểu kỹ khái niệm và cố ý dùng sai đi để bao biện thì
có thể hơi nặng).
Chỉ xin nêu một thí dụ nóng hổi khi "giải mã lạm phát",
một tờ báo đưa tin một ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội nói rằng:
"<em>Chúng ta thường nói với nhau là xây dựng một nền kinh
tế thị trường, tôn trọng quy luật của thị trường, vậy
thì giá điện hay giá mặt hàng nào đó tăng hay giảm đều
phải chấp nhận (nếu nó đúng với quy luật thị trường).
Nghệ thuật điều hành của Chính phủ ở chỗ đầu vào là
kinh tế thị trường nhưng đầu ra là kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa</em>".
Không rõ báo có viết đúng ý ông hay không. Nếu không đúng
như vậy, báo nên cải chính và xin lỗi ông, và ông cũng nên
nói lại cho dư luận được rõ. Còn nếu phải, tôi xin bàn
luận sự nhầm lẫn về vai trò và cái khái niệm đầu vào và
đầu ra khá lạ này.
Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của một nền kinh
tế do tác động của các quan hệ cung cầu hình thành tự phát
trên thị trường chứ không phải do Nhà nước quy định bằng
các biện pháp hành chính.
Nếu có cạnh tranh lành mạnh, cơ chế thị trường hoạt động
hiệu quả và ít cần đến can thiệp của Nhà nước. Muốn có
cạnh tranh lành mạnh, phải có ít nhất 2-3 người bán sàn sàn
nhau, không câu kết với nhau.
Nhiệm vụ của Nhà nước là phải tạo ra môi trường pháp
luật thuận tiện cho cơ chế thị trường hoạt động (thí dụ
bằng các luật Doanh nghiệp, luật Thương mại, luật Phá sản,
các Luật thuế, luật Cạnh tranh, v.v.) đảm bảo các thoả
thuận tư đã được các bên ký kết phải được thực hiện
nghiêm chỉnh (luật trọng tài, luật dân sự, hoạt động của
các toà án, v.v.).
Hai mươi năm qua Việt Nam đã làm được rất nhiều để cơ
chế thị trường hoạt động, song còn nhiều việc phải làm
nữa.
Ngay cả trong trường hợp cơ chế thị trường hoạt động
suôn sẻ, vẫn có nơi cạnh tranh bị hạn chế do độc quyền
(dẫu là độc quyền tự nhiên, như bán lẻ điện và nước),
do tác động ngoại lai, hay do các lý do khác mà cơ chế thị
trường có nhiều khuyết tật và cần sự hoạt động của các
cơ chế phi thị trường (mà can thiệp của Nhà nước là một
trong số các cơ chế phi thị trường đó).
Cơ chế thị trường không hoạt động tốt ở các thị
trường này. Ngay cả ở các thị trường nơi cơ chế thị
trường hoạt động tốt, các cơ chế phi thị trường vẫn
hoạt động. Vấn đề là mức độ hoạt động, nơi nó có
nhiều khuyết tật thì cần cơ chế khác hoạt động mạnh hơn.
Không có sự đối lập giữa cơ chế thị trường và các cơ
chế phi thị trường. Thay vào đó, chúng bổ sung cho nhau.
Một trong những cơ chế phi thị trường là cơ chế can thiệp
của Nhà nước. Lẫn lộn và đối lập chúng với nhau, không
phân biệt rõ thì rất dễ dẫn đến lạm dụng từ ngữ để
biện bạch cho cái sai của chính mình.
Ít khi người làm sai lại nhận mình đã sai, nên việc lạm
dụng để biện bạch như vậy cũng dễ hiểu. Nhưng để trong
hiểu biết chung của dân và của các quan chức cấp cao nhầm
lẫn như vậy thì lại là tai họa cho đất nước.
Xin nêu thí dụ về các thị trường nơi cơ chế thị trường
nhiều khuyết tật và nhà nước có vai trò to lớn (làm thế
nào, thí dụ bằng biện pháp hành chính, hoàn thiện các cơ
chế phi thị trường khác, hay thông qua các cơ quan điều tiết
độc lập, hoặc sự kết hợp chúng, v.v, là chuyện khác chưa
bàn ở đây):
Thị trường điện, thị trường than ở ta hiện nay là như
vậy, độc quyền, một người bán vạn người mua. Không có
sự cạnh tranh giữa những người bán.
Chính vì thế viện dẫn đến thị trường, quy luật thị
trường ở đây là hoàn toàn sai, là từ bỏ nhiệm vụ rất
quan trọng của Nhà nước (kể cả khi có cơ quan điều tiết
năng lượng độc lập cũng vậy).
Nếu có ba ông sàn sàn nhau, không thể cấu kết với nhau cùng
bán than, thì câu chuyện lại khác (đấy là việc của Nhà
nước phải làm). Cho nên trong trường hợp cụ thể của chúng
ta hiện nay về than và điện (và nhiều lĩnh vực khác liên quan
đến môi trường, y tế, giáo dục), đừng vin vào cơ chế thị
trường để biện bạch cho việc Nhà nước làm không tốt
việc của mình.
Để cơ chế thị trường vận hành đúng quy luật thị trường
đối với than, ông TKV muốn định giá nào thì định (các ông
độc quyền cũng hay lạm dụng từ thị trường lắm đấy).
May là Nhà nước Việt Nam chưa hoàn toàn nghe theo ý của ông
quan chức nói trên và để họ làm như vậy.
Cho nên cách "giải mã lạm phát" của quan chức cao cấp đó
của một uỷ ban quan trọng của Quốc hội nêu ở đầu bài
(nếu thông tin được khẳng định là đúng) liên quan đến giá
than và giá điện là hết sức sai lầm.
Khỏi phải bàn về khái niệm lạ kỳ "đầu vào là kinh tế
thị trường" và "đầu ra là kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa". Tôi hy vọng báo đưa không chính xác lời ông
nói.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4315), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét