VN, người ta quen miệng nói "Đảng, Nhà nước, và Nhân dân"
- Nguyễn Văn Tuấn, trong bài "<a
href="http://danluan.org/node/4260">Nói thêm về chụp ảnh khẩu
hiệu Tết</a>"</div>
Thói quen có liên quan đến chính trị, đôi khi lại do tuyên
truyền mà ra. Có lẽ chúng ta không khó để thấy rất nhiều
các hoạt động thể thao, văn hóa mà ở đó đầy những ý
đồ chính trị nấp sau nó môt cách lộ liễu mà người ta
không cần phải che giấu.
"<em>Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng. Một mùa
xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi...</em>" (Đảng đã cho ta
môt mùa xuân - NS. Phạm Tuyên)
"<em>Từ năm ba mươi cả đất nước đi vào mùa xuân. Mùa xuân
ba mươi tỏa ánh sáng cho ta ngàn đời. Lòng ta như vui hơn.
Đời ta thênh thang hơn...</em>" (Mùa xuân yêu thương - NS. Vi
Nhật Tảo)
"<em>Tiếng đàn bầu ngày nay như tiếng người chiến thắng.
Đang vang lên ca rằng ta đời đời ơn đảng. Việt Nam - Hồ
Chí Minh...</em>" (Tiếng Đàn bầu - NS. Nguyễn Đình Phúc)
và cón rất nhiều những bài hát mà trong mỗi người chúng ta
dù không rành hoặc không yêu thích âm nhạc lắm cũng có thể
bập bõm vài câu như "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng"
mà người hâm mộ bóng đá thường lấy nó làm "bái ca xung
trận" cũng như "bài ca thắng trận" để ủng hộ đội nhà
trước các trận cầu, đặc biệt các trận cầu quốc tế. Có
phải vì chẳng có bài hát nào "máu lửa và khí thế" hơn
chăng? Có thể lắm chứ! và có đôi lúc, cũng trong các trận
túc cầu quốc tế, người ta còn hát rằng: "<em>Đêm nay trên
đường hành quân ra mặt trận. Trùng trùng đoàn quân tiến
bước theo con đường của bác. Nở ngàn hoa chiến công dân lên
người, dâng lên tới đảng cả niềm tin yêu chiếu sáng
ngời...</em> "(Bác đang cùng chúng cháu hành quân - NS. Huy Thục).
Có lẽ vì vậy, khoan vội trách "người ta quen miệng". Cổ súy
cho một cái gì đó (các trận cầu) bằng những cái tưởng như
vô hại (các bài hát), lại sản sinh ra cái gọi là "thói quen"?
Khi ta thử nói với những "tín đồ túc cầu giáo" về việc
này, có thể ta nhận thấy nét ngạc nhiên hoặc pha lẫn sự
khó chịu: "<em>Có gì đâu! khuyến khích, động viên cũng như
làm vững tinh thần cầu thủ mình thôi mà! Có cần phải nghiêm
trọng và "nâng quan điểm" vậy không(?)</em>"
Đằng sau những lời nói này, ta có thể thấy rõ sự thật tâm
của họ và điều đáng để mọi người suy nghĩ là gì? Câu
trả lời không chỉ cho những fans hâm mộ bóng đá mà cho cả
chúng ta.
Một trong những thành công lớn nhất tính cho đến nay của các
Chính thể Cộng sản đó là tuyên truyền. Hình như nhà tuyên
truyền Goebel của Đức quốc Xã có nói: "<em>Sự thật là sự
dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần</em>". Điều này
có lẽ đúng trong xã hội mà dân trí phổ cập chưa phải là
cao như Việt Nam.
Tuyên truyền để đạt được mục đích thể hiện khá rõ nét
qua nhân vật không có thật "Lê văn Tám" - một điển hình tiêu
biểu cho công tác tuyên truyền thành công "vang dội" của Cộng
Sản Việt Nam.
Có lẽ chúng ta dùng chữ "tuyên truyền" thay cho chữ
"nhồi sọ" để ít mang tính cực đoan sẽ dễ dàng được
người khác lắng nghe hơn? Tôi tin rằng vậy. Nếu có dịp, ta
thử hỏi một số bậc "tiền bối lão thành cách mạng" về
hoạt động tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam, ta sẽ thấy
được tính thuyết phục rõ hơn.
Tuyên truyền song hành cùng dựng chuyện kèm theo ngợi ca, tâng
bốc sẽ làm người ta dễ "say" và cũng có thể "say
khướt". Khi "say khướt" thì việc dẫn tới ngộ độc quá
dễ. Ngộ độc lại sẵn sàng dẫn tới tử vong là điều hiển
nhiên. Điều đáng lo không phải là cái chết của một thi thể
mà là cái chết của một tâm hồn. Rượu độc cho tâm hồn
không phải là "chicken soup for soul". Khi buộc phải "tiếp khách",
ta phải biết tửu lượng của mình, biết đối tác đang uống
cùng ta, biết ta muốn gì, đối tác cần gì thì sẽ tránh
được say và ngộ độc rượu. Đó là lời cảnh báo dành cho
những ai đang "dễ ngươi" trước "rượu độc Cộng sản" đang
ngày ngày sẵn sàng chuốc cho chúng ta.
Khi người ta "say khướt" mà "nội công thâm hậu" thì
sẽ tỉnh lại được như : Nhà báo Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư
Hiên, Dương Thu Hương v.v… hoặc mới gần đây là nhà báo
Tống văn Công, nhà văn Phạm Đình Trọng v.v.... hoặc giả như
Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và một người nổi tiếng
trên toàn thế giới: Võ Nguyên Giáp - cái tên vô cùng "nhạy
cảm" mà tất cả mọi người có thể nhảy nhổm lên nếu như
ai đó "dám đụng vào" - đương nhiên chỉ là "đụng"
vào cái tên mà thôi. "Nội công" của người bị say phụ
thuộc nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố "lòng yêu
nước", "bản lĩnh trí tuệ" và lòng "hướng về chân -
thiện - mỹ" mang tính quyết định .
Mỗi người "say" khác nhau và "tỉnh" khác nhau. Sau cơn say, đầu
óc ta vẫn còn lờ mờ, loạng choạng là lẽ hiển nhiên, nhưng
ta đã nhận ra được ta say và ta đang tỉnh, tuy mỗi cái
"tỉnh" có khác nhau theo nhiều cấp độ. Nếu Bùi Tín, Vũ Thư
Hiên, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài v.v... "tỉnh hẳn người"
thì Tống Văn Công, Phạm Đình Trọng "tỉnh nhưng vẫn còn là
đà", Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh "tỉnh
rồi thấy cay đắng" mà chúng ta có thể thấy cảm nhận của
họ qua các bài báo, các tác phẩm, các lá thư họ đã viết
trong thời gian qua. Tôi không có ý định công kích hay chuốc
một loại rượu khác cho những bậc thầy về văn chương này
(ít nhất đối với tôi), tôi chỉ muốn qua các nhân vật tiêu
biểu và nổi tiếng này để báo động về cái cách chuốc
rượu có phần khác đi so với ngày xưa khi Cộng sản chuốc
rượu cho họ so với cách chuốc rượu cho thế hệ hôm nay và
cũng không loại trừ "rượu ngày nay có thể còn ngọt hơn ngày
xưa". Rượu càng ngọt càng dễ... chết!
Tuy vậy, nguyên liệu chính để người ta "cất rượu" vẫn là
"Chủ nghĩa Mác – Lê Nin" và "tư tưởng Hồ Chí Minh" cùng
những "lời có cánh" cộng những bổng lộc cá nhân, và không
loại trừ " sự háo danh" mặc dù đôi khi có thể chỉ còn là
"hư danh"! Nếu ta là ông Võ Đại Tướng, ta có "dám" như
ông Phạm Đình Trọng không? Câu hỏi quá khó và quá lớn mà
có ai đã hỏi ông Giáp chưa? Cũng có thể ta chẳng bao giờ
nhận được câu trả lời của Đại Tướng Giáp nếu ta
"được phép" hỏi. Đứng trước môt "danh nhân", một
"thiên tài quân sự", ta lại trở nên nhỏ bé làm sao và vô
cùng thất lễ đến khó tha thứ khi làm điều này chăng? Đó
lại là một sự kìm hãm phát triển đất nước này vậy.
Tâm trạng "leo lưng cọp" là điều dễ hiểu, càng dễ hiểu
hơn khi người trên lưng cọp không phải là 'tép riu". Ở
ngoài trông vô, ở trong nhìn ra, ở trên nhìn xuống, ở dưới
nhìn lên, cảm giác đó không phải ai cũng có thể đủ bản
lĩnh để vượt qua như ngày xưa Lý Chiêu Hoàng "dám"
nhường ngôi cho "Trần Cảnh" – đồng nghĩa chấp nhận
vương triều họ Lý chấm hết! Đương nhiên so sánh nào cũng
khập khiểng, nhưng ta thử hình dung nếu thái độ và sự lựa
chọn khá rõ của nhà văn Phạm Đình Trọng mà thay bằng Võ
Đại Tướng thì có lẽ mức độ "kinh thiên động địa"
cỡ nào nhưng điều đó lại như một tín hiệu quá tốt cho
đất nước này. Tiếc rằng không phải và không biết ta
được phép đánh nước cờ "vỗ mặt" vào chế độ hiện
nay bằng lá thư của Đại tướng Giáp từ bỏ đảng tịch
không? Một ước mơ có vẻ hão huyền! Một lời thách thức
quá trịch thượng chăng?
Người Việt ta thì lại luôn "Uống nước nhớ nguồn", "ăn
trái nhớ kẻ trồng cây" v.v... nên những trăn trở của Nhà
văn Phạm Đình Trọng hay nhà báo Tống văn Công hoặc Trung
Tướng Nguyên, Thiếu Tướng Vĩnh, Đại Tướng Giáp cũng chỉ
muốn làm cho "Đảng tốt hơn", đúng là dù rất tốt nhưng vẫn
nghiêng về "chủ nghĩa cải lương" . Những góp ý của các vị
này sẽ chẳng là gì ngoại trừ là tiếng trống cảnh báo trong
khi đó Việt Nam ta lại "chuyên" về "Trống đồng Ngọc Lũ" -
chỉ có la làng la xóm và cuối cùng cũng mua vui được một vài
trống canh. Thế thôi!
Đôi khi tôi lấy làm lạ,một mặt Chính thể Cộng sản hầu
như đối nghịch với tôn giáo trong khi đó họ lại thích dùng
những từ ngữ, hình ảnh mang màu sắc tôn giáo mà lại không
chịu nhìn nhận vai trò quan trọng của tôn giáo, ví dụ Đài
Truyền hình HTV đã làm chương trình "Linh thiêng Côn Đảo" vào
năm 2008 (ngay hai chữ "Linh thiêng" cũng là đề tài để chúng ta
bàn cãi nhiều về chất cộng sản và tính tôn giáo mâu thuẫn
ra sao) để ca ngợi những người tù CS nhân dịp 40 năm trận
Mậu Thân, nếu ai có dịp xem chương trình này sẽ thấy họ
dựng hình tượng ông Hồ đứng trên đóa hoa sen (một hình
ảnh đặc trưng chỉ dành cho Đức Phật), và có lẽ ai cũng
nhận thấy hình ảnh ông Hồ luôn đi cùng hoa sen:
"<em>Tháp mười đẹp nhất bông sen<br />
Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ.</em>"
Còn nhiều lắm những hình ảnh, câu thơ, bài nhạc, tượng
đài, tranh vẽ v.v... hầu như được người Cộng sản sử
dụng triệt để và khá chuyên nghiệp để tuyên truyền nhằm
đạt được mục đích chính trị. Điều dễ hiểu tại sao
trong các nội dung phỏng vấn một vị chức sắc nào đó, chúng
ta hay nghe "Nhờ sự quan tâm của các cấp ủy, của các vị
lãnh đạo từ TW đến Thành phố mà đơn vị chúng tôi mới
có...", từ những luận điệu này, ngày một ngày hai... theo
thời gian ngấm dần, ngấm dần vào họ đến không hay như
những ly rượu càng ngọt càng dễ say là vậy! Rồi những suy
nghĩ lúc nào cũng nói "Thay mặt đảng, nhà nước và chính
phủ, tôi kính chúc đồng chí …. mạnh khỏe, v.v…" là
điều chẳng có gì lạ lẫm. Những ly rượu mừng và những
lời chúc như những "cái máy phát" cứ phát mãi, phát
hoài… thì không thâm nhập vào trong trí não của các thế hệ
tiếp nối mới là lạ! "Mặc đồng phục" về tư tưởng
đả trở thành tính mặc định trong nội bộ đảng và nó
không dừng lại đó, nó lan tràn vào tận ngóc ngách của mỗi
gia đình chúng ta đến nỗi có những gia đình đôi khi giỡn vui
người ta vẫn gọi nhau là "đồng chí", cái vui đôi khi
được trả giá khá đắt về mặt tinh thần là vậy. Ồ! Có
gì mà nghiêm trọng thế! Ai? Ta ư? Có thể lắm và cứ thế
những tiếp nối, tiếp nối và tiếp nối để rồi chúng ta
cứ vui vẻ và thoải mái khi nói "Này! Em CHUẨN BỊ TINH THẦN
đi ăn khao của cậu A, (cô B) vừa thua độ anh đấy!" v.v…
và còn rất nhiều, rất nhiều những câu, những ý đậm đặc
"tính tuyên truyền" đang ăn len vào từng thớ thịt của
mỗi chúng ta mà ta không hay biết.
Do vậy, mỗi người vì tự do dân chủ thật sự cần nhận rõ
và "TUYÊN TRUYỀN" cho mọi tầng lớp nhân dân (đặc biệt tầng
lớp sinh viên học sinh, công nhân, nông dân) thấy được chế
độ Cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn không từ bỏ ý định
"chuốc rượu" cho thế hệ trẻ. Thanh niên lại là những
người nhiệt huyết, thích cống hiến, muốn khẳng định trong
đó một bộ phận lại có xu hướng nghiêng về "anh hùng mã
thượng", "da ngựa bọc thây", "ra đi ra đi thà chết chớ lui"
mà một thời như NS. Phan Huỳnh Điểu đã tâm sự ông đi theo
"vệ quốc đoàn" vì lòng yêu nước. Chúng ta không phủ
nhận tâm trạng này, thậm chí hoàn toàn tin đó là những trần
tình thật tâm nhất không riêng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu mà
những người cùng thế hệ hoặc lớp đàn anh, lớp đàn em
của ông. Chính từ lòng yêu nước trong sáng này mà người ta
sẳn sàng uống "ly rượu" trước buổi chia tay mà không
biết ly rượu ta uống là loại cocktail như thế nào. Mọi
người uống thì ta uống. Anh em cả mà. Lý tưởng đồng chí
hướng thì có gì mà ngại! Nhưng uống xong thì ta say và hành
động như một kẻ say để khi sực tỉnh thì lại trở thành
một Đồng Sĩ Nguyên, một Nguyễn Trọng Vĩnh hay một Tống văn
Công, một Phạm Đình Trọng. Quá muộn để nói lời sám hối
mà một Võ Văn Kiệt đã từng làm trong vô vọng - có lẽ cũng
bởi ông sực tỉnh sau những ly cocktail ngọt và lạ làm sao!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4269), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét