width="400" height="300" alt="1211848346.img_.jpg" /><div
class="textholder">TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội</div></div>
TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội,
vừa đưa ra một nhận xét sững sờ rằng điều hành kinh tế
ở ta khó ở chỗ "<em>đầu vào là kinh tế thị trường nhưng
đầu ra là kinh tế thị trường định hướng XHCN</em>".
Trước nay đặc điểm này ở nước ta đã không được nhấn
mạnh!
Ý kiến này được nêu khi hầu hết các ngành kinh tế chủ
chốt đều tăng giá: xăng dầu, nước sạch, than, điện, vé
máy bay, tỉ giá ngoại tệ… Khi tăng, tất cả doanh nghiệp (DN)
(đều của nhà nước) có chung lý lẽ: lỗ! Đáng chú ý là
"bảo trợ" cho việc này, đại diện một số cơ quan quản
lý nhà nước cũng cho rằng việc tăng giá đó là "hợp lý"
(?). Thậm chí để có thêm "trọng lượng", họ còn khẳng
định giá tăng khiến người dân "chỉ" phải trả số tiền
ít ỏi nhưng bù lại sẽ giải quyết khó khăn lớn cho DN…
Tuy nhiên, lập luận này thực sự không làm cho người dân yên
tâm. Bởi lẽ các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đó không
chỉ là sản phẩm tiêu dùng đơn thuần của dân cư mà còn là
chi phí "đầu vào" của tất cả ngành sản xuất, dịch vụ
khác trong nền kinh tế. Vì thế tác động dây chuyền của
việc tăng giá này chắc chắn xảy ra, nhất là với việc tăng
giá cùng thời điểm, hệ lụy trong dài hạn có thể là
"bão" lạm phát.
Trong cơn "bão" ấy, đối tượng bị tổn thương nhiều
nhất là dân nghèo, bởi họ vẫn phải chi tiêu mà không có
thứ gì để bán ra thị trường theo đà tăng giá!
Như vậy theo lý lẽ TS Kiên, không chỉ các lãnh đạo DN mà
chính những người đang thực thi nhiệm vụ quản lý "quên"
mất vai trò thứ hai của DN nhà nước là "trách nhiệm xã
hội" (công ích) bên cạnh vai trò kinh doanh đơn thuần. XHCN ở
Việt Nam có mục tiêu rất cụ thể: "<em>Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh</em>" mà việc duy
trì loại DN có chủ sở hữu là nhà nước cũng là nhằm định
hướng ấy. Do đó, khi tình thế bắt buộc cần phải lựa
chọn phương án đỡ xấu nhất là hy sinh lợi ích của DN nhà
nước để bảo vệ lợi ích xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, nếu quyết tâm giữ chỉ số giá ở
mức 7%, nhà quản lý nên hy sinh lợi ích của một số DN, như
đã từng yêu cầu bảy tổng công ty nhà nước bán USD cho ngân
hàng, chứ không nên chiều ý họ đồng loạt tăng giá!
Và nhân dân dĩ nhiên là cũng không muốn tồn tại loại DN xài
tiền thuế, tài nguyên quá mức nhưng giỏi lợi dụng vị thế
độc quyền đẩy giá lên!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4299), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét