Tổng kết 10 sự kiện đáng chú ý liên quan đến phong trào dân chủ ở Việt Nam năm 2014

Vậy là năm 2014 đang dần khép lại. Ban Biên Tập Dân Luận xin
được đưa ra một tổng kết riêng của mình về các sự kiện
nổi bật liên quan đến phong trào dân chủ ở Việt Nam trong
năm 2014 vừa qua:

<h2>1. Chính quyền liên tục đàn áp, hành hung và sách nhiễu
những người đối lập:</h2>

<center><img
src="http://www.ngay-dem.com/uploads/2013/images/Th%E1%BA%BF%20l%E1%BB%B1c%20tay%20sai%20cho%20Trung%20C%E1%BB%99ng%20%C4%91%C3%A0n%20%C3%A1p%20Nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20bi%E1%BB%83u%20t%C3%ACnh%20ch%E1%BB%91ng%20Trung%20C%E1%BB%99ng%20x%C3%A2m%20chi%E1%BA%BFm%20Ho%C3%A0ng%20Sa%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Sa%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.jpg"
width="550" /></center>

Ngay cả khi Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân
Quyền, chính quyền vẫn không ngừng ra tay đàn áp những
người đối lập cũng như thân nhân của họ. Danh sách những
người bị côn đồ, được cho là lực lượng an ninh mặc
thường phục, hành hung bao gồm Lê Quốc Quyết (em trai của
luật sư Lê Quốc Quân), Nguyễn Văn Thạnh, gia đình cựu tù
nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, ký giả Trương Minh Đức,
cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động
Nguyễn Hoàng Vi… Đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp của
nhà hoạt động Thúy Nga, chị đã bị 5 tên côn đồ truy sát
gây gãy xương bánh chè chân phải, cổ tay trái, hai bắp tay, hai
vai, đùi trái và đầu đều bị bầm dập thâm tím. Ngay cả
Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn cũng bị xô đẩy khi tới
chứng kiến vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn
đồ.

Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam luôn tìm cách sách nhiễu
nơi ở và ngăn cản quyền tự do đi lại và cư trú của công
dân. Anh Nguyễn Văn Thạnh – thành viên của phong trào Con
Đường Việt Nam, chị Đinh Phương Thảo, con gái của thầy
Đinh Đăng Định, nhóm sinh viên Lý Quang Sơn, blogger Đinh Nhật
Uy liên tục phải chuyển nơi ở vì sự can thiệp của lực
lượng an ninh. Các nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
Phạm Bá Hải, Phạm Lê Vương Các và tiến sĩ Nguyễn Quang A
bị cản trở hoặc câu lưu khi tham gia các buổi hội thảo về
nhân quyền tại Hà Nội và Sài Gòn.

<h2>2. Sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền
của Việt Nam (UPR)</h2>

<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxTxXLg10hVa7ePLrrp3DIQmNlnkudM3CLyj9QSEgB__2f-f2W7gzBV3gIpzUGU7w26rhBY3_YYVVmdqu4-Nm0MVrzAXyR4wCfPFIwpj_cyWLNiXusdMH1DAdyJrnHPA7qiISnHhEe7tU/s1600/UPR-ngayvn6.jpg"
width="550" /></center>

Buổi Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) về nhần quyền
lần thứ hai dành cho Việt Nam diễn ra vào 5/2/2014, và phiên
thông qua báo cáo UPR của Việt Nam diễn ra vào 20/6/2014. Việt
Nam đã chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị của các
nước thành viên về cải thiện nhân quyền. Trong số 45 khuyến
nghị mà Việt Nam bác bỏ lại chủ yếu là các khuyến nghị
quan trọng yêu cầu chính phủ công nhận các quyền dân sự,
chính trị, kinh tế và văn hóa của công dân.

Điều đáng chú ý trong đợt Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát
lần này là lần đầu tiên có sự tham gia tích cực của các
hội nhóm xã hội dân sự của Việt Nam, bao gồm iSEE, Mạng
Lưới Blogger Việt Nam, No-U Hà Nội, No-U Sài Gòn, Con Đường
Việt Nam, VOICE, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái
hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam v.v... Họ
đã cử đại diện sang Geneva đưa các khuyến nghị về các
lĩnh vực khác nhau, và tổ chức các buổi hội thảo trước và
sau phiên điều trần ở Việt Nam, với sự tham gia của đại
diện một loạt đại sứ quán nước ngoài như Đức, Thuỵ
Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, liên minh EU, Bỉ v.v...

<h2>3. Một số tù nhân lương tâm Việt Nam được phóng thích
trước thời hạn</h2>

<center><img
src="http://thtndc.info/wp-content/uploads/2011/12/Tu-Nhan-Luong-Tam.jpg"
width="550" /></center>

Liên tục trong tháng Ba và tháng Tư, chính quyền đã trả tự do
cho các tù nhân chính trị như Nguyễn Hữu Cầu (được biết
ông Cầu là tù nhân chính trị bị giam giữ lâu nhất từ
trước đến nay), thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, tù nhân lương
tâm Vi Đức Hồi, Trần Tư, Nguyễn Tuấn Nam và Đậu Văn
Đương đều được thả trước thời hạn.

Ngày 27/6, cô Đỗ Thị Minh Hạnh bất ngờ được trả tự do
sau khi chấp hành án được 4 năm. Được biết, trước đó vào
ngày 17/1, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của cô Đỗ Thị Minh
Hạnh đã có buổi điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Tom
Latos tại Hạ viện Hoa Kỳ.

Đáng chú ý nhất là tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, ông được
phóng thích vào ngày 7/4 nhưng ngay sau đó ông đã bị đưa
thẳng ra sân bay để sang Mỹ. Tương tự với trường hợp của
blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, ông bất ngờ được trả
tự do vào ngày 21/10 nhưng sau đó cũng bị trục xuất sang Mỹ
mà không được gặp gia đình.

<h2>4. Tù nhân lương tâm bị đối xử tệ trong trại giam</h2>

<center><img src="http://www.chuacuuthe.com/images2013/14040607.jpg"
width="550" /></center>

Vào lúc 9 giờ 35 phút tối 03 tháng 04 thầy giáo Đinh Đăng
Định - một người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã qua
đời vì chứng bệnh ung thư. Trước đó, vào ngày 15/02 thầy
giáo Đinh Đăng Định được trả tự do tạm thời. Lúc sinh
thời thầy Đinh Đăng Định đã nhiều lần lên tiếng và từng
đứng ra thu thập chữ ký của người dân nhằm kêu gọi nhà
cầm quyền hủy bỏ dự án khai thác bauxite đang làm ô nhiễm
môi trường xung quanh nơi ông cư trú. Chính vì điều này ông
đã bị kết án 6 năm tù giam về tội "Lợi dụng tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích nhà nước", hoạt động và tuyên
truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình
sự.

<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjnR7iDngF6FLijOn8uDBgyosdc2O5et9-Xpfs3PRFiz6wUyJxEiTGl_TuwBhWYfEyKMSNobMBu088UQVqNd5AyRvA3mKFVF7jISuDJTpo0hpOHpQz4h1kjiu8qUCYqJSFeNirKduUDt28/s1600/676.jpg"
/><div class="textholder">Anh Huỳnh Anh Trí, nằm bên phải qua đời
vì nhiễm HIV trong tù</div></div>

Tiếp đó vào ngày 5/7 tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đời
vì đã nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong thời gian 14 năm
ở chốn lao tù. Theo lời anh Huỳnh Anh Trí kể lại thì có rất
nhiều tù nhân chính trị khác đã nhiễm HIV và qua đời trong
thời gian thụ án. Anh Huỳnh Minh Trí bị nhiễm bệnh qua việc
bị buộc phải sử dụng chung gông cùm với các bạn tù HIV.

Hàng loạt các tù nhân lương tâm khác đã bị chuyển trại ra
xa khu vực gia đình họ sinh sống, gây khó dễ cho thăm nuôi.
Nhiều trường hợp ốm đau không được chăm sóc sức khỏe,
bao gồm chị Hồ Bích Khương, Đỗ Thị Minh Hạnh, blogger
Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Ngô Hào, Lê Quốc Quân, Đinh
Nguyên Kha, Đặng Xuân Diệu v.v...

<h2>5. Biểu tình chống Trung Quốc</h2>

<center><img
src="https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/v/t1.0-9/10356342_757106461000266_4449107799575547644_n.jpg?oh=92f585367935868a2808ca0c72e7c46e&oe=5530F323"
width="550" /></center>

Lần đầu tiên tại Việt Nam, 20 tổ chức xã hội dân sự đã
đứng ra kêu gọi biểu tình hòa bình phản đối Trung Quốc xâm
lược, mang theo hình ảnh các tù nhân lương tâm như Anh Ba Sàm,
Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Việt Khang v.v..., những
người bị tù đầy vì lên tiếng phản đối một cách ôn hòa
sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Cuộc biểu tình
nhằm phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
HD981 trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính
phủ Việt Nam phải thay đổi chính sách ngoại giao với Trung
Quốc.

Liên tiếp sau đó vào các ngày 13/5 và 14/5 là các vụ biểu
tình bạo động tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng
Nai, Hà Tĩnh và Sài Gòn. Nhiều bằng chứng cho thấy các vụ
bạo động này có sự sắp đặt của chính quyền, bởi vắng
bóng lực lượng công an / an ninh khi những người kích động
công nhân đập phá nhà xưởng xuất hiện.

<div class="boxcenter550"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/congtymy.jpg" width="600"
height="399" alt="congtymy.jpg" /><div class="textholder">Các công ty
phải tự bảo vệ mình bằng các tấm biển: Chúng tôi yêu
Việt Nam.</div></div>

Ba nhà hoạt động Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Trung
Nghĩa bị công an Đồng Nai bắt giữ vì tội "gây rối trật
tự công cộng" khi xuống tìm hiểu nguyên nhân của cuộc
biểu tình bạo loạn tại Bình Dương. Theo dự kiến vào tháng
1/2015 sẽ diễn ra phiên xử sơ thẩm ba nhà hoạt động tại
Đồng Nai. Trước đó, chị Lê Thị Phương Anh đã từng rất
nhiều lần lên tiếng tố cáo tội ác của lãnh đạo cấp cao
Việt Nam như phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nguyên tổng bí
thư Nông Đức Mạnh…

<h2>6. Chiến dịch "Cà phê nhân quyền" và "Chúng tôi muốn
biết" của Mạng Lưới Blogger Việt Nam</h2>

<center><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/we-want-to-know-bloggers-vn-said-gm-09022014080656.html/wordpress.com.jpg/@@images/f7fa2286-8e4e-4fd9-bd43-b432dcd0dc34.jpeg"
width="550" /></center>

Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức các buổi gặp mặt bàn
về các chủ đề liên quan đến quyền con người, có mời
đại diện chính quyền tham dự nhưng đã không nhận được
sự hồi đáp. Bên cạnh đó là chiến dịch "Chúng tôi muốn
biết" cũng do Mạng Lưới Blogger Việt Nam khởi xướng nhằm
yêu cầu nhà cầm quyền bạch hóa hội nghị Thành Đô năm 1990
mà Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc.

<h2>7. Tác phẩm Đèn Cù </h2>

<center><img
src="http://dannews.info/wp-content/uploads/2014/09/trich-doan-tac-pham-den-cu.jpg"
width="550" /></center>

Vào ngày 20/8 và 21/11, tác giả Trần Đĩnh đã cho xuất bản
tác phẩm Đèn Cù tập 1&2. Được biết tác giả Trần Đĩnh là
người từng viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và rất nhiều lãnh
đạo cao cấp khác. Mặc dù chỉ là tự truyện nhưng tác phẩm
của ông chứa rất nhiều thông tin quý giá, giúp người đọc
hiểu thêm về chuyện "thâm cung bí sử" của các nhân vật
cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam từ những năm
1945. Có lẽ chính vì điều này mà một số độc giả tại
Việt Nam đặt mua sách Đèn Cù qua mạng Amazon đã bị Bưu Cục
Ngoại Dịch thu giữ với cáo buộc cuốn sách đã "vi phạm
luật xuất bản 2012".

Tuy nhiên, các độc giả tại Việt Nam không chịu thua việc thu
giữ vô lý này. Một số người đấu tranh dân chủ trong nước
đã "thách thức" bạn bè của mình đọc cuốn Đèn Cù bản
PDF, qua đó gây quỹ để ủng hộ tác giả Trần Đĩnh.

<h2>8. Nhiều công dân bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ
chiếu</h2>

Chỉ trong vòng 4 ngày từ 14/11 đến 17/11/2014, chính quyền Việt
Nam đã cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu của ít nhất 5
công dân với lí do rất chung chung "bảo vệ an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội". Các công dân bị cấm xuất cảnh
gồm có: Hoàng Dũng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Lưu Văn Minh, Lê
Đức Triết và Nguyễn Công Thủ. Trước đó nhiều người khác
đã bị cấm xuất cảnh với lý do tương tự, bao gồm Nguyễn
Lân Thắng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hồ Nhật Thành:

<div class="boxcenter550"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/1553463_10152194790883442_638491608_o.jpg"
width="600" height="449" alt="1553463_10152194790883442_638491608_o.jpg"
/><div class="textholder">Danh sách không đầy đủ những người
bị cấm xuất cảnh.</div></div>

Có thể thấy rằng ngay cả khi Việt Nam được bầu vào Hội
đồng Nhân quyền với số phiếu gần như tuyệt đối, thì
điều đó cũng không đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam sẽ
đảm bảo và tôn trọng các quyền tự do tối thiểu của công
dân.

<h2>9. Xét xử vụ án "2 xe máy đi hàng ba"</h2>

<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgWPqoob6JkYOnwcYGMCLOHmOLkDRQMm3tZWKFDzi_N6DzVvm0z-8UXI3O5RUJdQrCrKyZKqQ1yVpueHJ9Lx4WwImCcT4QHrVSMAAX_mGmFFlNNpBd91XNSS0G9mGaqGP_vMFVzFTADuIqd/s1600/BUI+THI+MINH+HANG.png"
width="550" /></center>

Ngày 12/12 vừa qua, tại tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra phiên tòa
phúc thẩm xét xử ba nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng,
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh trong vụ án "2 xe
máy đi hàng 3". Kết quả không nằm ngoài dự đoán của
nhiều người khi chủ tọa phiên toàn tuyên y án sơ thẩm.

Trước đó vào ngày 26/8, cũng tại Đồng Tháp trong phiên xét
xử sơ thẩm, nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng đã phải
nhận mức án 3 năm tù giam, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù
giam và Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam.

Rất nhiều blogger và nhà hoạt động đã có mặt ngoài phiên
tòa để cổ vũ tinh thần cho Bùi Thị Minh Hằng và đồng sự.
Đây được coi là màn trình diễn lực lượng của các blogger
Việt Nam.

<div class="boxcenter550"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/10549062_703949199654428_8436955965255764012_o.jpg"
width="600" height="398"
alt="10549062_703949199654428_8436955965255764012_o.jpg" /><div
class="textholder">Các blogger tham gia phiên tòa tại Đồng Tháp giơ
bàn tay biểu lộ sự ủng hộ Quyền Con Người.</div></div>

<h2>10. Chính quyền tiếp tục áp dụng điều luật 258 và 88
để bắt giữ các blogger</h2>

<center><img
src="https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/l/t1.0-9/1533716_1590897057796967_2176643834136091174_n.png?oh=54ce130bc2d71406923725dd48ab6911&oe=552A13A1"
width="550" /></center>

Ngày 5/5, trong khi dư luận chưa hết vui mừng bởi một số tù
nhân lương tâm được trả tự do trước thời hạn thì chính
quyền đã ra lệnh bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh –
chủ trang thông tin Ba Sàm, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy – cộng
sự của ông Vinh, theo điều luật 258.

Trong vòng một tuần kể từ ngày 30/11 đến 27/12, chính quyền
cộng sản Việt Nam tiếp tục ra lệnh bắt blogger Lê Hồng Thọ
- chủ trang blog Người Lót Gạch, nhà văn Nguyễn Quang Lập
(tức Bọ Lập) – chủ trang Quê Choa và blogger Nguyễn Ngọc
Già. Thay vì sử dụng điều 258 như với các blogger khác, nhà
văn Nguyễn Quang Lập đã bị khởi tố theo điều 88 Bộ Luật
Hình sự với mức án nặng hơn khiến nhiều người lo ngại.

<div class="boxcenter550"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/lap.jpg" width="600" height="376"
alt="lap.jpg" /><div class="textholder">Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị
liệt nửa người do di chứng của một vụ tai nạn giao thông
vẫn bị bắt giam vì viết blog.</div></div>

<strong>Athena</strong>, CTV Dân Luận

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141228/tong-ket-10-su-kien-dang-chu-y-lien-quan-den-phong-trao-dan-chu-o-viet-nam-nam-2014),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét