Trong lúc nạn dịch Ebola hoàng hoành, giới truyền thông đã
đặt vấn đề rằng Washington nên đóng vai trò nào trong việc
ngăn chặn bước tiến của cơn bệnh chết người này. Bên
cạnh đấy, nhiều quốc gia khác hy vọng chính quyền Obama sẽ
sử dụng và huy động nguồn lực khổng lồ của Hoa Kỳ để
đương đầu với Ebola. Là siêu cường quốc của thế giới,
Washington nên đáp ứng những kêu gọi này và cố gắng hết
mình để ngăn chặn cơn đại nạn y tế ở Tây Phi. Tuy nhiên
khi đào sâu thêm tí nữa thì rõ ràng chúng ta vẫn chưa thấy
được toàn bộ bức tranh đang diễn tiến của cơn khủng
hoảng Ebola. Thật ra, với thực tế lâu dài về vai trò can
thiệp nặng tay ở Tây Phi, vốn có thể là nguyên nhân làm cho
cơn dịch trầm trọng thêm, Trung Quốc vẫn chưa bộc lộ mối
quan tâm ngang tầm với hoạt động của họ trong khắp khu vực.
Nhiều năm qua, Bắc Kinh đã theo đuổi một mô hình phát triển
nặng tính khai khoáng tại Tây Phi bang cái giá của môi trường
và các khu rừng nhiệt đới. Theo một bài báo mới đây của
hãng tin Al-Jazeera, Trung Quốc đã đổ hàng tỉ Mỹ kim vào các
quặng mỏ Tây Phi, và ngoài ra Bắc Kinh còn xây dựng đường
xá và cơ sở hạ tầng mà từ đó có thể đã tạo điều
kiện cho Ebola phát tán nhanh chóng. Các chuyên gia nói rằng việc
khuyếch trương cơ sở hạ tầng có thể đã tăng tốc cơn
khủng hoảng Ebola qua việc giúp các động vật nhiễm bệnh dễ
tiếp xúc hơn với con người.
Đặc biệt nạn phá rừng có thể đã tăng điều kiện cho thú
hoang tiếp xúc với con người. Thực vậy, các nhà nghiên cứu
cho biết rằng nạn dịch Ebola có thể đã khởi đầu khi
người dân ăn thịt dơi vốn thường dùng trong món hầm. Ở
Tây Phi, nạn phá rừng tràn lan và đã gây thiệt hại nặng nề
với hầu hết các khu rừng của Siera Leone. Liberia và Guinea bị
thiệt hại ít hơn phần nào, nhưng rừng của hai nước này
cũng đang bị đe dọa trước sự mở rộng gần đây của các
hoạt động kinh tế. Cơn dịch Ebola đầu tiên được phát
hiện tại các thị trấn xa xôi trên khắp Guinea với những khu
rừng bị xoá sạch. Từ đấy, cơn bệnh này đã lan đến thủ
đô Conakry và toả sang Sierra Leone và Liberia.
<strong>
Chính sách thống trị sai lầm của Trung Quốc: từ Liberia đến
Guinea </strong>
Trong khi Trung Quốc ngày càng trở nên thân mật hơn với những
thành quả kinh tế tại Tây Phi, vai trò của con hổ châu Á này
đã bị che lấp trước nạn đưa tin đầy tính giật gân của
giới truyền thông về cơn khủng hoảng Ebola. Từ lâu, Trung
Quốc đã quan tâm đến tài nguyên của châu Phi nhằm bảo đảm
nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và để thúc đẩy sự
tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia. Thật tiện
lợi, Trung Quốc tuyên bố rằng nó không công việc nội bộ
của những nước khác; có nghĩa là Bắc Kinh không kiểm tra xem
tiền chi trả của mình đã bị lãng phí hoặc lạm dụng bất
hợp pháp.
Trung Quốc không thể đáp ứng nổi nhu cầu về đồng, kẽm,
kền và vô số những khoáng sản khác. Hệ quả là Bắc Kinh
mỗi năm phải nhập khẩu một lượng kim loại cơ bản khổng
lồ trị giá 100 tỉ Mỹ kim; quá đó tiêu thụ 25 phần trăm
nguồn cung cấp nguyên liệu toàn cầu. Vì thế không gì ngạc
nhiên khi Trung Quốc để mắt vào rặng Nimba chạy giữa Liberia
và Guinẹa. Khu vực này là một trong những nơi có trữ lượng
quặng sắt cao nhất trái đất, và công ty China Union Investment
của Bắc Kinh đang hoạt động khai thác tại Liberia . Một số
tố cáo rằng công ty này đã không màng đến quyền lợi của
công nhân và không muốn thúc đẩy phát triển bền vững trong
các công trình của mình. Khi các cuộc phản đối nổ ra vào
cuối năm ngoái, lực lượng bán quân sự của Liberia đã giúp
China Union bằng cách triển khai vào khu vực và dập tắt cuộc
biểu tình.
Thành tích của Trung Quốc ở Guinea, một trong những quốc gia
nghèo nhất thế giới, cũng không tốt đẹp hơn . Năm 2009, Bắc
Kinh ký kết một hợp đồng khai thác quặng khổng lồ trị giá
7 tỉ Mỹ kim với chính quyền quân sự hà khắc Guinea . Trong
thời điểm hợp đồng được ký kết, chính quyền nước này
đang dối diện với sự cô lập của thế giới vì những vi
phạm nhân quyền . Không hề đoái hoài gì đến những vấn
đề này, Trung Quốc hy vọng kiếm chác từ cơ hội kinh tế ở
Guinea, một quốc gia bị phương tây gạt sang một bên vì những
xung đột chính trị nội bộ . Theo thoả thuận 2009, một công
ty bí mật có tên China International Fund không rõ ai sở hữu,
được quyền khai thác quặng bauxite, thứ nguyên liệu thô dùng
để sản xuất nhôm. Qua công ty Chinalco (Aluminum Corporation of
China) của Bắc Kinh, Trung Quốc cũng là một đối tác lớn trong
dự án mỏ sắt Simandou của Guinea. Để vận chuyển quặng
sắt, Trung Quốc hứa xây dựng một tuyến đường sắt và một
hải cảng.
<strong>Trung Quốc hời hợt trong việc chống Ebola</strong>
Điều kỳ lạ là giờ đây Trung Quốc đang đánh một vòng cua
vĩ đại khi đề cập đến dấu ấn kinh tế của mình tại Tây
Phi. Đã đầu tư hàng tỉ Mỹ kim vào trong khu vực, giờ đây
Bắc Kinh đang tìm một lối thoát nhanh chóng khi cơn khủng
hoảng Ebola trở nên trầm trọng hơn. Thật thế, nhiều công ty
đã di chuyển công nhân ra khỏi các quốc gia đang bị ảnh
hưởng bởi Ebola. Trong quá trình này, Bắc Kinh đã đóng cửa
và đình chỉ những công trình chủ chốt. Từ khoảng 20 nghìn
người quốc tịch Trung Quốc sinh sống tại các quốc gia bị
nhiễm Ebola trong mùa hè vừa qua, phân nửa đã bỏ đi .
Cơn dịch Ebola đã khiến cho một nhà thầu Trung Quốc rút công
nhân ra khỏi Liberia . Công ty này có nhiệm vụ tái dựng một
đoạn đường nối giữa thủ đô Mondronvia và khu vực biên
giới giáp Guinea, thật trớ trêu là công trình này có thể đã
tạo điều kiện giúp Ebola phát tán nhanh hơn nữa . Ebola cũng
đang đe doạ các dự án khai thác quặng sắt của Trung Quốc
tại Sierra Leone. Thật thế, các giám đốc thuộc tập đoàn
China Kingho Energy Group đã hồi hương và khu nhà ở của công ty
này tại Freetown đã đóng cửa.
Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi những
hỗ trợ tài chính và hậu cần của Bắc Kinh đến các nước
bị Ebola ảnh hưởng. Cho đến nay, Trung Quốc đã đóng góp
khoảng 100 triệu Mỹ kim để chống lại Ebola. Ví dụ như Trung
Quốc đã điều động một đơn vị tinh nhuệ thuộc Quân đội
Nhân dân Giải phóng đến Liberia và sẽ xây dung một trung tâm
chữa trị trong nước này. Bắc Kinh cũng đã gửi nhân viên
cứu trợ bao gồm các chuyên gia và nhân viên y tế đến khu vự
. Thêm vào đấy, Bắc Kinh đã gửi vài nghìn liều thuốc thử
nghiệm chống Ebola đến châu Phi và con hổ châu Á này còn dự
định sẽ tiếp tục các cuộc thí nghiệm y tế.
Bất chấp việc Trung Quốc viện trợ tài chính cho các nước
đang bị Ebola hoàng hoành, một số người đã đặt vấn đề
về tầm cỡ của những viện trợ này. Cho đến nay, Trung Quốc
đóng góp khoảng 100 triệu Mỹ kim, đây là khoản viện trợ
nhân đạo cho nước ngoài lớn nhất của Bắc Kinh từ trước
đến nay. Tuy nhiên, đóng góp của Trung Quốc cũng chỉ là nhỏ
nhặt so với Hoa Kỳ, quốc gia này đã cam kết đóng góp gấp
đôi và gửi hàng nghìn quân sang giúp đỡ. Hơn thế nữa, mặc
dù Bắc Kinh đại diện cho nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế
giới, Trung Quốc chỉ dành một phần eo hẹp 0,4 phần trăm ngân
sách viện trợ nước ngoài cho mục đích nhân đạo. Tại
Liberia, khi một công ty quặng Trung Quốc đóng góp tiền chống
Ebola, người dân địa phương nói rằng họ thấy thất vọng
với số tiền mà họ cho là ít ỏi.
<strong>Trung Quốc đặt ưu tiên phát triển không đúng
chỗ</strong>
Các nhà khoa học nói rằng nếu bệnh viện, hệ thống theo dõi
mầm bệnh và giáo dục sức khoẻ trở nên tốt hơn có thể
giúp ngăn cản dịch Ebola bùng nổ ở Guinea. Cuối cùng thì Trung
Quốc cũng ra tay đóng góp chống lại nạn dịch, mặc dù
người ta có thể hỏi rằng liệu việc này có hơi quá nhỏ và
quá muộn hay không. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách
khai thác tài nguyên thô của châu Phi với cái giá của nhân
quyền và môi trường. Hơn nữa, theo các chuyên gia, dường như
có thể là chính sách phát triển kinh tế mạnh bạo của Trung
Quốc đã góp phần phát tán cơn bệnh chết người này ngay từ
đầu. Nói cho cùng, thảm hoạ Ebola đã vạch trần ra những ưu
tiên phát triển sai lầm của Bắc Kinh. Hi vọng rằng thảm hoạ
y tế công này sẽ khiến Bắc Kinh đánh giá toàn diện các mục
đích của mình trên khắp Tây Phi.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141206/nikolas-kozloff-vai-tro-cua-trung-quoc-trong-nan-dich-ebola),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét