Mạnh Kim - “Đồ chơi" quân sự có gì mới?

Kỹ thuật quân sự không bao giờ có giới hạn. Từ lâu, quân
đội Mỹ đã chuyên tâm việc mô phỏng thế giới thiên nhiên
nhằm tạo ra các thiết bị hoạt động không chỉ với cơ chế
gần tương tự phiên bản gốc mà ngoại hình cũng giống y
thật. Kết quả mới nhất của nỗ lực này là sự ra đời
của GhostSwimmer. Wired (16-12-2014) cho biết, GhostSwimmer là thiết
bị quân sự tự hành được thiết kế trông như cá thật. Dài
1,5 m; nặng gần 45 kg; kích cỡ bằng cá hồi nhưng trông hệt
cá mập, GhostSwimmer là một phần của loạt thí nghiệm tạo
tiền đề cho các phương tiện tự hành dưới nước trong
tương lai. Vừa được thử nghiệm thực tế thượng tuần
tháng 12, GhostSwimmer có thể hoạt động ở vùng nước nông 25,4
cm hoặc lặn sâu hơn 91 m. Nó được điều khiển bằng cáp
nối dài hơn 152 m hoặc có thể tự bơi, trồi lên mặt nước
theo thời gian định kỳ để truyền tin. GhostSwimmer được sử
dụng cho do thám và hoàn toàn có thể thay thế những con cá heo
và hải sư mà Hải quân Mỹ đang huấn luyện cho các điệp vụ
mật.

<div class="boxcenter500"><img
src="https://scontent-a-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10868295_10153083088254796_5985004135856576758_n.jpg?oh=5bfd0aab33c06f9fb9d55d3dea39264c&oe=553C68B1"
/><div class="textholder">"Cá mập" GhostSwimmer (Ảnh:
Wired)</div></div>
Không chỉ GhostSwimmer. Một số robot mô phỏng thế giới tự
nhiên gần đây đã ra đời, trong đó có con Cheetah có thể
chạy khoảng 48 km/h; con Stickybot có thể leo tường như thằn
lằn; hoặc iSprawl được nghiên cứu mô phỏng theo loài gián có
thể bò 2,2 m/giây. Đây là những robot được phát triển từ
nghiên cứu của Sangbae Kim (giáo sư Viện công nghệ Massachusetts)
và Mark Cutkosky (giáo sư Stanford)… Căn cứ không quân
Wright-Patterson (Ohio, Mỹ) đã và tiếp tục cho ra đời những
loại UAV quân sự siêu nhỏ, được thiết kế mô phỏng theo
các loại động vật trong thế giới tự nhiên, từ sâu bướm,
diều hâu đến chim sẻ. Cần nhắc lại, ngày 17-2-2011, nhóm
nghiên cứu thuộc hãng AeroVironment đã cho bay thử nghiệm UAV
"Nano Hummingbird" nhỏ bằng chim ruồi, được trang bị camera
do thám. Bay với vận tốc hơn 17km/g, "Nano Hummingbird" có thể
dễ dàng đậu trên bậu cửa sổ hay cành cây để ghi âm hoặc
quay phim trộm.

Chương trình nghiên cứu máy bay siêu nhỏ (micro air vehicles - MAV)
đã được tiến hành nhiều thập niên qua tại các căn cứ
quân sự Mỹ. Theo Janes Defense Weekly, từ năm 1997, Cơ quan các
đề án nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (DARPA, thuộc Lầu năm
góc) đã tung ra kế hoạch bốn năm chế tạo MAV tốn khoảng 35
triệu USD. DARPA qui định 15cm là kích cỡ tối đa cho một MAV,
chi phí sản xuất thấp (chừng 1.000 USD/con) và dễ sửa chữa.
Ngoài ra, MAV phải đáp ứng những tiêu chuẩn cho hoạt động do
thám (tiếng động cơ nhỏ và có hệ thống radar cũng như
thiết bị quan sát-chụp ảnh hiện đại). Hơn nữa, MAV được
thiết kế sao cho không chỉ dùng trên chiến trường mà còn có
thể sử dụng cho các chiến dịch do thám trong không gian đô
thị. Nó có thể đậu trên dây điện để quan sát bên dưới
hoặc hạ cánh nhẹ nhàng xuống mép cửa sổ để rình rập và
nghe trộm những gì diễn ra trong phòng. MAV cũng có thể được
tung ra ngay trong một tòa nhà…

Một trong những mô hình MAV đầu tiên được DARPA chi khá đậm
tiền tài trợ là AeroVironment Black Widow, có phạm vi hoạt động
1 km, mang theo thiết bị ghi hình làm việc ngày lẫn đêm (một
Black Widow đã biểu diễn tại căn cứ quân sự Fort Benning ở
bang Georgia vào cuối tháng 6-2001). Black Widow có cánh quạt ở
mũi, hoạt động nhờ một môtơ điện chạy bằng cặp pin
lithium. Hệ thống đẩy có trọng lượng vỏn vẹn 110mg, tạo
vận tốc tối đa 20m/giây; hệ thống điều khiển (một máy
tính, thiết bị bắt sóng vô tuyến và ba động cơ siêu nhỏ)
nặng chỉ 2gr. Người điều khiển mang cặp kính-màn hình để
quan sát những hình ảnh truyền từ máy camera nặng 2gr của
Black Widow…

Sau Black Widow là dự án Lutronix Kolibri-cánh quạt và Sanders
MicroSTAR-cánh ngang cố định. Trong ba mô hình vừa kể, con
MicroSTAR của hãng Sanders (làm từ hợp đồng 42 tháng trị giá
10 triệu USD ký với DARPA) là dữ dằn hơn cả. Chính Skunk Works
(từng chế tạo máy bay Black Bird nổi tiếng) của Lockheed Martin
là nơi chịu trách nhiệm làm khung sườn cho MicroSTAR và General
Electrics thì cung cấp các thiết bị điện tử. MicroSTAR nặng
100gr, có thể thực hiện một sứ mạng kéo dài từ 20-60 phút
trong phạm vi 5km. Bộ cảm ứng Vision VV5404 của nó tinh như mắt
cú, có thể nhìn đêm rõ như ngày, truyền phát tín hiệu qua
thiết bị Harris PRISM…

<div class="boxcenter400"><img
src="https://scontent-a-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10849887_10153083088449796_5076313673200701380_n.jpg?oh=e3dd7fe731a489f73694596031d9741d&oe=5539D86E"
/><div class="textholder">"Thằn lằn" Stickybot</div></div>

Hai kế hoạch MAV được DARPA tài trợ gây chú ý nữa là nghiên
cứu của Michael Dickinson thuộc Đại học Berkeley và Robert
Michelson thuộc Viện kỹ thuật Georgia. Tháng 7-2000, Văn phòng
bản quyền Hoa Kỳ đã cấp bản quyền (số 6.082.671) cho Công ty
nghiên cứu kỹ thuật Georgia (thuộc Đại học Georgia) với sáng
chế robot bay Entomopter của Robert Michelson. Được thiết kế
để hoạt động trong không gian nội thất, Entomopter không chỉ
có thể vẫy cánh bay lên như côn trùng mà còn biết bò qua khe
cửa. Như máy bay, Entomopter có chiếc bụng chứa máy móc và
nhiên liệu. Tất cả bộ phận khác đều gắn với chiếc bụng
này. Nó có hai cánh, làm bằng film mỏng. Các mạch (vein) gắn
với cánh từ bụng giúp cánh có thể uốn cong mà Entomopter
cần, khi nó cất mình lên khỏi mặt đất. Hệ thống động cơ
RCM (Reciprocating Chemical Muscle – cơ hóa chuyển động) gắn với
cánh giúp tạo ra chuyển động vỗ. Các bộ cảm ứng có thể
hướng về phía trước, sau hay bên cạnh… Entomopter vận hành
bằng một phản ứng hóa học: một chất xúc tác sẽ gây ra
phản ứng hóa học và tạo ra một loại khí. Áp suất khí
khiến đẩy một piston trong bụng Entomopter. Piston nối với cặp
cánh, làm cho chúng vỗ liên tục. Khí còn thoát vào các mạch
(vein) giúp cánh chuyển hướng!


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141220/manh-kim-do-choi-quan-su-co-gi-moi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét