Chiềng Chạ - "Bạn có thể là nạn nhân kế tiếp": Sự bất lực của một tuyên bố!

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://www.danluan.org/tin-tuc/20141207/tuyen-bo-cua-con-duong-viet-nam-ve-viec-chinh-quyen-viet-nam-van-dung-dieu-258-de">Tuyên
bố của Con Đường Việt Nam về việc chính quyền Việt Nam
vận dụng Điều 258 để bịt miệng những ý kiến trái
chiều</a></li>
</ul></div>
Chỉ cách nhau có một tuần (cũng đúng vào ngày thứ 7), hai
Blogger nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam là Hồng Lê Thọ (Blog
Người lót gạch) và Nhà văn Nguyễn Quang Lập - NQL (Blog Quê
choa) lần lượt "nhập kho" khiến không ít kẻ giật mình. Họ
"giật mình" bởi họ cũng làm như Lập, thậm chí có phần hơn
Lập, hơn Hồng Lê Thọ trong cái khoản thể hiện chính kiến,
thái độ chính trị thái quá của mình trên mạng Internet.

<div class="boxcenter400"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhnDdCphreeArT1Gw15c-Uddh7sUTnjv2RcdPZp16cXEzg0cDxAs57aS44WXFhZ0GDHLVlvZDHrL1Zi6a7JrW2pyBK0aU_8o2495VrdUia_4kE-Q0UnfZEYjdYhQF64HxDoO09tzrGqNA4/s1600/h.jpg"
><div class="textholder">Ảnh minh hoạ. </div></div>

Với thông điệp "<i><b>Bạn có thể là nạn nhân tiếp theo,
Hãy cất tiếng bảo vệ Blogger</b>!</i>" "Con đường Việt Nam"
đã cho ra một tuyên bố với nội dung "<i>về việc Chính quyền
Việt Nam vận dụng điều 258 Bộ Luật Hình Sự để bịt
miệng những ý kiến trái chiều</i>" là cái cách giới lợi
dụng, làm biến tướng hoạt động Blogger đang ra sức thiết
lập sự đồng thuận số đông hòng bảo vệ chính mình trước
cơn biến cố ngỡ như sắp sửa ập đến này.

Sau khi diễn giả cái mục đích có vẻ cao siêu về sư ra đời
của Tuyên bố với những từ ngữ quen thuộc: "<i>Con Đường
Việt Nam bày tỏ mối lo ngại sâu sắc trước việc Cơ Quan An
Ninh Điều Tra thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp vận dụng
Điều 258 Bộ Luật Hình Sự để tiến hành khám xét và bắt
giữ khẩn cấp đối với giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn
Nguyễn Quang Lập. Cả hai người đều làblogger có tên tuổi,
và sử dụng trang blog của mình để chia sẻ suy nghĩ của mình
và bằng hữu về hiện tình đất nước" </i>đại diện và
cũng là người phát ngôn của "Con Đường Việt Nam" Lê Quốc
Tuấn 05 cái "nhận thấy rằng" và 04 "lời kêu gọi. Xin được
nói qua về một số nội dung trong cái 05 - 04 này như sau:

Trong chuỗi "05 nhận thấy" tôi thực sự ấn tượng với cái
nhận thấy thứ 2: "<i>Việc cơ quan an ninh điều tra quy kết các
bài viết là "có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm
uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội và công dân" là mơ hồ và không phản ánh đúng
tinh thần "nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách
nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của nhà nước" được nêu
trong Đại hội Đảng X. Nó cũng đi ngược lại với tuyên bố
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Liên hiệp các hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 7/2014: "Trong hoạt động chỉ
đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng
nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các
nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách
quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh
luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến
chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng
đắn". </i>Cũng xin lưu ý là nhận thấy 2 này về mặt ngôn
từ là cái hệ quả tất yếu được hình thành từ "Nhận
thấy 1"; nghĩa là về mặt logic thì (1) và (2) chính là cặp
nguyên nhân - hệ quả đang được "Con đường Việt Nam" cố
sức nói tới.

Ở nhận thấy (1), "Con đường Việt Nam" đã nói đúng một ý
mà tôi cho rằng cũng rất sâu sắc và đúng đắn:...
.."<i>quyền tự do ngôn luận – vốn được quy định trong
Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam, cũng như trong Công ước Quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký
kết và phê chuẩn" </i>nhưng hình như đấy không phải là toàn
bộ nội dung được chuyển tải và nêu rõ trong Hiến pháp năm
1992 sửa đổi. Ngoài quy định về chế định "về quyền từ
do ngôn luận" thì đạo Luật gốc này cũng hướng đến một
chế định mà bất cứ một chế độ nào với cơ chế tự
bảo vệ đều không thể bỏ qua: chế định về nghĩa vụ của
công dân đối với Nhà nước. Trong đó quy định rõ việc xâm
hại các lợi ích của Nhà nước có hành vi lợi dụng các
quyền tự do, dân chủ để chống phá, làm suy yếu đi sự
vững mạnh của Chế độ, chính quyền đương nhiệm (như quy
định tại điều 258 - Bộ Luật Hình sự). Nói như thế để
thấy rằng "Con đường Việt Nam" đang hiểu thiếu và phiến
diện Luật. Cái "tự do ngôn luận" không chịu ràng buộc bởi
một chế định, thiết chế nào khác có chăng chỉ tồn tại
trong xã hội nguyên thuỷ bởi khi đó Nhà nước chưa hình thành
nên tự thân nó chưa có nhu cầu cần được bảo vệ.

Từ cái nhìn sai lệch đó nên không quá khó hiểu khi "Con
đường Việt Nam" lại hiểu rằng, "<i>Việc cơ quan an ninh
điều tra quy kết các bài viết là "có nội dung xấu, thông
tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân" là mơ hồ".
</i>Thử hỏi, mơ hồ ở đâu khi một hành vi chống đối đã
được luật hoá thì cơ quan thực thi pháp luật mà trong
trường hợp này là Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hồ Chí
Minh (đối với 02 trường hợp là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang
Lập) có quyền được áp dụng các hình thức tố tụng theo
đúng quy định pháp luật. Có chăng cái "mơ hồ" đáng nói ở
đây chính là cách hiểu có phần gán ghép gượng gạo và không
ăn khớp khi lấy các hành vi khiến Cơ quan thực thi pháp luật
bắt tạm giam Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập với cái tinh
thần "<i>nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm
tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của nhà nước" được nêu trong
Đại hội Đảng X". </i>Rõ ràng, đang có một đánh tráo khái
niệm một cách trơ tráo trong cái cách lập luận của "Con
đường Việt Nam" khi đánh đồng những gì được đăng tải
trên các Blog Quê Choa và Người lót gạch với những gì được
cho là phản biện, đóng góp vì đất nước, vì sự phát
triển!

Và theo đó, Chính phủ, Nhà nước "<i>hết sức quan tâm, mong
muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ
xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần
<u><b>dân chủ, khách quan, khoa học. </b></u>Chính phủ cho rằng
phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những
cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết
sách khoa học và đúng đắn" </i>nhưng thử hỏi trong các nội
dung đã được đăng tải, Nguyễn Quang Lập hay Hồng Lê Thọ
có bao nhiêu phần trăm của "Dân chủ", "Khách quan" và "Khoa
học" (những từ in đậm, gạch chân) nói trên? Đó là chưa nói
đến 02 phương tiện dẫn tới việc 02 Blogger này bị bắt chủ
yếu là đăng tải các bài viết từ các trang khác, rất hiếm
và ít khi hai người này có các bài viết của chính mình.
****

Với tư duy triệt tiêu hết những yếu tố có thể gán ghép
những đối tượng như mình khỏi cái kết mà Hồng Lê Thọ và
Nguyễn Quang Lập dính phải nên trong lời kêu gọi (gồm có 03
nội dung) "Con Đường Việt Nam"


Về yêu cầu thứ 1: "Chính quyền phải trả tự do ngay lập
tức cho các blogger bị bắt giữ theo Điều 258. Ngay cả khi cơ
quan an ninh muốn truy tố họ, cũng cần để họ được tại
ngoại trong quá trình điều tra và xét xử. Hãy chấp nhận
đối thoại thẳng thắn để xây dựng niềm tin thay vì sử
dụng công an và trại giam để bị miệng những ý kiến trái
chiều" =&gt; Việc yêu cầu "Chính quyền phải trả tự do ngay
lập tức cho các blogger bị bắt giữ theo Điều 258" cũng có
nghĩa là họ sẽ không còn những nỗi lo canh cánh bị chính
quyền "sờ tới". Đây được cho là là yêu cầu được đặt
lên hàng đầu nhưng " Con đường Việt Nam" đang đối diện
với những điều không tưởng bởi việc bắt các Blogger đã
được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật. Nhà nước đương nhiên cũng không nhượng bộ cho
bất cứ chủ thể nào xâm phạm lợi ích, quyền lợi của
mình. Nó chỉ có thể xảy ra khi chính Nhà nước đó thực sự
không còn nhu cầu bảo vệ và đương nhiên cái "có thể' đó
sẽ khó lòng mà xảy ra nên đừng hi vọng yêu cầu này được
thực thi.

Về yêu cầu thứ 2: "<i>Quốc Hội cần gấp rút xem xét hủy
bỏ Điều 258 mơ hồ và vi hiến để xây dựng một nhà nước
pháp quyền thực sự, một nền văn hóa thượng tôn pháp luật
và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà nhà nước Việt
Nam đã cam kết tuân thủ" =&gt; </i>Nếu như ở yêu cầu 1 nếu
được chấp thuận thì sẽ triệt tiêu được nỗi lo sợ nhưng
không ai dám đảm bảo nó sẽ diễn ra nên thay vì hi vọng vào
một điều mơ hồ và hão huyền thì "Con đường Việt Nam"
quyết tâm đi vào cải cách lập pháp theo hướng phế bỏ
điều 258 - Bộ luật Hình sự, yếu tố được xem là căn cứ
hàng đầu cho việc bắt và xét xử các Blogger như hiện nay. Tuy
nhiên, một lần nữa, yêu cầu này cũng nguy cơ đi đến bế
tắc bởi bỏ điều 258 đồng nghĩa với việc phải thả vô
điều kiện các đối tượng bị bắt. Ai sẽ đảm bảo được
khi được thả tự do số này không tiếp tục chống đối với
một tầng mức cao hơn. Vì vậy, yêu cầu này cũng sẽ khó lòng
diễn ra.

Về yêu cầu thứ 3: "<i>Người dân Việt Nam cùng nhau lên
tiếng mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho
các blogger đang bị bắt giữ theo Điều 258 để đảm bảo
người dân giữ quyền phản biện và góp ý cho chính quyền,
để nó thực sự là "của dân, do dân và vì dân" =&gt;
</i>Yêu cầu này ở từng mức cao nhất, với đối tượng
hướng tới cũng quãng đại nhất nhưng nó cho thấy sự ảo
tưởng của những kẻ đang yêu cầu, đang kêu gọi này. Cho
đến thời điểm hiện tại không ai biết đến "Con đường
Việt Nam" là như thế nào và do ai đứng đầu, Cương lĩnh,
điều lệ và mục tiêu hoạt động của nó như thế nào? Và
thông thường, người dân sẽ không trao gửi niềm tin cho một
chủ thể mà chính họ không hiểu được nó sẽ đi đâu, về
đâu!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/node/30338), một số đường liên kết và
hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận
để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn
tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt
tường lửa tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc
ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét