Đằng sau câu chuyện cổ phần hóa

<div class="boxcenter400"><img
src="http://www.danluan.org/files/u5311/co_phan_hoa.jpg" /><div
class="textholder">Ảnh: thanhtraVietnam</div></div>

Đằng sau kế hoạch được cho là 'đầy tham vọng' của Chính
phủ Việt Nam về thúc đẩy 'cổ phần hóa' doanh nghiệp nhà
nước hàm chứa nhiều yếu tố bất hợp lý có thể tác động
xấu tới tái cơ cấu khu vực kinh tế quốc doanh, cũng như ảnh
hưởng tới nền kinh tế trong nước.

Hôm 29/11/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đưa ra đánh giá với
BBC về tình hình triển khai kế hoạch cố phần hóa này của
chính phủ.

Ông nói: "Chính phủ Việt Nam đã có quyết định đẩy nhanh
tốc độ của cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

"Và đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng tức là sẽ cổ
phần hóa trong hai năm (2014 và 2015), 432 doanh nghiệp nhà nước,
như vậy bình quân cứ hai ngày lại có một doanh nghiệp nhà
nước được cổ phần hóa.

"Cho đến nay, đến cuối tháng 10, đã có 76 doanh nghiệp nhà
nước được cổ phần hóa và đưa ra chào bán lần đầu tiên.

"Tuy vậy trong số 76 doanh nghiệp nhà nước được đem ra cổ
phần hóa này, có rất ít doanh nghiệp thu hút được sự quan
tâm của các nhà đầu tư chiến lược và một số doanh nghiệp
đã không bán được số cổ phiếu như là mong đợi."

<strong>'Khó chấp nhận'</strong>

[quote]Họ mua cổ phiếu của Vietnam Airlines dưới điều kiện
hiện nay, thì họ chỉ đưa tiền để cho bộ máy cũ của Hàng
không Việt Nam dùng tiền của họ để mà kinh doanh. Và có lẽ
điều đó, rất ít nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nào
có thể chấp nhận được
<em><div class="rightalign">TS. Lê Đăng Doanh</div></em>[/quote]

Về lý do của việc này, Tiến sỹ Doanh nêu quan điểm: "Thứ
nhất, số doanh nghiệp nhà nước được đưa ra cho đến nay,
thì chỉ trừ có Hàng không Việt Nam, hay Tập đoàn Dệt May, là
các doanh nghiệp nhà nước có sức hấp dẫn tương đối lớn
hơn, còn những các doanh nghiệp khác thì vẫn là những doanh
nghiệp nhỏ và vừa, hoặc thuộc loại nhỏ so với quy mô quốc
tế và chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư
quốc tế.

"Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước đó được chào bán với
một tỷ lệ cổ phần hóa bán ra cho các nhà đầu tư quá
thấp, thí dụ như trường hợp của Hàng không Việt Nam, Vietnam
Airlines, thì chỉ bán có 12,5% cổ phiếu, và trong đó bán cho
công, nhân, viên chức, cho nên tỷ lệ bán cho các nhà đầu tư
ở bên ngoài là thấp.

"Như vậy thì không có nhà đầu tư chiến lược nào có quan
tâm đến việc mua cổ phần của Hàng không Việt Nam, vì các
nhà đầu tư chiến lược ấy họ muốn có một tỷ lệ cổ
phần khoảng 15%, để họ ngồi trong Hội đồng Quản trị, họ
thay đổi được nhân sự, và họ tác động được đến quản
trị.

"Nếu không có, họ mua cổ phiếu của Vietnam Airlines dưới
điều kiện hiện nay, thì họ chỉ đưa tiền để cho bộ máy
cũ của Hàng không Việt Nam dùng tiền của họ để mà kinh
doanh. Và có lẽ điều đó, rất ít nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài nào có thể chấp nhận được.

"Điều thứ ba, cũng thấy rằng quá trình này rõ ràng chậm hơn
nhiều so với tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ đã có đề
ra, là bởi vì còn có không ít những vấn đề còn tồn tại,
thí dụ như các số nợ của các tập đoàn và các tổng công
ty đinh cổ phần hóa đó còn nợ, thì sẽ được giải quyết
như thế nào?

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141201/dang-sau-cau-chuyen-co-phan-hoa),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét