Lý Tiểu Long - Hai quan điểm đối lập về báo chí

Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" -
thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách khái quát là những
xuất bản phẩm định kỳ, như nhật báo hay tạp chí. Nhưng
cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài
phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng
được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo
điện tử).

<strong> Hai quan điểm đối lập về báo chí:</strong>


Với hầu hết các nước trên thế giới thì báo chí, dựa trên
những điều tra, tìm hiểu khách quan nhằm làm sáng tỏ đời
sống xã hội, văn hóa, chính trị... và cũng là kênh thông tin
giải trí của con người. Quan trọng hơn báo chí là chính là
kênh phương tiện chủ yếu để công dân tìm hiểu thông tin
về hiện thực xã hội, phổ biến và phân tích tin tức một
cách khách quan. Đây là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông
tin và ý kiến về mọi vấn đề. Chính vì thế, báo chí
thường được gọi là quyền lực thứ tư cùng với hành pháp,
lập pháp và tư pháp. Quyền lực này, nếu được nhân dân sử
dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói
lên nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy
xã hội, chính sách nhà nước và góp phần nâng cao dân trí.


Với các nước thì báo chí là công cụ tuyên truyền, phương
tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận thông tin, truyền thông
và văn hóa. Báo chí là một bộ phận không thể tách rời trong
bộ máy của Đảng cầm quyền, là cơ quan ngôn luận của
Đảng đó đối với toàn xã hội nên nó là một trong những
công cụ để thể hiện quyền lực chính trị.

Nhằm kiểm soát nguồn sức mạnh có khả năng thay đổi tầm
nhận thức của người dân và xa hơn là thể chế chính trị,
chính quyền đã sử dụng báo chí như một công cụ để định
hướng dư luận, hạn chế các tiếng nói đối lập. Sự kiểm
soát ấy dựa được nhà nước thực hiện bằng tiếng nói
của Ban Tuyên giáo TW và sự kiểm duyệt của các ban ngành.
Chính quyền không hề muốn người dân được thể hiện quan
điểm của mình qua báo chí nên họ không cho phép các cơ sở
báo chí tư nhân được thành lập. Chính quyền sợ sẽ không
thể kiểm soát được thông tin và những tác động ngược
lại của người dân khi họ tiếp cân được những nguồn
thông tin gây ảnh hưởng không tốt cho chế độ đó.

Những quy định trong luật báo chí Việt Nam đã phần nào vi
phạm vào hiến pháp 2013 về quyền tự do báo chí. Để sửa
chữa khuyết điểm này, Quốc hội cần phải thông qua một văn
bản quy định rõ ràng về quyền tự do của công dân trong lĩnh
vực nêu trên.

Mặc khác như tại Việt Nam, nhà nước nên tôn trọng những
nhà báo với tiếng nói độc lập, phản biện để phần nào
làm thước đo cho những giá trị, cũng như phản biện lại các
chính sách, đường lối mà nhà nước đang theo đuổi, bởi vì
dù đối lập thì họ, những nhà báo độc lập vẫn luôn canh
cánh nỗi lo, trách nhiệm với các vấn đề của dân tộc.

<strong>Lý Tiểu Long</strong>
<em>Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sinh viên
nghành Luật tại Việt Nam, diễn Đàn báo NVT mong nhận được
trao đổi phản hồi từ quý độc giả.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141114/hai-quan-diem-doi-lap-ve-bao-chi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét