Luật sư Trần Hồng Phong - Đơn đề nghị giám đốc thẩm, kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải

<blockquote><b>Bình Luận Án:</b> Liên quan đến vụ án Hồ Duy
Hải bị tuyên án tử hình về tội giết người tại bưu
điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), theo lời mời
của gia đình phạm nhân, luật sư Trần Hồng Phong đã có Đơn
đề nghị giám đốc thẩm vụ án này.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://4.bp.blogspot.com/-HYhLUEvc_mc/UoQ5jkkro8I/AAAAAAAABBg/9S2mEmzZ-Ao/s320/Cauvoib1.jpg"
width="320"><div class="textholder">(ảnh: dấu sửa kích thước các
con dao trong bản khai của nhân chứng có thể nhìn thấy rất
rõ).</div></div>

Sau đó, luật sư Trần Hồng Phong đã nhận được văn bản
trả lời của hai cơ quan có thẩm quyền kháng nghị giám đốc
thẩm là TANDTC và VKSNDTC. Nội dung đều ngắn gọn là "đã xử
đúng người, đúng tội" mà không trả lời hay phản hồi về
tất cả các vấn đề nêu trong đơn. Hiện nay, gia đình Hồ Duy
Hải vẫn đang miệt mài gửi đơn kêu oan. Dưới đây là toàn
văn đơn đề nghị này.

Lưu ý: Vì trong đơn có những hình ảnh cá nhân của nạn nhân
và có tính chất dã man nên chúng tôi không đăng những hình
ảnh này. Nội dung đơn rất dài. Ngoài đơn này, trước đó
tháng 4-11-2011 chị Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) cũng
có Đơn đề nghị giám đốc thẩm cho con. Đơn này cũng do Văn
phòng luật sư Trần Hồng Phong hỗ trợ soạn thảo, nhưng nội
dung chưa được đầy đủ bằng lá đơn dưới đây (sau khi đã
đi xác minh thêm, trực tiếp gặp nhiều nhân chứng).

<div class="boxcenter400"><img
src="http://2.bp.blogspot.com/-BaldGPIK6mA/UoQ4CfKCT6I/AAAAAAAABBM/uMRn9Vk6CIg/s640/Cauthang.jpg"
width="480"><div class="textholder">Đây là gầm cầu thang bưu điện
Cầu Voi nơi phát hiện xác hai nạn nhân</div></div>
</blockquote>



<center>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</center>

<div class="rightalign"> <i>TP. HCM, ngày 16 tháng 2 năm 2012</i></div>

<center> <b>ĐƠN ĐỀ NGHỊ</b>
<b>(V/v: Giám đốc thẩm Bản án phúc thẩm số 281/2009/HSPT</b>
<b>của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. HCM)</b></center>

<b>Kính gửi:</b> VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

<b>Đồng kính gửi:</b> VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC
ỦY BAN TƯ PHÁP QUỐC HỘI

Tôi là luật sư TRẦN HỒNG PHONG, thành viên Đoàn luật sư Tp.
Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 843 Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí
Minh.

Là người được gia đình phạm nhân Hồ Duy Hải - người đã
bị kết án tử hình về tội giết người và đang có lời kêu
oan trong suốt quá trình xét xử vụ án tới nay, mời hỗ trợ
pháp lý trong việc kêu oan cho phạm nhân.

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, trên tinh thần thận
trọng, tôn trọng sự thật khách quan, với mong muốn góp phần
bảo đảm sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, nay tôi có
đơn này, kính đề nghị Quí cơ quan xem xét lại theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 281/2009/HSPT
của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. HCM. Vì các lý do sau:

<b><i>- Việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp
kết quả giám định khoa học, bỏ qua tình tiết ngoại phạm
của bị cáo.</i></b>
<b><i>
</i></b> <b><i>- Kết luận trong bản án không phù hợp với các
tình tiết khách quan của vụ án.</i></b>
<b><i>
</i></b> <b><i>- Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai
lệch hồ sơ vụ án.</i></b>
<b><i>
</i></b> <b><i>- Áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội
danh.</i></b>

Trên hết là có thể dẫn đến việc kết tội oan cho phạm
nhân Hồ Duy Hải, đồng thời bỏ lọt kẻ phạm tội thực
sự.

<b><u>Cụ thể như sau:</u></b>

<b>Tóm tắt Bản án phúc thẩm:</b>

Theo bản án phúc thẩm, khoảng 19 giờ ngày 13-1-2008, Hải đi xe
mô tô của bà Rưỡi (dì ruột) đến bưu điện Cầu Voi, vào
bên trong ngồi nói chuyện với chị Hồng. Khoảng 20h30 Hải
đưa tiền và kêu Vân đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải
nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với Hồng, nhưng bị chị
Hồng phản ứng. Hải tức giận đánh vào mặt, bóp cổ, lấy
thớt đập vào mặt và đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó
Hải lấy dao cắt vào cổ chị Hồng.

Sau đó, từ chân cầu thang, Hải thấy Vân đi mua trái cây về,
kéo cửa sắt xuống đóng cửa và đi vào. Khi Vân vừa xuống
phòng sau Hải dùng ghế đánh vào đầu làm ngã xuống nền
gạch. Sau đó Hải xốc nách Vân kéo đến chỗ xác chị Hồng,
đặt đầu Vân nằm trên bụng chị Hồng và lấy dao inox cắt
vào cổ chị Vân 2-3 cái.

Sau đó, Hải ra phòng vệ sinh rửa tay, rửa dao, bỏ dao vào sau
tấm bảng, mở tủ lấy 1.400.000đ, sim card điện thoại, điện
thoại Nokia 1.100, tiếp tục xuống nơi xác chị Hồng và chị
Vân nằm lấy nữ trang của các nạn nhân.

Sau đó, Hải leo qua hàng rào ngăn giữa sân phía sau và sân
trước, lấy xe rồi chạy về nhà dì ruột tên Len, kêu cửa
mẹ ruột (chị Loan) mở cửa, cất nữ trang vào bịch nilon rồi
đi ngủ.

Tại bản án nhận định như sau:

"Mặc dù qua điều tra không thu giữ được thớt tròn, dao
thái lan - song những cung khai của bị cáo đều trùng khớp với
bản ảnh hiện trường có con gấu nhồi bông, bịch trái cây,
tấm nệm… có thớt tròn bằng gỗ, có ghế inox, có việc bị
cáo đốt quần áo…

Các nhân chứng Hùng, Thu, Ngọc, Vàng khi khám nghiệm thu con dao
thái lan không dính máu phù hợp với cung khai của bị cáo rằng
sau khi gây án đã rửa sạch dao.

Những cung khai và bản tự khai của bị cáo còn phù hợp với
các biên bản nhận dạng về hung khí, về các tài sản đã
chiếm đoạt của các nạn nhân, về các địa điểm mà bị
cáo đã đến sau khi gây án.

Tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo thừa nhận chính là thủ phạm
giết chết Hồng và Vân, ngay cả bản tự khai, các bản cung có
Luật sư, có đại diện VKS tham gia bị cáo đều xác định và
mô tả tỉ mỉ hành vi giết người của bị cáo.

Toàn bộ chứng cứ có đủ căn cứ xác định Hải là người
đã giết chết chị Hồng và chị Vân".

Qua bản án trên, chúng tôi xin trình bày như sau:

<h2>Phần I. Xét xử bỏ qua nhiều chứng cứ ngoại phạm của
Hồ Duy Hải</h2>

<b>I. Dấu vân tay thu giữ tại hiện trường không phải là
của Hồ Duy Hải:</b>

Theo Cáo trạng, hung thủ (Hải) khi giết hai nạn nhân đã thực
hiện hàng loạt động tác bằng tay như: bóp cổ, kéo xác, dùng
dao, thớt, ghế đập đầu, cắt cổ hai nạn nhân. Tại Biên
bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận: "trên kính (cửa vào
buồng ngủ) có dấu vết đường vân", "ở mặt trong của
kính trên cánh cửa (buồng vệ sinh) có 1 số dấu vết đường
vân", "trên labo rửa có 1 số dấu vết đường vân".
Những vết vân tay này đều đã được thu giữ.

Như vậy, dấu vân tay tại hiện trường chắc chắn phải là
của hung thủ. Không thể khác được.

Thế nhưng, theo kết quả giám định (Bản kết luận giám
định số 158/KL-PC21 ngày 11-4-2008) thì: "các dấu vết vân tay
thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với
điểm chỉ 10 ngón in trên bản chỉ của Hồ Duy Hải".

<div class="boxcenter500"><img
src="http://4.bp.blogspot.com/-L0zIZpQAq3w/UoShKj45oxI/AAAAAAAABB4/gdlS1FEExIg/s640/Ketluangdvantay.JPG"
width="480"></div>

Khoa học đã khẳng định và tới nay chưa thể bác bỏ - mỗi
người chỉ có dấu vân tay duy nhất, không trùng khớp với ai.
Như vậy, đây là chứng cứ ngoại phạm quan trọng và rõ ràng
nhất, đủ cơ sở khoa học chứng minh Hải không thể là thủ
phạm đã giết hai nạn nhân.

Thế mà trong bản án sơ thẩm đã nhận định về vấn đề
này như sau: "Vết máu thu được tại hiện trường tuy giám
định không phải là của bị cáo. Song các thiếu sót trên
không lớn. Đặc biệt là vết máu thu không đủ lượng, thời
gian để kéo dài nên không xác định được vết vân tay cũng
như mẫu tóc ngắn bị gãy không giám định được là đương
nhiên".

Thực tế, không phải là "máu không đủ lượng" hay
"không giám định được", cơ quan giám định không hề nói
như vậy mà đã giám định được và kết luận dấu vân tay
không phải của Hải. Hay nói cách khác, việc các cấp tòa bất
chấp và bác bỏ chứng cứ khoa học về dấu vân tay bằng một
lý lẽ phản khoa học và vô lý như vậy là không thể chấp
nhận, vi phạm nghiêm trọng qui định của pháp luật tố tụng
hình sự. Bỏ lọt chứng cứ ngoại phạm quan trọng nhất của
Hồ Duy Hải.

Một câu hỏi không thể không đặt ra là: dấu vân tay tại
hiện trường là của ai? Vì sao trong hồ sơ vụ án không có
kết quả giám định vân tay của những đối tượng có quan
hệ tình cảm và có khả năng có mặt tại bưu điện Cầu Voi
tối 13-1-2008 như Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol?

Chưa kể cơ quan điều tra cũng đã trưng cầu giám định
nhiều dấu vết/tang vật khác như máu, tóc, tro. Toàn bộ các
kết quả giám định đều không có chỉ dấu liên quan đến
Hải.

<b>II. Hồ Duy Hải không thể có mặt tại bưu điện Cầu Voi
vào "khoảng 19h30":</b>

Theo Cáo trạng, Hải có mặt tại bưu điện Cầu Voi lúc
"khoảng 19h30" tối 13-1-2008. Có "nhân chứng Đinh Vũ
Thường thấy Hải ngồi trong Bưu điện lúc 19 giờ 39 phút 22
giây".

Trong Cáo trạng không nhắc tới việc anh Hồ Văn Bình, cũng là
người đã nhìn thấy một "người thanh niên" tại bưu
điện tối 13-1-2008.

Trong hồ sơ vụ án thể hiện như sau:

- Lời khai của anh Hồ Văn Bình (BB ghi lời khai ngày 28-1-2008):
"Ngày 13-1-2008 tôi gửi xe ở Cầu Voi, lúc này trong bưu cục
đã mở đèn sáng, thời gian lúc đó đã hơn 19h vì ở nhà đi
đã ngoài 19h00. Tôi nhìn vào phòng khách, ngay bàn salon thấy có
một thanh niên ngồi trên ghế nói chuyện với Hồng. Tôi đi qua
nhà anh Mẫn, rồi quay lại mất độ 10 phút, lúc đó độ
khoảng ngoài 19h30 tôi đến bưu cục lấy xe vẫn thấy Hồng và
thanh niên trên còn ngồi nói chuyện".

- Anh Đinh Vũ Thường (BB ghi lời khai ngày 31-3-2008): "Tôi ghé
vào Bưu điện Cầu Voi gọi điện thoại khoảng 20 giờ đổ
lại. Tôi đi vào trong ngay cửa thì thấy 1 người nữ ngồi
phía ngoài, một thanh niên ngồi giữa trên ghế salon ".

Với tình tiết như trên, chúng tôi cho rằng:

<b>1. Hải không đủ thời gian để có mặt tại bưu điện lúc
"khoảng 19h30"</b>, vì:

Anh Bình là người đã đến bưu điện trước, lúc này anh
Thường chưa đến. Sau khi anh Bình qua nhà anh Mẫn "độ 10
phút" quay lại, anh Thường vẫn chưa đến. Vì hai anh Bình và
Thường không gặp nhau, đều chỉ thấy có 1 chiếc xe (của
người thanh niên) dựng trước cửa, phía bên phải.

Anh Thường đã có cuộc gọi từ máy của bưu điện lúc 19h39.
Như vậy, anh Thường phải đến bưu điện sớm hơn ít nhất 1
phút (để dựng xe, đi vào bên trong và gọi điện thoại). Tức
lúc 19h38. Trước đó anh Bình đã đến gửi xe, rồi sau đó quay
lại lấy xe của mình ra về. Như vậy, anh Bình phải rời khỏi
bưu điện trễ nhất lúc 19h37 phút (với giả sử ngay sau khi anh
Bình ra khỏi cổng là anh Thường vào). Trước đó khoảng 10
phút, anh Bình đã thấy "người thanh niên" ngồi trong bưu
điện – lúc này là 19h27 phút.

Với tình tiết như vậy, Hải phải có mặt tại bưu cục trễ
nhất vào lúc 19h26 phút (có 1 phút để dựng xe, cởi áo khoác,
vào bên trong ngồi xuống ghế nói chuyện với Hồng) và anh
Bình nhìn thấy.

Trong khi đó, lúc 19h13 phút Hải còn đang nghe điện thoại của
anh Đang ở tiệm cầm đồ cách bưu điện 7,5km. Như vậy, thời
gian "còn lại" để Hải đi từ tiệm cầm đồ đến bưu
điện là 13 phút. (Từ 19h13 đến 19h26)

Theo Cáo trạng, Hải chạy xe với vận tốc khoảng 40km/h, có
khoảng 15 phút để đi từ tiệm cầm đồ đến bưu điện trên
quãng đường 7,5km. Và cơ quan điều tra đã "kiểm tra thực
tế" vào ngày 14-7-2008.

Kết luận trên thoạt nghe có vẻ hợp lý. Nhưng nếu đối
chiếu kỹ với chính kết quả điều tra có trong hồ sơ, có
thể khẳng định Hải không thể nào thực hiện được hành
trình như vậy trong khoảng thời gian 13 phút. Vì trong 13 phút
đó, Hải đang trong trạng thái tâm lý bình thường, không có
gì gấp gáp và còn phải trải qua/thực hiện ít nhất 3 việc
sau:

1. Làm thủ tục cầm đồ, nhận tiền: Lời khai của bà
Nguyễn Thị Tuyết Trinh (chủ tiệm cầm đồ) (BL 275, 276):
"Theo quy trình cầm điện thoại di động, tôi lấy điện
thoại di động của người cầm gọi vào máy điện thoại bàn
nhà tôi kiểm tra xem có hoạt động không (chỉ nhá máy). Sau
đó tôi lấy điện thoại bàn của tôi gọi lại vào máy di
động của khách". Như vậy, sau khi Hải nhận điện thoại
của Đang, còn phải đợi bà Trinh gọi điện kiểm tra máy 2
lần. Rồi gói điện thoại vào bao, viết phiếu cầm đồ,
đếm/giao tiền. Quy trình này phải mất ít nhất 5 phút.

2. Về nhà đổi xe khác: đoạn đường từ đường lộ vào
nhà Hải dài khoảng 350m, đường bờ ruộng nhấp nhô và không
có đèn. Từ ngoài đường vào trong sân nhà khoảng 30m nữa.
Hải sẽ phải vào nhà dựng chiếc xe đang chạy, rồi lấy
chiếc xe khác và quay ra. Giả sử Hải không làm bất kỳ việc
nào khác mà đi ngay, thì thời gian này ít nhất cũng là 2 phút.

3. Đến quán cà phê Thanh đón anh Đang, đưa tiền. Sau đó
tiếp tục chở Đang qua quán cà phê Hai Thượng, thả Đang
xuống: dừng và khởi động xe 2 lần, đưa tiền cho Đang, Đang
vào quán trả tiền, đi ra rồi chở đi: ít nhất 2 phút.

Tổng thời gian cho 3 việc trên ít nhất là 9 phút. Như vậy
Hải sẽ chỉ có khoảng 4 phút còn lại – thời gian này quá
nhỏ và chắc chắn không đủ để Hải chạy một quãng
đường trên 7,5km, trong hoàn cảnh trời tối, nhiều đoạn
không có đèn đường, đường xấu, rất nhiều ngã rẽ, qua
cầu… (chưa kể đây là chiếc xe TQ, đã hỏng bộ phận đề
máy) để đến bưu điện lúc "khoảng 19h30" được.

<b>2. "Người thanh niên" có phải là Hồ Duy Hải? </b>

Cáo trạng cho rằng "người thanh niên" mà hai nhân chứng
Bình và Thường thấy tại bưu điện Cầu Voi là Hồ Duy Hải.
Điều này chỉ là suy luận chủ quan và không đúng sự thật.

Nhân chứng Đinh Vũ Thường không hề "thấy bị can Hải"
tại bưu điện Cầu Voi:

Việc trong Cáo trạng kết luận nhân chứng Thường đã
"thấy bị can Hải tại bưu điện Cầu Voi" cũng hoàn toàn
là suy đoán chủ quan, không đúng sự thật.

Trong các bản khai, cả hai anh (Thường và Bình) chưa bao giờ
nói đã nhìn thấy Hải mà chỉ thấy thấp thoáng "một thanh
niên" bên trong bưu điện - tầm nhìn bị ngăn cách qua một
lớp kính, khoảng cách xa (6-12m), điều kiện ánh sáng ban đêm.

Cơ quan điều tra cũng chưa từng cho anh Thường nhận dạng
Hải và/hoặc anh Thường không thể nhận dạng được Hải.

Ngày 7-12-2011 vừa qua, chúng tôi đã trực tiếp gặp anh
Thường. Anh Thường khẳng định mình không thể nhận diện
"người thanh niên" được. Việc Cáo Trạng ghi anh đã
"nhìn thấy Hải" là sai sự thật.

<b>3. Chưa đủ cơ sở để kết luận về chiếc xe Hải đi
tối ngày 13-1-2008:</b>

Theo Cáo Trạng, tối 13-1-2008, Hải đã sử dụng 2 chiếc xe
gắn máy, ban đầu là xe Wave 62F4-3040 của bà Nguyễn Thị Len
(dì ruột). Sau khi cầm đồ, Hải về nhà đổi chiếc xe kiểu
Dream cao TQ, màu nho của bà Nguyễn Thị Rưỡi (dì ruột) dựng
sẵn trước sân nhà, chạy đến bưu điện và gây án.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án thể hiện nhiều điểm phi lý,
mâu thuẫn và không phù hợp với thực tế. Cụ thể như sau:

i. Hải đã đi một chiếc xe có 3 biển số khác nhau?

Cáo trạng và Bản án xác định Hải sử dụng xe biển số
62F6 – 0842 của bà Rưỡi khi đến bưu điện. Nhưng khi ra về
thì chiếc xe có biển số khác: 62F5-0842(?). Còn trong "BB nhận
dạng" của anh Đinh Vũ Thường ngày 31-3-2008, thì ghi nhận anh
Thường đã nhận dạng được chiếc xe có biển số khác nữa
là 62H5-0842.
Như vậy thực sự Hải đã đi chiếc xe nào? Anh Thường nhận
dạng chiếc xe nào? Cơ sở nào để nói 3 biển số khác nhau
này là một chiếc xe?

ii. Anh Đinh Vũ Thường không hề và cũng không thể nhận dạng
được chiếc xe của bà Rưỡi:

Việc trong Biên bản nhận dạng ghi anh Thường đã nhận dạng
ra "chiếc xe 62H5-0842 đã cũ là chiếc xe giống chiếc xe anh
Thường đã thấy tại bưu cục Cầu Voi" – và cơ quan điều
tra cho rằng đó chính là chiếc xe 62F5-0842 của bà Rưỡi, Hải
đã sử dụng tối 13-1-2008 là vô lý. Vì:

- Quá trình nhận dạng không khách quan: điều kiện khi nhận
dạng là ban ngày (9h sáng), trong khi thực tế anh Thường nhìn
thấy chiếc xe tại bưu điện là khoảng 19h39 (trời tối, ánh
sáng đèn yếu). Việc nhận dạng không có người chứng kiến
theo qui định.

- Trong "Biên bản ghi lời khai" lúc 7h30 ngày 31-3-2008, anh
Thường khai thấy "chiếc xe Dream màu nho đã cũ" nhưng "tôi
không nhìn thấy 1 con số nào hết". Kèm bản khai này là một
sơ đồ khu vực do chính anh Thường vẽ, ghi rõ "không nhình
thấy biển số". Thậm chí anh Thường còn khai "không để ý
xe có bửng và kính chiếu hậu phải hay không", "không để
ý trên xe có để đồ vật gì không". Như vậy, không thể có
việc chỉ khoảng hơn một giờ đồng hồ sau, anh Thường lại
có thể nhận diện chính xác chiếc xe có biển số 62H5-0842
được.

Ngày 7-12-2011 vừa qua, chúng tôi đã trực tiếp gặp anh
Thường và đưa cho anh Thường xem "Biên bản nhận dạng ngày
31-3-2008. Anh Thường khẳng định mình không hề khai và cũng
không hề nhận dạng ra biển số xe 62H5-0840 - như trong Biên
bản đã ghi thêm vào (sẽ nói ở phần sau).

iii. Cơ quan điều tra cố tình làm sai lệch hồ sơ trong việc
nhận dạng chiếc xe:

Trong hồ sơ còn cho thấy dấu hiệu điều tra viên đã sửa
chữa, ghi thêm vào những tình tiết về số xe và việc nhận
dạng. Cụ thể:

- Trong Biên bản ghi lời khai của anh Thường ngày 31-3-2008 ghi
thêm câu "tôi nghĩ sẽ nhận dạng được". Sau câu "tôi
không nhìn thấy một con số nào hết".

- Trong Biên bản nhận dạng ngày 31-3-2008, tại trang 2, ghi thêm
câu "biển số H5-0842".

Qua dấu hiệu sửa chữa như trên, đã thể hiện một sự cố
ý từ phía cơ quan điều tra, nhằm chứng minh rằng anh Thường
đã nhận dạng ra chiếc xe mà Hải đi gây án tối 13-1-2008. Tuy
nhiên, chính sự sửa chữa này đã thể hiện rõ ràng dấu
hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.

iv. Khả năng Hải sử dụng chiếc xe của bà Rưỡi vào tối
13-1-2008 là thấp:

Theo Cáo trạng, sau khi gây án, "Hải lấy xe 62F5-0842 chạy
về, đưa xe vào nhà dì ruột Nguyễn Thị Len cất", sau đó
"kêu cửa mẹ ruột Nguyễn Thị Loan để vào nhà mình tắm,
giặt quần áo". Như vậy, chiếc xe 62F5-0842 suốt đêm 13-1-2008
không có ở nhà bà Rưỡi và bà Rưỡi không sử dụng. Điều
này là vô lý vì:

Lời khai của tất cả các thành viên trong đại gia đình Hải
cho thấy thường ngày Hải hay đi chiếc xe Ware màu đỏ của dì
ruột là bà Len. Vì nhà bà Len sát vách nhà Hải. Ngay sau khi bị
bắt, tại "Bảng tường trình" ngày 21-3-2008 Hải khai "tôi
đi bằng xe 62K8-3040", tại "Biên bản ghi lời khai" ngày
21-3-2008 Hải cũng khai "Tôi chạy xe honda Wave S màu đen, biển
số 62K8-3040 đến bưu điện Cầu Voi" - chính là chiếc xe của
bà Loan. Sau đó Hải thay đổi lời khai, tại "Biên bản lấy
lời khai" ngày 22-3-2008 khai Hải sau khi ở tiệm cầm đồ quay
về nhà và thấy xe của bà Rưỡi để trước nhà, Hải lấy xe
này đến bưu cục, "sau khi gây án đem về cất ở nhà luôn,
sáng hôm sau dượng Ba (chồng bà Rưỡi) lại lấy"

Trên thực tế, nhà bà Rưỡi không ở ngay cạnh nhà Hải và
nhà bà Len như trong Cáo Trạng ghi nhận. Hàng ngày, ông Nguyễn
Văn Thu (chồng bà Rưỡi) sử dụng chiếc xe này. Chiếc xe cũng
có thể được bà Rưỡi sử dụng đi đến thăm mẹ (nhà sát
vách nhà Hải). Nhưng nếu bà Rưỡi có dựng ở sân nhà Hải
thì cũng chỉ vào ban ngày hoặc vào chập tối. Còn buổi tối
bà Rưởi/hoặc chồng bà Rưỡi đều lấy xe 62F5-0842 để về
nhà mình. Vì bà Rưỡi không ngủ đêm tại nhà mẹ.

Như vậy, bất luận là khoảng 19h ngày 13-1-2008, bà Rưỡi có
để xe của mình ở sân nhà Hải hay không thì tối đó, bà
Rưỡi cũng phải lấy xe của mình để về nhà. Trong khi đó,
theo Cáo Trạng ghi nhận rằng tối đó khoảng 23h đêm, Hải về
nhà không thấy ai (tức là bà Rưỡi đã về nhà mình) và dắt
xe của bà Rưỡi vào nhà bà Len là điều vô lý. Liên quan đến
việc này, mới đây bà Rưỡi đã có Bản trình bày (ghi ngày
10-1-2012) khẳng định sáng 14-1-2008, bà đã sử dụng chiếc xe
62F5-0842 của mình để đi chợ.

Qua những tình tiết trên, chúng tôi cho rằng khả năng Hải
đã đi chiếc xe 62F5-0842 của bà Rưỡi vào tối 13-1-2008 là
thấp. Chưa kể tình tiết Hải đi cầm đồ xong "tự nhiên"
quay về nhà đổi xe - từ chiếc Wave lùn thành chiếc Deam cao -
cũng là bất thường, không có căn cứ xác đáng.

<b>4. Mâu thuẫn trong kết luận về chiếc áo Hải mặc tối
13-1-2008: </b>

Theo Cáo trạng, tối 13-1-2008 "lúc đi Hải mặc áo thun màu
xanh, trên ngực có hàng chữ màu trắng". Hải cũng có nhiều
lời khai xác định chiếc áo có chữ màu trắng. Cụ thể: Bản
khai ngày 25-3-2008 " áo xanh màu lá đậm, có sọc trắng trước
áo và chữ tiếng Anh". Biên bản hỏi cung bị can ngày 4-9-2008
(BL 504): " khi đi tôi mặc áo thun xanh, ngực có chữ màu
trắng".

Tuy nhiên, anh Đinh Vũ Thường – tại "Biên bản ghi lời
khai" ngày 31-3-2008 khai thấy người thanh niên "mặc áo thun
ngắn tay màu xám đen, hoặc xanh đen có sọc trắng xen kẽ".

Như vậy, có sự khác biệt về màu sắc và kiểu "sọc
trắng xen kẽ" tức là nhiều sọc chứ không phải 1 sọc và
cũng không có hàng chữ màu trắng. Khác biệt này đã không
được làm rõ vì anh Thường không được triệu tập tham dự
phiên tòa với tư cách là nhân chứng.

<h2>Phần II. Khả năng Hải có mặt tại bưu điện Cầu Voi
tối 13-1-2011 là rất thấp</h2>

<b>I. Hồng đã có cuộc hẹn với Misol tối 13-1-2011 và nhân
chứng Hiếu khẳng định MiSol có về bưu điện Cầu Voi tối
13-1-2008</b>:

Qua Cáo trạng mô tả như: Hải nói chuyện với Hồng khá lâu,
hai người đùa giỡn rồi Hải kéo Hồng vào phòng ngủ đòi
quan hệ tình dục… - cho thấy giữa hai người phải có mối
quan hệ rất thân tình, tương đối lâu dài và công khai. Thế
nhưng, thực tế không có bất kỳ chi tiết nào cho thấy giữa
Hải và hai nạn nhân có mối quan hệ vượt trên bình thường.
Tại thời điểm xảy ra vụ án, những người bạn thân nhất
của hai nạn nhân đều khẳng định Hồng đang có quan hệ tình
cảm với 2 người là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Misol, không
hề biết hay thấy Hải bao giờ.

Quan hệ tình cảm giữa Hồng - Sol là sâu đậm. Hồng đeo trên
tay nhẫn cưới do Sol tặng, hai người đang sống "như vợ
chồng". Hàng tuần Sol thường xuyên từ TP.HCM về thăm Hồng
và mỗi lần như vậy đều ngủ lại ngay tại bưu điện. Tại
"BB ghi lời khai" ngày 21-6-2008 (BL 209,210) ông Sol khai: "Sau
khi lên TP.HCM thì tôi cũng thường xuyên về bưu điện sống
chung như vợ chồng với Hồng. Trung bình cứ 1 tuần lễ thì
về 1 ngày. Thời gian gần nhất trước khi Hồng Vân bị giết,
về bưu điện vào ngày thứ tư 9-1 đến sáng thứ năm 10-1 tôi
mới đi TP.HCM làm tiếp".

Đặc biệt trong hồ sơ thể hiện thông tin cho thấy ngay tối
13-1-2008 Misol có cuộc hẹn với Hồng tại bưu điện Cầu Voi.
Cụ thể:

Tại "BB ghi lời khai" ngày 19-1-2008 (BL 197) chị Hiếu khai:
"Tôi nghe chị Vân: hai đứa gái không đường xe cộ không mà
đi làm gì. Chiều anh Sol về chứ gì phải đi".

Ngày 25-11-2011, chúng tôi có trực tiếp gặp chị Hiếu - bạn
thân của hai nạn nhân và là người thường xuyên đến chơi,
ngủ lại tại bưu điện Cầu Voi. Chị Hiếu khẳng định
trước giờ chưa bao giờ nghe Hồng, Vân nhắc đến Hải, và
cũng chưa bao giờ gặp Hải tại bưu cục Cầu Voi. Trong khi
nhiều lần gặp Sol, Nghị. Chị Hiếu cũng cho biết trong buổi
chiều ngày 13-1-2008, chính chị có thấy Hồng nói chuyện điện
thoại di động với Sol 2 lần và khẳng định chắc chắn tối
hôm đó Sol sẽ về Cầu Voi. Vì tới lúc 17 giờ chiều, không
hề nghe nói Sol không về.

Trong bối cảnh như vậy, liệu có thể có khả năng Hải đã
đến chơi tại bưu điện đến 21h, sau đó giết hại nạn
nhân?

Hơn nữa, qua những thông tin trên, chúng tôi cảm thấy hết
sức bất thường khi trong hồ sơ vụ án không hề có bất kỳ
bản hỏi cung nào đối với ông Sol về việc chiều tối ngày
13-1-2011 Sol đã ở đâu?

<b>II. Nạn nhân Vân không thể đóng hai lớp cửa bưu điện,
tạo ra khung cảnh hoàn toàn cách ly với bên ngoài nếu bên
ngoài sân đang có chiếc xe honda và bên trong đang có khách:</b>

Theo Cáo trạng, sau khi đi mua trái cây về lúc khoảng 21h, Vân
đã đóng hai lớp cửa (cửa sắt cuốn rồi tới lớp cửa
kính) rồi đi vào trong nhà. Trong khi Cổng bưu điện bên ngoài
không khóa (hoặc nếu khóa thì lại càng vô lý – vì Hải sẽ
không thể dắt chiếc xe gắn máy ra ngoài sau khi gây án).

Tình tiết Vân đóng cửa cho thấy có khả năng lúc này không
còn chiếc xe Honda nào ở bên ngoài sân. Và giả sử chiếc xe
là của "người thanh niên" ngồi chơi trước đó, thì nhiều
khả năng người này đã ra về.

Vì lúc đó nếu trong bưu điện thực sự đang có khách (là
Hải), lại đang dựng chiếc xe Honda ở ngoài sân, giáp ngay mặt
đường quốc lộ - thì việc đóng kín cửa như vậy sẽ làm
cho bên trong nhà hoàn toàn bị cách ly, không thể nhìn thấy bên
ngoài, không theo dõi quản lý được chiếc xe Honda (không an
toàn, bị kẻ gian lấy cắp xe).

Chưa kể nếu đang có khách, mà khách đang ngồi chơi, sẽ
không ngủ đêm lại, thì rõ ràng việc Vân đóng cả 2 lớp
cửa tạo nên bối cảnh bịt bùng, nội bất xuất ngoại bất
nhập như vậy là hoàn toàn không hợp lý. Chưa kể là nếu Vân
đi mua trái cây về, nếu thấy khung cảnh vắng vẻ (lúc này
Hải đã giết Hồng phía sau) thì lại càng ít có khả năng
đóng hai lớp cửa như vậy.

Tuy nhiên, tình tiết này cho thấy sau khi Vân đóng cửa, nếu
bên trong bưu điện vẫn còn ai đó thì người này chắc chắn
phải là người rất thân thiết với hai nạn nhân và hầu như
chắc chắn người này sẽ ngủ qua đêm tại bưu điện. Người
này không thể là Hải.

<h2>Phần III. Nghi vấn về thời gian chết của hai nạn
nhân</h2>

Theo kết quả giám định pháp y, xác định hai nạn nhân chết
do vết cắt trên cổ gây choáng chấn thương và mất máu cấp.
Trong dạ dày Hồng "có thức ăn đã nhuyễn, lượng ít".

Tại BB ghi lời khai của chị Hiếu (Bl 197, 198) " tôi và chị
Hồng đi nấu cơm ăn, khoảng 12g cùng dọn lên ăn, xong rửa
chén tôi và chị Hồng vào buồng ngủ còn chị Vân thì thức.
Ngủ tới gần 17g dậy rửa mặt xong về nhà".

Tại BB khám nghiệm hiện trường ghi nhận "phía trong sát
với đùi phải Hồng có một bàn bếp, trên bàn có ly, tô, dĩa
đã sử dụng nhưng chưa rửa". (Đáng tiếc là không thể
hiện rõ có bao nhiêu chiếc ly, bao nhiêu tô, dĩa – để có
thể xác định số người ăn).

Các tình tiết trên cho thấy hai nạn nhân (hoặc ít nhất là
Hồng) đã ăn tối trước khi chết. Vì lúc 17h chiều, khi chị
Hiếu ra về thì chén bát đã rửa.

Việc Cáo trạng kết luận hai nạn nhân bị giết vào khoảng
từ 20h30 đến 21h tối 13-1-2008, mà không xem xét về mặt khoa
học là không hợp lý. Về thời điểm chết của hai nạn nhân
có 2 nghi vấn.

<b>I. Máu không thể chưa đông/ khô sau hơn 13 giờ kể từ
thời điểm chết:</b>

Việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành từ 8h30-
13h30 ngày 14-1-2008, sau thời điểm kết luận chết khoảng 13
giờ. Qua các tấm ảnh, thể hiện xác hai nạn nhân được
đặt trên tấm vải màu trắng. Trên thân thể Hồng máu có màu
đỏ tươi, vẫn còn chảy ra và thấm vào tấm vải lót. Trong BB
khám nghiệm hiện trường ghi nhận "trên sàn nhà nơi hai nạn
nhân nằm có vũng máu đọng chưa khô hoàn toàn".

Theo khoa học pháp y (Giáo trình Pháp y học – ĐH Y Dược TP.
HCM), khi chết, "máu không còn lưu thông trong hệ tuần hoàn,
ứ lại trong các lòng mạch tại các vùng thấp so với tư thế
của tử thi và hình thành các mảng màu hoen đỏ tím nhạt gọi
là vết hoen tử thi. Sau khi chết khoảng 20 phút, vết hoen bắt
đầu xuất hiện. Sau khi chết khoảng 6 giờ vết hoen phát
triển hoàn toàn chiếm toàn bộ vùng thấp".

Như vậy, nếu thực sự hai nạn nhân đã chết vào khoảng
20h30h– 21g, thì sau khoảng hơn 12 tiếng đồng hồ chắc chắn
không thể còn hiện tượng máu vẫn tiếp tục chảy ra từ cơ
thể. Màu máu cũng không thể đỏ tươi mà lúc này máu đã
thẫm màu và khô đông từ lâu. Chưa kể trong khi kết luận
nạn nhân Hồng chết trước thì máu vẫn chảy, trong khi Vân
chết sau thì máu lại khô hơn có thấy có sự bất hợp lý.

<b>II. Thức ăn trong dạ dày nạn nhân Hồng "đã nhuyễn" cho
thấy nạn nhân đã ăn tối trước khi chết ít nhất 4 giờ
đồng hồ, đó là thời điểm nào?</b>

Cũng theo pháp y, hoàn toàn có thể dựa vào độ nhuyễn của
thức ăn trong dạ dày để xác định thời gian từ bữa ăn
cuối cùng đến khi chết. Các loại thức ăn thông thường
(cơm, trứng, cá… ) sẽ tiêu hóa hết trong dạ dày trong khoảng
3-4 giờ. Các loại thịt (bò/heo) tiêu hóa hết trong khoảng 4-5
giờ. Như vậy, nhìn chung thức ăn sẽ tiêu hết trong dạ dày
trong vòng 3-5 giờ kể từ khi ăn.

Theo Cáo trạng, Hải có mặt tại Bưu điện vào khoảng 19g30
và không hề thấy việc hai nạn nhân ăn cơm chiều. Như vậy,
Hồng (có thể là cả Vân) đã ăn bữa tối trước 19g30.

Do thức ăn trong dạ dày Hồng "đã nhuyễn" vào thời điểm
dự đoán chết (20h30), nên nếu vậy - thì Hồng đã ăn trước
đó khoảng 4 giờ - tức lân cận 16h30. Tuy nhiên điều này là
không hợp lý, vì khi chị Hiếu ra về lúc 17g, tại bưu điện
vẫn chưa hề chuẩn bị gì bữa tối và đang trong bối cảnh
chờ anh Misol về.

Còn nếu xác định Hồng đã ăn trong khoảng thời gian sau từ
sau 18h đến 19h30 (là lúc Hải đến) thì thức ăn trong dạ dày
không thể "đã nhuyễn" vào thời điểm "bị giết" xác
định là 8h30.

Như vậy, về mặt khoa học, không đủ cơ sở để kết luận
hai nạn nhân bị giết trong khoảng gian từ 20h30 – 21g như trong
Cáo trạng. Mà cái chết đã xảy ra sau đó ít nhất vài giờ
đồng hồ. Cũng chưa thể xác định ai chết trước, chết sau.

<h2>Phần IV. Tình tiết mới: Tầng 1 với nhiều nghi vấn liên
quan đến người khác</h2>

Bưu điện Cầu voi là một ngôi nhà gồm 2 tầng (trệt và lầu
1). Tại thời điểm xảy ra vụ án, tầng 1 vẫn sử dụng bình
thường. Tại BB khám nghiệm hiện trường ngày 14-1-2011 chỉ ghi
đơn giản như sau: "Trên lầu là khu vực để máy móc thiết
bị, cửa còn khóa, không có dấu vết cạy cửa". Câu hỏi
đặt ra là: nếu cửa lầu 1 còn khóa, thì tại sao những
người khám nghiệm biết đó là khu vực để máy móc thiết
bị? Và dù cửa khóa, liệu có đủ cơ sở để khẳng định
trên lầu 1 không có dấu vết gì liên quan đến vụ án?

<b>I. Nghi vấn liên quan đến ông Nguyễn Mi Sol:</b>

Ngày 25-11-2011 vừa qua, chúng tôi đã trực tiếp gặp ông
Nguyễn Văn Thu (một trong những người phụ trách dọn dẹp
hiện trường vụ án và chị Lê Thị Thu Hiếu (nhân viên Bưu
điện xã Nhị Thành, bạn thân của hai nạn nhân và là người
có mặt tại bưu điện trong cả ngày 13-1-2008). Đây cũng là hai
nhân chứng trong vụ án.

Theo lời chị Hiếu:

- Anh Sol thường ghé thăm Hồng vào buổi tối và mỗi lần
đều ngủ lại. (Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lời
khai của Sol). Khi Sol ở lại thì Sol và Hồng ngủ trên lầu 1.
Có lần chị Hiếu đã ngủ lại tại bưu cục lúc có Sol, nên
biết rõ như vậy. (Hiếu và Vân ngủ ở phòng bên dưới, Hồng
và Sol ở trên lầu).

- Chị Hiếu khẳng định tối 13-1-2008 anh Sol có về bưu cục
Cầu Voi.

Theo lời anh Thu thì:

- Tối 13-1-2008, lúc gần 19h anh Thu đã chở Hải (chở xe ôm)
về nhà. Hải xuống bến xe bus trên chuyến xe từ TP.HCM về Long
An, tại ngã ba Bình Ảnh. Lúc này Hải mặc áo sơ mi, đội nón
kết và trên tay cầm tờ báo. Ông Thu đã chở Hải tới tận
cổng nhà.

- Sau đó, lúc khoảng 21h30-22h đêm, anh Thu chở (xe ôm) 2 người
khách, đi ngang qua bưu cục Cầu Voi và thấy "trên lầu 1 Bưu
cục còn sáng đèn. Cổng, cửa phía trước bưu điện đều đã
đóng".

Cả anh Thu và chị Hiếu đều cam kết về lời kể này và
sẵn sàng làm việc với cơ quan điều tra. Đây là những thông
tin hoàn toàn mới. Nếu đúng, thì rõ ràng trong đêm 13-1-2008
đã có người ở trên lầu 1 bưu cục.

Người đó là ai? Đây là vấn đề cần làm rõ. Ngoài ra, nếu
có người trên lầu 1 trong đêm, mà qua sáng hôm sau cửa lên
lầu 1 đã bị khóa thì ai đã khóa? Vì sao khóa?

<b>II. Nghi vấn về một người khác? </b>

<b>1. Dấu dép trên mặt ghế của ai?</b>

Theo "Kết luận điều tra" (BL 386), đêm 13-1-2008 khi vào bưu
cục Hải "bỏ dép ở bậc tam cấp và đi vào". Như vậy,
Hải thực hiện hành vi giết Hồng và Vân trong tình trạng
không mang dép. Điều này nói lên Hải không thể tạo ra dấu
dép tại hiện trường.

Trong khi đó, theo "BB khám nghiệm hiện trường" lại ghi
nhận một chân của nạn nhân Vân gác lên mặt chiếc ghế xếp
inox và "trên mặt nệm ghế có dấu vết máu quệt và dấu
vết đế dép dính những hạt cơm khô".

Vậy ai là người đã để lại dấu dép này? Từ đôi dép
nào? – đây là vấn đề chưa rõ.

<b>2. Ai đã tạo ra các "vét bầm" ở chân nạn nhân
Hồng?</b>

Tại "BB khám nghiệm tử thi" và BB giám định pháp y đều
ghi nhận trên cơ thể nạn nhân Hồng "có một số vết bầm
máu làm da sậm màu ở mặt trước đùi chân phải, mặt trước
cẳng chân trái". Các vết bầm này là do tác động của
ngoại lực chứ không thể tự nhiên mà có.

Vậy ai đã gây ra những dấu vết này? bằng vật dụng gì? -
Trong khi Hải không hề có bất kỳ lời khai nào nói đến việc
đã đánh hay tác động vào phần chân của nạn nhân Hồng.

<b>3. Ai đã mang mút xốp đến bưu điện Cầu Voi? </b>

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường còn ghi nhận "trên
mặt bàn có một miếng mút xốp màu trắng và vài mảnh mút
xốp đã được cắt vụn trên mặt bàn và rải rác vài mảnh
dưới nền nhà".

Tại BB ghi lời khai ngày 19-1-2008 của chị Hiếu thì: "Tôi
xác định trên bàn không có loại bộc xốp trắng nào, tôi
cũng không thấy loại xốp này bao giờ. Tôi cũng không biết
loại xốp này là xốp gì cả". Như vậy, đến lúc 17g (là
thời điểm chị Hiếu ra về) tại bưu cục vẫn chưa có mút
xốp.

BB hỏi cung bị can ngày 11-6-2008 Hải khai "tại ghế salon trên
bàn lúc tôi và Hồng ngồi có báo tạp chí, 1 ly nước, điện
thoại Nokia đen và mút sốp". Tức là Hải cũng không phải là
người đem mút xốp đến bưu cục.
Vậy ai đã đem mút xốp đến Bưu điện, mút xốp chứa đựng
vật gì? Ai đã cắt vụn mút xốp ra? Đây cũng là điều chưa
rõ.

<b>4. Ai đã vén áo nạn nhân Hồng?</b>

Theo ảnh chụp tại hiện trường, nạn nhân Hồng nằm ngửa,
áo ngoài bị xắn ngược lên tới tận cổ, để hở toàn bộ
phần bụng và lưng. Áo lót ngực bị kéo lên trên, để hở
cả hai núm vú.

Theo Cáo Trạng, Hải đã "bóp cổ", đánh vào mặt và sau
đó cắt cổ Hồng. Tuy nhiên chắc chắn những động tác này
không thể gây ra tình trạng cả hai lớp áo của nạn nhân bị
kéo sốc lên quá cao như vậy. (Trong khi nạn nhân Vân bị Hải
xốc nách kéo từ phòng trước ra sau thì cả hai lớp áo không
hề sộc sệch).

Như vậy, chắc chắn phải có ai đó đã làm việc này. Người
đó là ai?

<b>5. Chiếc vòng trên tay nạn nhân Hồng là vòng gì? của
ai?</b>

Theo ảnh chụp tại hiện trường, nạn nhân Hồng khi chết
nằm ngửa, trên cổ tay trái có đeo một chiếc vòng lớn.
Trong các bản khai của Hải và các nhân chứng không thể hiện
về chiếc vòng này. Chị Lê Thị Thu Hiếu tại "BB ghi lời
khai" ngày 19-1-2008 khai "hôm chủ nhật lúc 17h tôi thấy chị
Hồng có 1 đôi bông tai, 1 sợi dây chuyền, 3 chiếc nhẫn vàng
và 1 chiếc vòng cẩn hột nhỏ nhỏ".

Câu hỏi đặt ra là: Đây là chiếc vòng bằng vật liệu gì?
Từ đâu Hồng có chiếc vòng này và vì sao không thấy ai nhắc
đến chiếc vòng này?

<b>6. Tư thế chết của nạn nhân Hồng cho thấy có dấu hiệu
nạn nhân bị xâm hại tình dục:</b>

Qua bản ảnh, tư thế khi chết (tư thế cuối cùng) của nạn
nhân Hồng ở trạng thái như sau:

- Nằm ngửa, hai chân dạng rộng. Đầu quay hướng ra cửa.

- Hai tay dang ngang cao quá vai, bàn tay ngửa - tư thế bị đè
đến chết. Không có phản ứng kháng cự. Trên cổ tay trái còn
đeo một chiếc vòng – đây là vòng gì, ở đâu – điều này
chưa được làm rõ.

- Áo lót bị kéo ngược lên trên hai bầu vú, làm lộ hai núm
vú. Áo ngực không dính máu, không dấu tay – cho thấy nạn
nhân bị kéo áo trước khi bị cắt cổ. Vì nếu kéo áo sau khi
cắt cổ thì máu sẽ chảy ra rất nhiều, loang xuống.

- Áo ngoài bị cuộn hẳn lên trên áo lót, gần sát cổ, để
lộ trần toàn bộ khuôn ngực và lưng.

- Trên mặt có các vết cắt do vật sắc bén tạo nên, nhiều
chiều (ngang, dọc, chéo… ) – giống như vết cắt cố ý và
mang tính chất "tra tấn". Môi, miệng bị xưng và bầm tím.

- Theo Biên bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17-1-2008,
"có ít dịch nhầy trong âm đạo".

Tư thế và dấu vết trên cho thấy khả năng nạn nhân đã
chết trong tư thế bị đè hai tay và bị hãm hiếp. Tư thế
chết cũng cho thấy có thể nạn nhân đã bị ngất hoặc thậm
chí chết trước đó. Điều đáng nói là tư thế chết của
nạn nhân Hồng hoàn toàn không phù hợp với các tình tiết do
Hải khai.

<b>7. Ai đã cắt điện máy bơm nước?</b>

Theo Kết luận điều tra, tại hiện trường vụ án khi mở các
vòi nước đều hết nước. Nền nhà khô ráo.

Tại BB lấy lời khai ngày 4-4-2008 (BL 201) nhân chứng Lê Thị
Thu Hiếu khai "hệ thống nước sinh hoạt trong nhà vệ sinh
tại Bưu điện có đầy đủ nước, hoạt động bình
thường".

BB ghi lời khi lời khai bà Nguyễn Thị Kim Tuyền: " tôi nghĩ
là không có bị cúp nước vì Bưu cục có giếng nước và ngày
13-1-2008 không có cúp điện".

Theo xác minh, máy bơm tại bưu cục có hệ thống rờ le tự
động. Khi trong bồn hết nước thì máy bơm sẽ tự động bơm
nước đầy bồn.

Như vậy, việc hết nước tại bưu cục có nguyên nhân là ai
đó đã cắt cầu giao máy bơm nước. Việc này chưa được làm
rõ.

<b>8. Những ai đã dùng cơm tối tại bưu điện Cầu Voi</b>?

Theo lời khai của chị Hiếu, buổi trưa mọi người đã ăn
cơm xong và "rửa chén, tôi và chị Hồng vào buồng ngủ còn
chị Vân thì thức. Ngủ tới gần 17g dậy rửa mặt xong ra về
nhà". Như vậy, khi chị Hiếu về chén đĩa đã được dọn
dẹp, rửa sạch. Hồng và Vân chưa ăn tối.

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận "phía trong
sát với đùi phải Hồng còn có một bàn bếp, trên bàn có: ly,
tô, dĩa đã sử dụng nhưng chưa rửa".

Như vậy, có thể xác định tối đó tại bưu điện đã có
nấu ăn và mọi người đã ăn tối xong nhưng chưa dọn rửa.
Câu hỏi đặt ra là những ai đã ăn tối? Qua số lượng chén,
đĩa tại hiện trường, hoàn toàn có thể xác định được
số người đã ăn.

<h2>Phần V. Kết tội từ sự suy luận chủ quan, vô căn cứ và
thiếu khoa học</h2>

Chúng tôi cho rằng phần lớn các nhận định, kết luận trong
Cáo trạng và bản án – đối chiếu với ngay chính kết quả
điều tra thể hiện trong hồ sơ vụ án - đều là những suy
luận chủ quan, thiếu căn cứ, mâu thuẫn và gây bất lợi cho
Hải. Xin trình bày một số vấn đề cơ bản nhất.

<b>I. Động cơ giết người của Hải quá đơn giản, không
hợp lý:</b>

Một trong những cấu thành quan trọng của hành vi tội phạm
là mặt chủ quan (ý thức, động cơ) của kẻ phạm tội.
Nguyên nhân nào, điều gì đã khiến Hải phải ra tay giết một
lúc hai cô gái trẻ một cách vô cùng tàn bạo và dã man đến
vậy?

Theo Cáo trạng, lý do duy nhất giết Hồng là do Hồng không
đồng ý cho Hải được giao cấu, đã có hành vi dùng chân
đạp vào Hải, khi Hải đang đè nạn nhân xuống đòi giao cấu.
Còn giết Vân là vì sợ bị lộ. Điều đó có hợp lý không,
khi Hải biết rõ:

- Thời gian Vân đi mua trái cây rất mau. Đoạn đường từ bưu
cục đến nơi bán trái cây chỉ khoảng 150m, như vậy thời gian
Vân mua trái cây và về chỉ khoảng trên dưới 10 phút. Với
thời gian rất ít ỏi như vậy, lại trong bối cảnh đèn đang
sáng, cổng ngoài và cửa ngoài đều mở cả hai đang mặc quần
áo đầy đủ - liệu Hải có thể nghĩ đến chuyện sẽ giao
cấu và giao cấu được với nạn nhân hay không?

- Theo Cáo Trạng, Hải đã dẫn Hồng vào trong buồng, cùng lên
giường và Hồng đã nằm xuống. Để trải qua những việc
đó, chắc chắn không thể là trong vài ba phút. Xét về tâm sinh
lý, việc này phải có sự đồng tình của Hồng. Vậy, nếu
nói rằng Hồng sau đó không đồng ý có hợp lý không?

- Tiếp đó, qua những dấu vết thương tích và máu me khắp
người nạn nhân, cũng như dấu vết đổ vỡ trong khu vực cầu
thang, cho thấy Hồng đã có sự kháng cự quyết liệt và hung
thủ đã phải tốn nhiều thời gian mới có thể gây ra hàng
chục những vết thương cho Hồng. Nếu không có sự chuẩn bị
và quyết tâm ngay từ đầu, liệu Hải có thể làm được
những việc đó hay không?

- Liệu có hợp lý không khi chỉ vì bị từ chối giao cấu
trong bối cảnh như vậy, Hải đã có những hành động mang
tính chất dã man đến mức điên cuồng như vậy? Hải có cần
thiết phải thực hiện hàng loạt động tác kéo dài, liên tục
và quyết tâm giết chết Hồng được hay không?

Về tâm lý tội phạm, hành động giết người trong vụ án
này phải là của một người có sự chuẩn bị từ trước, có
quyết tâm lớn, có sự căm thù/ghen tuông cực độ, bị đè
nén và kích động. Không thể đơn giản chỉ là việc bị từ
chối giao cấu.

<b>II. Qui kết chủ quan về hung khí gây án:</b>

Một trong những điều "kỳ lạ" nhất trong vụ án này là
việc kết tội, qui kết hung thủ dùng 3 loại hung khí là dao,
thớt và ghế giết người, để lại hàng loạt dấu vết, máu
me… nhưng tại hiện trường khi khám nghiệm lại không có bất
kỳ vật nào có dấu vết phạm tội và cũng không được thu
giữ.

Tiếp đó, việc cơ quan điều tra lần lượt "bổ sung" vào
hồ sơ vụ án những hung khí để "chứng minh" lại đầy
rẫy những sự vô lý, sai nguyên tắc.

Kết quả là từ thực tế không hề có bất kỳ tang vật nào,
lại dẫn đến việc tạo ra cảm giác là hung thủ (Hải) đã
sử dụng những hung khi đó và tất cả đều "phù hợp". Tuy
nhiên, liệu có thực sự phù hợp hay không? Sau đây chúng tôi
chỉ xin trình bày về 2 hung khí là dao và thớt.

<b>1. Từ con dao "giả định" hiện nay, liệu có thể kết
luận về dụng cụ mà hung thủ dùng để cắt cổ hai nạn
nhân?</b>

<b>i. Suy đoán chủ quan và vô nguyên tắc về "con dao"</b>

Theo Cáo Trạng, Hải đã dùng "con dao thái lan dài 28cm, ngang 3
cm" tại bưu điện để cắt cổ hai nạn nhân. Nhưng tại
hiện trường không hề có con dao nào – dù khi khám nghiệm
hiện trường, với đầy đủ thành phần, đông người (và
mặc dù con dao thu được sau đó chỉ cách vị trí xác hai nạn
nhân chưa đầy 0,5m).

Thế mà chỉ từ việc qua ngày hôm sau các dân phòng trong quá
trình dọn dẹp hiện trường thấy một con dao "mới tinh"
tại bưu cục, Cơ quan điều tra đã "mặc nhiên" cho rằng
đây là con dao của bưu cục và sau này cho rằng chính Hải đã
sử dụng con dao này đề cắt cổ hai nạn nhân.

Nhưng điều đáng nói hơn nữa là con dao được phát hiện đó
thực tế vẫn là một con "dao ảo" – hoàn toàn chỉ do các
dân phòng thấy – con dao này cũng đã bị mất, không thu giữ.
Sau đó các dân phòng tự đi mua lại một con dao "giống" như
con dao "ảo" này.

Liệu những tình tiết như trên, từ một con dao mơ hồ về
nguồn gốc, không có dấu vết tội phạm và không còn tồn
tại, căn cứ vào điều luật nào để có thể "kết luận"
rằng đó là con dao của bưu điện và Hải đã dùng con dao đó
để giết người? Trong khi một trong những nguyên tắc cơ bản
để xác định tang vật là phải "có thật" và "liên quan
trực tiếp" đến tình tiết của vụ án?

<b>ii. Hàng loạt điểm mâu thuẫn về con dao:</b>

Tại "BB ghi lời khai" (BL 232), ông Hùng tả về con dao phát
hiện tại hiện trường như sau: "lưỡi bằng inox trắng,
lưỡi dài khoảng 20cm, lưỡi phần dưới bằng phần sóng dao,
bầu xuống, lưỡi hơi nhọn, cán bằng nhựa màu đen, hơi dẹp
dài khoảng 10cm". "Con dao rất sạch, còn rất mới vì phần
lưỡi dao vẫn còn dấu sọc sọc như chưa được mài".

Các ông Thu, Vàng (BL 226 &242,243) cũng đều khai: "lưỡi bén
dao còn mới ", "dao rất sạch giống như vừa mới được
để vào chứ không phải là đã để từ lâu. Lưỡi dao rất
bén".

Qua đó, cho thấy con dao các dân phòng phát hiện còn rất mới.
Trong khi đó, con dao "thật" là một con dao cũ, đã qua sử
dụng.

Tại "BB lời khai" ngày 19-1-2008 chị Hiếu khai: "trong bưu
điện có sử dụng 2 con dao. Một con dao thái nhỏ dài khoảng
15cm, phần lưỡi cỡ 5cm. Con dao lớn thì dài khoảng 35cm, phần
lưỡi kim loại trắng dài 25cm, bề ngang khoảng 5cm, thường
để ngay ghế, bàn nấu ăn".

Tại "BB ghi lời khai" ngày 21-6-2008 ông Sol khai ở bưu điện
có 2 con dao, "một con dao nhỏ dài trên 10cm. Một con dao lớn
dài khoảng gần 30cm, có cán nhựa màu đen, lưỡi dao bằng inox,
mũi nhọn, lưỡi dao chỗ rộng nhất 4cm, kiểu dao thái lan. Con
dao này trong ngày thứ Tư 9-1-2008 tôi có sử dụng dùng để
sửa chữa nhà vệ sinh tại bưu điện".

Như vậy, liệu có đủ căn cứ để kết luận rằng con dao
mới mà các dân phòng nhìn thấy chính là con dao đã cũ ở bưu
điện? Nhất là khi lời khai của chị Hiếu và ông Misol là quan
trọng hơn. Vì họ đã mô tả con dao có thật tại Cầu Voi.

Lẽ ra, khi có sự khác biệt như vậy thì phải cho nhận dạng,
đối chất làm rõ. CQĐT đã không cho chị Hiếu nhận dạng dao.
Còn ông Misol thì chỉ nhận dạng qua hình vẽ, không thể xác
định độ mới cũ của con dao.

<b>iii. Dấu hiệu sửa chữa kích thước con dao trong hồ sơ vụ
án:</b>

Điều đáng lưu ý trong Biên bản lời khai của chị Hiếu ngày
19-1-2008, kích thước của con dao lớn đã bị sửa bất hợp
pháp, không có chữ ký xác nhận của người khai. Chiều dài
từ 35cm sửa thành 30cm, lưỡi dao từ 25 sửa thành 20cm.

<div class="boxcenter550"><img
src="http://1.bp.blogspot.com/-_q6gnZ_tn2E/UoQ8cuQbq3I/AAAAAAAABBo/lGqZ8kMJzP4/s640/Cauvoib1.jpg"
width="640"><div class="textholder">(Chú thích ảnh: Lời khai của
chị Hiếu về kích thước con dao đã bị sửa cho "phù hợp"
với kích thước con dao mà ông Thu đã tự mua. Lẽ ra, khi có
sự khác biệt như vậy thì cơ quan điều tra phải cho đối
chất hoặc cho chị Hiếu nhận dạng con dao. Nhưng điều này
đã không được thực hiện)</div></div>

Ngoài ra, khi tiến hành nhận dạng (BL 204), qua hình vẽ 4 con
dao, ông Sol ghi "Tôi xác định dao số 3 và 4 có đặc điểm
và kích thước giống con dao ở bưu điện".

Việc ông Misol xác định có tới 2 con dao là "dao số 3 và 4
có đặc điểm và kích thước giống con dao ở bưu điện" là
điều hết sức phi lý. Vì hai con dao số 3 và số 4 có kích
thước hoàn toàn khác nhau.

<b>2/ Dùng thớt đập gây chảy máu, nhưng thớt không dính
máu:</b>

Khi khám nghiệm hiện trường, có ghi nhận phía trên đầu nạn
nhân Hồng "có một cái thớt gỗ". Nhưng cái thớt gỗ này
đã không được thu giữ do không có dấu vết liên quan đến
vụ án". Điều này cho thấy cái thớt này không có dấu máu,
vết vân tay.

Từ ngày 21-3-2008 đến ngày 14-6-2008 khi Hải bị bắt, Hải
không hề có bất cứ lời khai nào nói rằng đã dùng cái thớt
để đánh vào đầu nạn nhân Hồng.

Tuy nhiên, các vết thương trên mặt nạn nhân Hồng (các vết
bầm ở mắt, vết rách hình thù khác nhau… ), cho thấy cái dao
không thể nào gây ra được những vết thương như vậy. Kết
quả giám định pháp y cho thấy các vết thương phải là vật
có đầu tù.

Tại Biên bản hỏi cung ngày 11-6-2008, lần đầu tiên Hải khai
về cái thớt như sau "tôi lấy tấm thớt cầm hai tay đập
mạnh vào vùng đầu Hồng 2 cái", "sau khi gây án tấm thớt
tôi bỏ lại tại đầu nằm của Hồng. Thớt tôi để tại
chỗ".

Nếu lời khai của Hải là đúng, thì chắc chắn trên cái
thớt phải có vết máu, thậm chí dính nhiều máu. Ngoài ra, các
vết rách trên mặt nạn nhân cũng phải có dạng phù hợp với
cái thớt như: hình vòng cung, miệng rộng, rách bờ vết
thương… vv. Thực tế hoàn toàn không có điều này.

Trong khi đó, theo công văn số 37/GT.PY.08 ngày 7-4-2008 thì
"vùng mặt có những vết rách da bờ mép sắc gọn. Điều đó
chứng tỏ vùng mặt của nạn nhân có các vật cứng sắc gọn
và bị va đập nhiều lần". Trong khi đó, cái thớt chắc
chắn không thể là vật "sắc gọn".

Hay nói cách khác, việc qui kết rằng Hải đã dùng thớt để
đập vào mặt Hồng là phi lý, khiên cưỡng. Chính vì vậy,
việc mãi đến ngày 24-6-2008, CQĐT yêu cầu chị Lê Thị Thu
Hiếu đi mua một cái thớt về, rồi từ đó cho rằng Hải đã
dùng một cái thớt như vậy để đánh vào mặt nạn nhân Hồng
liệu có hợp lý?

Chưa kể ngoài chị Hiếu, ông Misol cũng là người biết về
việc tại bưu điện có cái thớt gỗ. Trong "BB ghi lời khai"
ngày 21-6-2008 (BL 210) ông Sol khai tại bưu điện có 2 cái thớt
"một thớt nhựa màu trắng và một thớt gỗ tròn". Trong
quá trình điều tra, không hề cho ông Sol nhận dạng cái thớt
hay đối chất làm rõ đó có phải là cái thớt ở bưu điện
Cầu Voi hay không.

<i>(Chú thích ảnh: Liệu những vết thương hình thù như trên
có thể là do cái thớt gây nên?)</i>

<h2>Phần VI: Rất nhiều điểm mâu thuẫn với các tình tiết
khách quan</h2>

<b>I. Hải có thực sự đã dùng ghế đập đầu Vân?</b>

Khi khám nghiệm hiện trường, không có chiếc ghế nào được
thu giữ. Sau đó, quá trình điều tra xác định Hải đã dùng
một chiếc ghế đập mạnh vào đầu Vân, sau đó quăng ghế
xuống đất.

Nếu sự thật đúng như vậy thì chắc chắn trên mặt ghế
cũng không thể còn dính "những hạt cơm khô" (ngoài dấu
dép nói trên). Vì với tác động của lực đập xuống, những
hạt cơm khô sẽ rơi ra khỏi mặt ghế.

Ngoài ra, trên mặt Vân còn có 2 vết thương rách mặt, tụ máu
hình vuông. Liệu chiếc ghế có thể gây ra vết thương này hay
không? Và trong khi Hải cũng không hề có lời khai nào liên quan
đến việc dùng ghế đánh vào mặt Vân.

<i>(Chú thích ảnh: 2 vết thương này trên mặt nạn nhân Vân
không thể do dùng ghế đập xuống. Hải cũng không có lời khai
về việc dùng ghế hay vật gì đập vào mặt nạn nhân).</i>

<b>II. Hải không thể "đứng ở chân cầu thang thấy Vân
đóng cửa, đặt bịch trái cây lên bàn salon":</b>

Theo Cáo trạng, sau khi giết Hồng, "Hải đi vào chân cầu
thang đứng nhìn ra phía trước thấy Vân đi mua trái cây từ
phía ngoài đi vào, thấy Vân kéo cửa sắt phía trước xuống
(đóng cửa) rồi đi vào bỏ bịch trái cây lên bàn salon".

Đây là kết luận hoàn toàn vô lý. Trên thực tế tại vị
trí chân cầu thang không thể nhìn thấy cánh cửa phía bên
ngoài (bị chắn bởi 2 lớp tường), góc quan sát không có.

<div class="boxcenter500"><img
src="http://2.bp.blogspot.com/-xeUTxMLLe3k/UoSjy0R3bqI/AAAAAAAABCE/-fSQadwd8UI/s640/Cauthang2.jpg"
width="480"><div class="textholder">(Chú thích ảnh: Nếu Hải đứng
dưới chân cầu thang (phía bên phải) thì không thể nhìn ra
phòng trước để thấy Vân đi mua trái cây về và đi vào. Còn
nếu Hải đứng phía bên trái, sát tường hay giữa cửa, thì
khi Vân đi từ ngoài vào sẽ thấy Hải ngay).</div></div>

<b>III. Làm sao Hải có thể biết được trong bọc xốp có trái
cây gì?</b>

Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14-1-2008 ghi nhận"
trên bàn gỗ có 2 bịch trái cây". Được xác định gồm:
quít, bưởi và bom (táo).

Biên bản ghi lời khai ngày 14-1-2008, chị Nguyễn thị Bích
Ngân, người bán trái cây cho nạn nhân Vân khai: "Vân mua 0.5 kg
quít thái, trái nhỏ, màu đỏ cam, không hạt, 1 trái bưởi Long,
15 ngàn đồng bom".

Trong khi đó, tại Bản tường trình 25-3-2008, Hải khai " Vân
mua trái cây về để trên bàn gồm loại trái cây gì tôi không
nhớ". Nhưng sau đó, tại "Biên bản hỏi cung bị can" ngày
11-6-2008 lại khai: "tôi thấy Vân để trên bàn salon 2 bịch
trái cây, trong đó có bom, quýt, lê, bưởi".

Việc Hải nhớ và khai như vậy là vô lý và cũng không chính
xác (không có lê). Hơn nữa số bịch trái cây bị sửa từ
"1" thành "2" rõ ràng nhằm mục đích "khớp" với
hiện trường vụ án.

<b>IV. Vì sao Hải biết được màu quần lót của nạn nhân
Hồng?</b>

Trong "BB hỏi cung bị can" ngày 10-6-2008 (BL 91), Hải khai
thấy Hồng mặc "quần sì màu trắng".

Theo chúng tôi, nếu Cáo trạng đúng thì Hải không thể biết
được tình tiết này, vì hai người (Hải và Hồng) không hề
giao cấu với nhau, ảnh chụp cho thấy quần của nạn nhân
không bị tụt (còn nguyên).

<b>V. Tiếng kêu của nạn nhân và thời điểm nghe tiếng
kêu:</b>

Có sự mâu thuẫn giữa Kết luận điều tra (BL 383) và Cáo
Trạng (BL520). Theo KLĐT thì Vân là người "hoảng hốt la á
á" (Hồng không kêu la). Nhưng theo Cáo Trạng thì Hồng là
người "kêu la á á rất lớn".

Về thời gian, theo "BB ghi lời khai" chị Huỳnh Thị Kim
Tuyền ngày 29-3-2008 (BL 258) thì vào lúc khoảng 20h30 phút có nghe
tiếng la "ướt ướt". Nếu theo Cáo trạng thì đây phải là
tiếng kêu của Hồng, nhưng về thời gian là không hợp lý, vì
lúc 20h30 Vân chưa đi mua trái cây. Đây là sự mâu thuẫn cần
làm rõ.

<b>VI. Hải có đi uống cà phê, xem đá bóng vào buổi tối
13-1-2008 sau khi gây án?</b>

Theo "BB ghi lời khai ngày 7-4-2008, Hải khai sau khi gây án:
"lúc này khoảng 22h giờ, tôi không về nhà mà chạy thẳng
đến quán bà 2A gặp anh Chương và anh Lĩnh (làm công trình siêu
tốc) đang ngồi xem đá banh. Tôi không nói gì xem đá banh,
khoảng 30 phút tôi chạy xe Honda về nhà".

Đây là tình tiết quan trọng vì nếu xác minh, có thể xác
định được tối đó Hải mặc áo gì, có mùi máu hay không,
trạng thái tâm lý, thời điểm diễn biến sự việc.

<b>Phần VII. Nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố
tụng</b>

<b>I. Có dấu hiệu Hồ Duy Hải đã bị ép cung, mớn cung</b>

Mặc dù trong hồ sơ, có nhiều Biên bản ghi lời khai, Bản
tường trình của Hồ Duy Hải thể hiện việc Hải khai nhận
mình đã giết người, cướp của, hầu hết trong từng Biên
bản đều có chữ ký xác nhận của Hải và lời cam "đã nghe
đọc và xác nhận là đúng sự thật". Nhưng không có nghĩa
là tất cả đều thực sự tuyệt đối khách quan, trung thực.
Vì những điều bất thường sau đây:

- Nếu không bị ép cung, tại sao Hải phải kêu oan ngay tại
tòa ở cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm?

- Nếu lời khai của Hải là sự thật, thì không thể mâu
thuẫn, không phù hợp với hàng loạt chứng cứ, tình tiết
khác - như đã trình bày ở phần trên. Đặc biệt, trong giai
đoạn đầu, tuy nhận tội nhưng lời khai của Hải hoàn toàn
khác biệt với Cáo Trạng (chẳng hạn như Hải khai đập đầu
Hồng ở "bể nước" – trong khi tại bưu điện không có
bể nước, khai cắt cổ Hồng ở nhà vệ sinh rồi kéo xác vào
trong nhà, đã quan hệ giao cấu với nạn nhân Hồng… vv). Đây
là những tình tiết không thể không lưu ý.

- Vì sao tại phiên tòa sơ thẩm, khi Hải nói đã "khai theo
lời kể lại của công an viên xã Nhị Thành là Nguyễn Thanh
Hải và dư luận bên ngoài" thì đại diện VKS có sẵn ngay
"Đơn xác nhận" của anh Hải (công an xã, nay đã chết), xác
nhận rằng không kể cho Hải về những tình tiết của vụ án.
Câu hỏi là: Tại sao phía VKS lại biết trước tình huống này
và chuẩn bị sẵn bản xác nhận của anh Hải - trong khi tại
tất cả các bản khai của Hải đều không hề nói mình bị
mớn cung, ép cung? Và tại sao chứng cứ này (xác nhận của anh
Hải) không có trong hồ sơ vụ án?

<b>II. Không tiến hành đối chất, nhận dạng khi có sự mâu
thuẫn trong các lời khai:</b>

Điều 138 BLTTHS qui định<i> "trường hợp có sự mâu thuẫn
trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì điều tra viên
tiến hành đối chất".</i>

Trong hồ sơ vụ án thể hiện có rất nhiều lời khai của các
nhân chứng mâu thuẫn với nhau, với lời khai của Hải. Ví dụ
như:

- Về màu và kiểu chiếc áo "thun xanh" mà Hải đã mặc
đêm gây án. Có sự khác biệt về màu sắc, kiểu áo giữa
lời khai của Hải, nhân chứng Đinh Vũ Thường và Hồ Thị Thu
Thủy (em gái Hải).

- Về số tài sản (nữ trang) bị mất của hai nạn nhân: có
sự khác biệt, mâu thuẫn về số lượng, kiểu dáng và việc
bán.

- Về tang vật chiếc ghế: mâu thuẫn về lời khai của hai
người dọn dẹp hiện trường là ông Thu, ông Vàng và Hải,
mâu thuẫn với hiện trường vụ án.

- Về chiếc thớt: kích thước, độ mới cũ.

- Về việc ông Misol có về bưu cục Cầu Voi tối 13-1-2008 hay
không?

- Về con dao: kích thước, độ mới cũ.

- Về miếng mút xốp trên mặt bàn.

- Về thời gian nghe tiếng kêu.

- Về tình tiết hai cánh cổng bên ngoài bị khóa hay khép, cánh
cửa sắt phía sau mở hay đóng.

- Về thời gian đi từ tiệm cầm đồ đến bưu điện Cầu
Voi.

- Vv.

Trong khi những mâu thuẫn trên chưa được làm sáng tỏ thì
việc Cáo trạng và bản án lại cho rằng "hoàn toàn phù
hợp" liệu có đúng?

<b>III. Tiến hành nhận dạng không có người chứng kiến</b>

Theo qui định tại k4 điều 139 BLTTHS, "việc tiến hành nhận
dạng phải có mặt người chứng kiến".

Tuy nhiên, toàn bộ 6 "Biên bản nhận dạng" của nhân chứng
Nguyễn Mi Sol các ngày 21-6-2008 và 24-8-2008 (BL 211, 213, 215, 217,
219, 221), Nguyễn Tuấn Ngọc (BL 244), Đinh Vũ Thường (BL 253),
Nguyễn Văn Vàng và Võ Văn Hùng (ngày 24-3-2008), "Biên bản
nhận dạng" ngày 10-7-2008 (BL 144) của Hồ Duy Hải, Biên bản
nhận dạng chiếc xe của anh Đinh Vũ Thường… - đều không có
người chứng kiến. Trong khi các nội dung nhận dạng đều rất
quan trọng.

<b>IV. Hạn chế quyền của người bào chữa, quyền tiếp xúc
với bị can, bị cáo:</b>

Trong vụ án này, hồ sơ thể hiện cơ quan tiến hành tố tụng
có chỉ định luật sư bào chữa cho Hải là luật sư Nguyễn
Thành Quyết. Tuy nhiên, trước đó luật sư Quyết là người
được gia đình Hải mời. Việc "chuyển hóa" luật sư
Quyết từ luật sư được gia đình mời thành luật sư chỉ
định là vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự và có
dấu hiệu bất thường.

Vì sao luật sư Quyết biết và nhiều lần tham dự các buổi
lấy lời khai, chứng kiến đối với Hải, thì luật sư Nguyễn
Thành Đạt (cũng do gia đình mời) lại không hề được thông
báo, mời tham dự. Thậm chí luật sư Đạt còn bị "cấm",
không được tiếp xúc với bị cáo tại các phiên tòa (!?) –
theo Đơn trình bày của luật sư Đạt.

<b>V. Chỉnh sửa lời khai, biên bản trái qui định:</b>

Theo điều 132 BLTTHS, <i>"trường hợp có bổ sung sửa chữa
Biên bản thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận".
"Nghiêm cấm ĐTV tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai
của bị can".</i>

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án rất nhiều nội dung, câu chữ
trong Biên bản ghi lời khai/hỏi cung bị can, nhân chứng đã bị
xóa bỏ, sữa chữa - mà không hề có chữ ký xác nhận của
bị can và ĐTV. Chúng tôi chỉ xin nêu 3 trường hợp cụ thể
như sau:

Tại "Biên Bản hỏi cung bị can" ngày 11-6-2008 (BL 92), lời
khai của Hải về số bịch trái cây trên bàn salon bị sửa từ
số "1" thành số "2".

Tại "Bản ghi lời khai" (BL 197, 198) của nhân chứng Lê Thị
Thu Hiếu đã bị sửa chữa về kích thước con dao. Cụ thể
đã sửa chiều dài con dao từ 35cm thành 30cm, phần lưỡi từ
25cm chuyển thành 20cm.

Tại "Biên bản ghi lời khai" của anh Thường ngày 31-3-2008
ghi thêm câu "tôi nghĩ sẽ nhận dạng được". Sau câu "tôi
không nhìn thấy một con số nào hết". Trong Biên bản nhận
dạng ngày 31-3-2008 (cũng của anh Thường), tại trang 2, ghi thêm
câu "biển số H5-0842".

<b>VI. Nhiều tài liệu quan trọng đã bị rút khỏi hồ sơ vụ
án:</b>

Vụ án này diễn ra vào ngày 13-1-2008, hơn 2 tháng sau (ngày
21-3-2008) Hải mới bị bắt. Trong thời gian trước khi Hải bị
bắt, trên thực tế Cơ quan điều tra đã tạm giữ, triệu tập
lấy lời khai của rất nhiều người. Trong đó có các ông
Nguyễn Văn Nghị, ông Nguyễn Misol, chị Hiếu, anh Thường, anh
Hiếu… vv.

Thế nhưng, trong hồ sơ vụ án khi chuyển qua Tòa án chỉ có
lời khai của những người này sau khi Hải bị bắt. Trong khi ai
cũng hiểu rằng những bản khai ban đầu là rất quan trọng. Và
điều này cũng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tố tụng hình
sự. Theo qui định tại Bộ luật tố tụng hình sự, hồ sơ
vụ án nhất thiết phải đầy đủ, chính xác, khách quan, bảo
đảm đúng trình tự, thủ tục. Không có điều luật nào nói
rằng Cơ quan điều tra có quyền rút ra khỏi hồ sơ hay hủy
bỏ những kết quả điều tra ban đầu – dù đó không phải
là lời khai nhận tội.
Việc trong hồ sơ không có những tài liệu trên đã mang theo
câu hỏi: bằng chứng ngoại phạm của các ông Nguyễn Misol,
Nghị… có hay không?

<b>VII. Thông tin trên báo chí và dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ
vụ án:</b>

Vụ án Cầu Voi là một vụ án rất nghiêm trọng, gây sự quan
tâm lớn trong dư luận xã hội. Ngay sau khi vụ án xảy ra và
trong quá trình giải quyết vụ án, nhiều tờ báo trong nước
đã có bài viết, nêu nhiều tình tiết cho thấy hung thủ có
thể là một người khác và đã được cơ quan điều tra lấy
lời khai ngay từ khi mới phát hiện vụ án.

Báo Thanh Niên ngày 16-1-2008 bài "Liên quan đến vụ giết hại
2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi: Triệu tập khẩn cấp 4 thanh
niên"

(Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200803/222812.aspx).

<i>"Gần đây người ta còn thấy nạn nhân (Hồng) có mối
quan hệ thân thiết với một thanh niên khác, quê ở Tiền Giang.
Hằng tuần, người thanh niên này thường ghé Bưu điện Cầu
Voi chơi rất lâu nên xung quanh rất nhiều người biết mặt. Và
ngay trong đêm xảy ra án mạng, có người xác nhận chính anh ta
xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi, nhưng đi về lúc nào, bằng
phương tiện gì thì không ai biết"</i>

<i>Ngay trong chiều 14.1, các trinh sát hình sự Công an tỉnh Long
An đã triệu tập khẩn cấp một nghi can tên là Nguyễn Văn
Nghị, 28 tuổi (cư trú huyện Cai Lậy) tới CQĐT để làm rõ
mối quan hệ với nạn nhân Ánh Hồng, đặc biệt là những
dấu hiệu bất thường trong đêm xảy ra án mạng. Theo các trinh
sát thì nghi vấn lớn nhất là sau khi xuất hiện tại Bưu
điện Cầu Voi vào đêm 13.1, Nghị đã đi đâu không rõ rồi
đến chiều hôm sau mới trở về nhà".</i>

Bài "Vụ sát hại 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi: Xuất hiện
nhiều tình tiết mới" ngày 17-1-2008

(Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200803/222993.aspx)

<i>Theo lời khai ban đầu của Nghị, thì vào khoảng hơn 20 giờ
đêm 13.1, anh ta có "nhìn thấy một thanh niên khác ghé vào Bưu
điện Cầu Voi và người này cũng chính là bạn trai của Hồng
(?!)". Nghị nói: "Chỉ nghe nói người thanh niên kia tên Trung, là
kỹ sư đang làm việc cho một công trình đi ngang qua địa bàn
tỉnh Long An. Còn quê quán, địa chỉ cụ thể thì không nắm
được". Thông tin này cũng được một nhân chứng cung cấp
tại cơ quan điều tra. Theo nhân chứng này, người kỹ sư tên
Trung cũng quen với nạn nhân Ánh Hồng, ngoài ra, còn có một
tài xế của cơ quan cấp tỉnh thỉnh thoảng cũng hay ghé ăn
cơm trưa tại bưu cục.</i>

<i>Một nhân chứng khác ở thị xã Tân An cũng đã đến cơ
quan công an cung cấp thông tin: Vào khoảng hơn 20 giờ đêm xảy
ra án mạng, anh có vào Bưu điện Cầu Voi để mua thẻ cào
điện thoại di động. Lúc đầu anh thấy tại phòng giao dịch
chỉ có một nữ nhân viên; nhưng khi cô này bước ra đưa thẻ
cào cho anh thì anh nhìn thấy ở phía trong còn có một thanh niên
mặc áo khoác, quần jeans ngồi quay mặt ra ngoài. Nhân chứng cam
đoan, nếu gặp lại anh sẽ nhận dạng được người thanh niên
này.</i>

Báo Người Lao Động ngày 17-1-2008, bài "Nghi can thứ 5 là
một kỹ sư xây dựng?"

(http://nld.com.vn/212815p0c1019/nghi-can-thu-5-la-mot-ky-su-xay-dung.htm)

<i>"Liên quan đến vụ hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện
Cầu Voi – Long An, ngày 16-1, theo lời khai ban đầu của 4 nghi
can, trong đêm xảy ra vụ án còn có một nghi can thứ 5, cao to,
có nước da sáng, tóc xoăn, mặc quần jeans và áo khoác
rộng.</i>

<i>Người này cũng là bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh
Hồng. Nghi can Nguyễn Văn Nghị khai khi vào bưu điện đã thấy
"tình địch" (biết mặt nhưng không rõ tên) đã ngồi bên
Hồng từ lâu. Nghị còn khai sau khi chạm trán "tình địch",
anh ta bỏ ra ngoài và không quay trở lại Bưu điện Cầu Voi cho
đến sáng hôm sau.</i>

<i>Với những đặc điểm mà Nghị đã miêu tả, nghi can
Nguyễn Văn Sol khai đó là Trung, một kỹ sư xây dựng, quê ở
tỉnh Bình Dương, đang thi công một công trình ở tỉnh Long An.
Sol cũng đã nhiều lần gặp người này và được Hồng giới
thiệu là bạn mới.</i>

Toàn bộ các tình tiết ở trên đã không có trong hồ sơ vụ
án. Vì sao?

<b>Phần VIII. Qui kết Hải phạm tội "cướp tài sản" không
đúng luật</b>

Ngoài tội danh giết người, Hải còn bị kết án về tội
"cướp tài sản". Cáo Trạng kết luận về tội cướp tài
sản như sau: "Hải muốn quan hệ nhưng Hồng không đồng ý,
nên tức giận cắt cổ Hồng chết", và "sợ Vân phát hiện
nên giết chết Vân", "rồi cướp tài sản của Hồng và Vân
đem bán được 3.500.000 đồng".

Theo chúng tôi, Hồ Duy Hải không thể phạm tội cướp tài
sản - vì những lý do sau:

<b>I. Hành vi giết hai nạn nhân không thể bị xử cùng lúc 2
tội:</b>

Theo điều 133 BLHS, dấu hiệu tội cướp tài sản là "dùng
vũ lực, de dọa, dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản".

Đây là tội phạm do lỗi cố ý, về mặt chủ quan người
phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản từ trước. Về
mặt khách quan, để thực hiện mục đích này, phải có hành vi
dùng vũ lực/đe dọa dùng vũ lực hay có hành vi khác làm cho
nạn nhân không thể chống cự.

Tuy nhiên, cả hai yếu tố trên, dấu hiệu bắt buộc để cấu
thành tội phạm - đều không thỏa.

Về mặt chủ quan, khi giết hai nạn nhân Hải hoàn toàn không
có mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong bản án và Cáo trạng
đều xác định Hải giết Hồng vì "tức giận" do không
đạt được ý định quan hệ sinh lý, còn động cơ giết Vân
là vì sợ bị Vân "phát hiện".

Về mặt khách quan: cho dù chính Hải là thủ phạm giết hai
nạn nhân, thì hành vi "bạo lực" đã bị truy tố và xử
về tội giết người. Như vậy, việc lấy ngay hành vi giết
người này để "áp dụng" tiếp thành điều kiện cấu
thành đối với tội cướp tài sản là không đúng. Vì như
vậy, cùng một hành vi đã cùng lúc bị kết vào 2 tội là
"giết người" và "cướp tài sản". Điều này vi phạm
nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của khoa học hình sự.

Giả sử rằng thực sự Hải đã lấy tài sản, thì rõ ràng
cũng chỉ nảy sinh ý định này sau khi đã giết chết hai nạn
nhân. Lúc này do hai nạn nhân đã chết (và Hải biết rõ việc
này) nên không còn khả năng bảo quản tài sản của mình nữa.
Như vậy, hành vi lấy tài sản lúc này nếu so sánh ra bên ngoài
thì là "lén lút", còn ngay trong bưu điện thì là "công
nhiên". Nên chỉ có thể là dấu hiệu của tội "trộm
cắp" (điều 168 BLHS) hoặc tội "công nhiên chiếm đoạt tài
sản" (điều 137 BLHS) mà thôi.

<b>II. Chưa đủ cơ sở kết luận về số tài sản bị cướp
là có thật hay không:</b>

Theo bản án, Hải đã chiếm đoạt được tài sản của hai
nạn nhân và sau đó đem đi tiêu thụ. Cụ thể, Hải đã lấy
những tài sản sau:

Về nữ trang: lấy của Vân: 1 dây chuyền, 1 vòng đeo tay
vàng và 01 nhẫn. Hồng: 1 đôi bông tai, 1 dây chuyền vàng, 1
lắc đeo tay và 2 nhẫn vàng kiểu". Sau đó đem bán tại
Cửa hàng vàng bạc chợ An Đông được 3.500.000 đồng".

Tài sản khác: "điện thoại Nokia 1100, bán cho tiệm Thiện
Mỹ được 200.000 đồng" và "khoảng 40-50 sim điện
thoại" sau đó "bỏ vào bọc rác phi tang gần nhà số
111/2 Trần Bình Trọng, Q5".

Bản án nhận định kết luận trên "Phù hợp với lời khai
của anh Nguyễn Văn Mừng, Nguyễn Văn Hộ, Lê Thị Thu
Hiếu, Nguyễn Mi Sol, Đinh Phú Hùng, Đặng Thị Phương Thảo
là những người thân của 2 bị hại". Tuy nhiên, hồ sơ
vụ án cho thấy thực chất không hề có sự "phù hợp". Cụ
thể:

Về tài sản của Hồng, bản án nói Hải lấy "1 lắc đeo
tay", có sự khác biệt về kiểu dáng. Theo ông Mừng (ba Hồng)
và chị Hiếu thì Hồng có "1 chiếc lắc gọng vàng cứng".
Nhưng anh Nguyễn Mi Sol, tại "BB ghi lời khai" lại khai Hồng
có "1 cái lắc kiểu trái châu móc máy". Còn Hải khai lấy
của Hồng "1 vòng đeo tay dạng xích".

Về tài sản của Vân: Bản án nói Hải lấy: "1 vòng đeo tay
và 01 nhẫn". Nhưng theo ông Hộ (ba Vân), chị Hiếu và anh Mi
Sol - thì Vân có "1 đôi bông tai và 1 sợi dây chuyền"- không
hề có vòng đeo tay. Như vậy bản án đã kết luận Hải lấy
tài sản mà Vân không có (?).

Chưa kể theo "Biên bản xét nghiệm ở hiện trường" (BL
45), thì két sắt bưu cục vẫn còn chùm chìa khóa và trong đó
vẫn còn: "2 nhẫn vàng và 893.000 đồng". Như vậy 2 chiếc
nhẫn này của ai? Sao lại cho rằng Hải đã lấy?

<b>III. Việc tiêu thụ tài sản không rõ ràng:</b>

Theo Cáo trạng, Hải bán nữ trang tại "Cửa hàng vàng
bạc đá quý chợ An Đông" và cửa hàng "có làm hóa đơn
nhưng Hải vứt bỏ sau đó. Nhưng chị Nguyễn Kim Chi, người
giao dịch (tại BL 169, 170) khai "không thể xác định, không
nhớ được" ai là người bán. Còn bà Đặng Thị Liên, chủ
cửa hàng thì cho biết " khi mua chỉ viết giấy tính tiền",
không có hóa đơn. (BL 171, 172).

Chiếc điện thoại Nokia 1100: ban đầu Hải khai bán cho một
thanh niên lạ mặt, sau đó khai bán cho cửa hàng ĐTDĐ không
nhớ tên. Theo Cáo trạng, Hải bán điện thoại cho Cửa hàng
điện thoại di động Thiện Mỹ. Nhưng bà Nguyễn Thị Huệ
– chủ tiệm Thiện Mỹ khai "không nhớ được người
bán". (BL 178, 179).

Như vậy, rõ ràng không hề có sự "phù hợp" như Cáo
trạng đã nêu.

<b><i>Kính thưa Quí cơ quan,</i></b>

Việc Hồ Duy Hải một mực kêu oan tại cả hai phiên tòa sơ
thẩm và phúc thẩm là có thật, được báo chí phản ánh.

Theo Điều 72 BLTTHS, <i>"lời nhận tội của bị can, bị cáo
chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các
chứng cứ khác của vụ án".</i>

Xét rằng, gần như toàn bộ lời khai nhận tội của Hải
đều không phù hợp với hiện trường, với kết quả giám
định và lời khai của các nhân chứng khác. Trong thực tế
đó, việc các cơ quan tiến hành tố tụng đồng loạt đánh
giá là "hoàn toàn phù hợp" và trong bản án phúc thẩm xác
định "cho dù quá trình điều tra có những thiếu sót về tố
tụng nhưng không nghiêm trọng" – khiến cho những người có
kiến thức pháp luật như chúng tôi cảm thấy không an tâm và
bức xúc.

Qua những điều trình bày trên, chúng tôi cho rằng trong vụ án
này:

<b>- Việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp
kết quả giám định khoa học, bỏ qua tình tiết ngoại phạm
của bị cáo.</b>
<b>
</b> <b>- Kết luận trong bản án không phù hợp với các tình
tiết khách quan của vụ án.</b>
<b>
</b> <b>- Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai lệch
hồ sơ vụ án.</b>
<b>
</b> <b>- Áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội
danh.</b>
<b>
</b> <b>Với tư cách là một luật sư, có trách nhiệm tôn trọng
sự thật khách quan, đấu tranh vì công bằng xã hội, vì sự
nghiêm minh của pháp luật, căn cứ theo các điều 273 và 274 Bộ
luật tố tụng hình sự, nay tôi có văn bản này, kính đề
được Quí cơ quan xem xét, kháng nghị bản án số 281/2009/HSPT
của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. HCM theo thủ tục giám
đốc thẩm - để có điều kiện điều tra, xem xét và xét xử
lại một cách khách quan và toàn diện hơn, tránh làm oan cho Hồ
Duy Hải cũng như có thể bỏ lọt hung thủ thực sự.</b>

Kính mong được xem xét. Xin chân thành cám ơn.

Người đề nghị
<i> (Luật sư Trần Hồng Phong, đã ký)</i>

----------------------

<b><u><i>Đính kèm:</i></u></b>

- Cáo trạng & Kết luận điều tra.
- Bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
- Các bài báo về vụ án, phản ánh các dấu hiệu vi phạm tố
tụng.


<blockquote><i><u>Bài liên quan:</u></i>

- <a
href="http://dandensg.blogspot.com/2013/11/tu-vu-oan-nguyen-thanh-chan-nhin-qua-vu.html">Dấu
vân tay của ai?</a>

- <a
href="http://dandensg.blogspot.com/2013/11/vu-hai-nu-nhan-vien-bi-sat-hai-o-buu_1396.html">Bản
án phúc thẩm</a>

- <a
href="http://dandensg.blogspot.com/2013/11/vu-hai-nu-nhan-vien-bi-sat-hai-o-buu_12.html">Bản
án sơ thẩm</a>

- <a
href="http://dandensg.blogspot.com/2013/11/vu-hai-nu-nhan-vien-bi-sat-hai-o-buu.html">Bản
Cáo trạng</a></blockquote>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141130/luat-su-tran-hong-phong-don-de-nghi-giam-doc-tham-keu-oan-cho-tu-tu-ho-duy-hai),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét