Athena - Đông Tây hội ngộ: Khi giá trị Á Đông "gặp gỡ" dân chủ - nhân quyền

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://www.danluan.org/thu-vien/20090216/phan-chu-trinh-dao-duc-va-luan-ly-dong-tay">Phan
Chu Trinh - Đạo đức và Luân lý Đông Tây</a></li>
</ul></div>
Vào ngày 25 tháng Mười vừa qua, trong một căn phòng rộng vừa
đủ của trường đại học Anh quốc Việt Nam – British
University Vietnam, đã diễn ra buổi giới thiệu và thảo luận
về cuốn sách "Đông Tây Hội Ngộ" – "East Meets West"
của tác giả Daniel A. Bell. Người điều khiển chương trình,
không ai khác chính là tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - Phó Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng
(CECODES) và diễn giả Nghiêm Kim Hoa – một chuyên gia về vấn
đề nhân quyền.

<center>[video:https://www.youtube.com/watch?v=Bxu7964_WXw]</center>

Liệu dân chủ nhân quyền có phải là giá trị phổ quát hay
không? Liệu "nhân quyền" có phải là thứ mà người Mỹ
tạo ra và mang đi áp đặt những quốc gia khác? Có hay không
mối quan hệ giữa nhân quyền và văn hóa truyền thống của
châu Á?

<h2>Đông Tây hội ngộ</h2>

Trong cuốn sách của mình, Daniel A. Bell đã thiết kế ra rất
nhiều các đoạn hội thoại giữa một nhà dân chủ phương Tây
có tên là Demo với các học giả châu Á. Trong phần đầu tiên
của cuốn sách, Bell đã đưa ra một loạt các câu chuyện đầy
thú vị để chứng minh rằng đây là lúc cần xem xét để bổ
sung các giá trị dân chủ tự do vào quan điểm Á Đông. Phần
thứ hai là cuộc trò chuyện giữa nhân vật hư cấu Demo với
một chính khác cao cấp ở châu Á Lee Kuan Yew, chỉ ra những ưu
điểm và khuyết điểm nếu áp dụng dân chủ phương Tây lên
nền chính trị ở Singapore. Và phần thứ ba của cuốn sách,
cũng là phần cuối cùng, là lập luận về một nền chính trị
chính đáng mang tư tưởng Khổng giáo khác với nền dân chủ
phương Tây.

<h2>Nhân quyền hay các giá trị Á Đông?</h2>

<div class="boxleft220"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/10712706_299687743551128_1590838868620432356_n.jpg"
width="600" height="800"
alt="10712706_299687743551128_1590838868620432356_n.jpg" /><div
class="textholder">Diễn giả Nghiêm Kim Hoa</div></div>
Vào năm 1993, tại thành phố Vienna (Áo) đã diễn ra hội nghị
toàn cầu về nhân quyền, một số nhà lãnh đạo châu Á cho
rằng họ có những giá trị khác mà dân chủ - nhân quyền hoàn
toàn không phù hợp với họ bởi đó đơn giản không phải là
giá trị của họ.

Tuy nhiên, theo diễn giả Nghiêm Kim Hoa, thì luận điệu trên
giờ đã quá "lỗi thời" và có phần "ngụy biện" nếu
trình bày trong các diễn đàn quốc tế tại thời điểm này
bởi ở châu Á có rất nhiều nền văn hóa, không thể đơn
giản các nền văn hóa ấy thành một giá trị để nói rằng
"nó khác giá trị phổ quát."

Trên thực tế, khái niệm chữ "nhân" trong từ "nhân
quyền" là do một học giả người Trung Quốc là Trương Bách
Xuân đề xuất, với ý nghĩa rằng luôn đặt một người trong
mối quan hệ với người khác và không làm việc mà mình không
muốn người khác làm với mình. Vì vậy nói rằng dân chủ -
nhân quyền – tự do không phù hợp với các giá trị Á Đông
chưa hẳn đã chính xác.

Có nhiều người cho rằng đất nước Singapore không hề có dân
chủ, họ thậm chí còn không có tự do báo chí nhưng Singapore
không hề thua kém bất cứ quốc gia dân chủ phương Tây nào
về kinh tế xã hội và do đó không cần dân chủ thì đất
nước vẫn có thể phát triển.

Trả lời cho thắc mắc này, diễn giả Nghiêm Hoa đồng ý rằng
tuy Singapore đã rất thành công "nhưng cái gì cũng có chu trình
của nó. 25 năm trước, khi Lý Quang Diệu phát biểu về giá
trị châu Á, phản ứng của người dân Singapore rất yếu ớt.
Tuy vậy, sự phản kháng đó ngày càng mạnh, có những phong
trào đã lên tiếng mạnh mẽ, thậm chí có người đã bỏ
nước ra đi. Vấn đề là người dân Singapore đã có một minh
chủ ngay từ thời kỳ đầu để xây dựng đất nước và giờ
thì giai đoạn đó đang dần qua đi."

Nếu có một thời điểm để châu Á thảo luận về các giá
trị dân chủ - nhân quyền thì hơn bao giờ hết, chính là thời
điểm này bởi chúng ta đang rất cần có cơ chế tốt để
vận hành xã hội.

<h2>Làm thế nào để thúc đẩy giá trị nhân quyền – dân
chủ - tự do?</h2>

<div class="boxright320"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/10387669_299688513551051_6962148568842208434_n.jpg"
width="261" height="195"
alt="10387669_299688513551051_6962148568842208434_n.jpg" /><div
class="textholder">Anh Đặng Hoàng Giang</div></div>
Trên thực tế, rất khó để có thể có tự do hoàn toàn mà
không bị giới hạn bởi điều gì đó, trừ quyền tự do về
tư tưởng cũng như không bị tra tấn. Nhưng điều quan trọng
ở đây là cách thức đặt ra các giới hạn. Theo diễn giả
Nghiêm Hoa, mọi người phải có cơ hội bàn luận và phải liên
tục bàn về nó, trong trường hợp nào thể phản bác lại
giới hạn cũng như giới hạn phải mang tính tối thiểu. Và
điều quan trọng nhất chính là cơ chế phán quyết phải mang
tính dân chủ.

Bên cạnh đó, thái độ đối với nhân quyền là rất quan
trọng. Nếu xem đó là một món hàng để trao đổi thì sẽ
rất khác so với việc coi đó là một giá trị cần hướng
đến. Để thúc đẩy nhân quyền thì tốt nhất nên hỏi xem
những người khác muốn gì, thay vì vì ngồi một chỗ và nghĩ
rằng họ nên có cái này hoặc họ cần cái kia, "đó mới
chính là nhân quyền thực sự," diễn giả Nghiêm Hoa khẳng
định. "Và một cộng đồng thì cần đủ bao dung và nới
rộng để có thể chứa được tất cả mọi người thay vì
bỏ qua ý kiến của nhóm thiểu số."

Tất nhiên dân chủ cũng có mặt trái vì nó khá phức tạp bởi
ai cũng có quyền được lên tiếng nhưng tiến sĩ Đặng Hoàng
Giang lại cho rằng "vẻ đẹp của dân chủ nằm ở chính sự
phức tạp như vậy. Nếu các quan điểm có thể cùng nhau đối
thoại trong hòa bình, đất nước sẽ trở nên mạnh hơn."

<h2>Lựa chọn nào cho Việt Nam?</h2>

Để thay lời kết, diễn giả Nghiêm Hoa có chia sẻ rằng, nếu
coi dân chủ là một cỗ máy thì quy trình lắp ráp cỗ máy ấy
là rất quan trọng. Nếu quy trình đó bị tha hóa thì cỗ máy
ấy ắt hẳn sẽ không thể sử dụng được. Chỉ khi nào Việt
Nam có nền giáo dục tốt, cơ chế thi cử cũng như các vấn
đề xã hội luôn minh bạch thì lúc đó Việt Nam mới có thể
đưa ra quyết định nên đi theo mô hình dân chủ hay minh chủ.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141106/athena-dong-tay-hoi-ngo-khi-gia-tri-a-dong-gap-go-dan-chu-nhan-quyen),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét