Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: Việc bán vũ khí cho Việt Nam nên phụ thuộc vào tiến bộ về nhân quyền

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="https://www.facebook.com/quyenconnguoi/photos/a.390279137693775.88572.386595591395463/708962915825394/?type=1&theater">DÂN
BIỂU HOA KỲ: KHÔNG TPP CHO VIỆT NAM NẾU KHÔNG CẢI THIỆN NHÂN
QUYỀN</a></li>
</ul></div>
Hôm nay, thượng nghị sĩ Marco Rubio (DC-FL) đã dẫn đầu một
nhóm các thượng nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Obama phải cân
nhắc lại quyết định giảm bớt lệnh cấm vận vũ khí của
mình, với điều kiện rằng Việt Nam phải có tiến bộ trong
thành tích nhân quyền trước khi có thể bán vũ khí.

Một lá thư đã dược gửi đến Tổng thống đã được các
thượng nghị sĩ Rubio, John Cornyn (R-TX), John Boozman (R-AR) và David
Vitter (R-LA) đồng ký tên.

Trong lá thư gửi Tổng thống, các thượng nghị sĩ bày tỏ sự
ủng hộ các nỗ lực của Mỹ trong việc giúp cải thiện khả
năng phòng thủ trên biển của Việt Nam trước sự gây hấn
của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh hải, nhưng khẳng
định rằng sự ủng hộ này nên tuỳ thuộc vào vào một cam
kết có thể xác minh được từ chính quyền Việt Nam trong
việc thực hiện các tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải
cách chính trị tại Việt Nam.

"Mỹ có lợi ích trong việc giúp Việt Nam nâng cao khả năng
phòng thủ trên biển của mình, nhưng những nỗ lực như vậy
sẽ chỉ có thể bền vững nếu kèm theo một cam kết có thể
kiểm chứng được từ nhà chức trách Việt Nam trong việc cải
thiện đáng kể hồ sơ nhân quyền của họ", các thượng nghị
sĩ đã viết. "<strong>Một cam kết như vậy có thể bao gồm
việc trả tự do vô điều kiện của tất cả các nhà báo, các
blogger và các nhà hoạt động dân chủ và nhà hoạt động lao
động độc lập; cũng như việc bãi bỏ các điều luật nhằm
tội phạm hóa các ý kiến bất đồng ôn hòa, như các điều
79, 87, 88, 89, 91, và 258.</strong>"

"Một tín hiệu tích cực của Việt Nam cũng sẽ bao gồm việc
trả lại những bất động sản và tài sản tịch thu từ các
nhà thờ và các cộng đồng tôn giáo, và sự kết thúc có thể
kiểm chứng được việc sử dụng các luật lệ về thuế để
truy tố các nhà phê bình chính phủ."

"Chúng tôi khẩn thiết đề nghị tổng thống nên xem xét lại
quyết định của mình và phải đảm bảo rằng việc nới
lỏng lệnh cấm vận vũ khí nên được gắn liền với các
tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải cách chính trị ở
Việt Nam", các thượng nghị sĩ nói thêm. "Chúng tôi sẵn sàng
làm việc với tổng thống để thiết lập một chính sách cụ
thể với Việt Nam nhằm thúc đẩy tốt hơn các khát vọng dân
chủ của người dân Việt Nam cũng như các lợi ích chiến
lược của chúng ta."

<a
href="http://www.rubio.senate.gov/public/index.cfm/files/serve/?File_id=1608ebcd-56cb-475f-b66f-ea8ea123f187">Nguyên
văn</a> thư gửi tổng thống như sau:

<blockquote>Ngày 23 tháng 10, 2014
Kính gửi Ngài Barack Obama
Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
1600 Pennsylvania Avenue, N.W.
Washington, DC 20500

Kính thưa Tổng thống Obama,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng
về quyết định hành chính của bạn để giảm bớt lệnh cấm
bán thiết bị quân sự gây sát thương cho Chính phủ Việt Nam
của tổng thống. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu ông cân nhắc
lại hoặc trì hoãn việc cung cấp các dịch vụ và trang thiết
bị cho đến khi Chính phủ Việt Nam có được những cải
thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền của họ.

Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Hoa Kỳ để giúp các đối
tác và đồng minh của chúng ta giải quyết những lo lắng về
tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc trong các khu vực
hàng hải tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chúng
tôi tin rằng một hợp tác an ninh như vậy, đặc biệt là với
một chính phủ như Việt Nam với thành tích nhân quyền nghèo
nàn khó chữa, phải nên được xem xét căn cứ vào tiến bộ
trong việc tôn trọng các quyền tự do cá nhân cơ bản.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong một vài lãnh vực
hạn chế kể từ khi Quốc hội bình thường hóa quan hệ
thương mại trong năm 2006. Ví dụ, Chính phủ Việt Nam đã đóng
cửa một số trại giam giữ hành chính và các khu cưỡng bức
lao động và có vẻ sẵn sàng chịu xem xét lại việc sử dụng
các khu vực ấy cho những người bị cáo buộc sử dụng ma túy
và xử dụng các phương pháp điều trị thay vì sử dụng các
trại tình nguyện cai nghiện. Chính phủ cũng đã chấp nhận
cuộc tranh luận hạn chế về một số vấn đề quản trị
trong một số bộ phận dân cư. Mặc dù chưa phê chuẩn, Việt
Nam cũng đã ký Công ước chống tra tấn.

Thật không may, các bước thực hiện này đã hoàn toàn thất
bại, không thực hiện được các lời hứa trong năm 2006 khi
các quan hệ kinh tế lớn hơn đã có thể đã thúc đẩy được
các cởi mở chính trị có ý nghĩa ở Việt Nam. Việt Nam là
một nhà nước độc đảng độc tài, và các cơ quan thẩm
quyền của họ giới hạn nghiêm trọng các quyền tự do lập
hội, phát biểu ý kiến và tự do báo chí, bao gồm cả việc
giới hạn chặt chẽ các truy cập Internet và viễn thông. Ngoài
ra còn có các quan tâm nghiêm trọng và liên tục về việc sử
dụng tra tấn trong các lực lượng an ninh công cộng của Việt
Nam.

Khi chính quyền thực hiện những nỗ lực mới để cải thiện
quan hệ với Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2013, số lượng
công dân Việt Nam bị bắt hoặc bị kết án vì những phát
biểu ôn hòa hoặc hoạt động chính trị đã gia tăng. Hiện
nay, có rất nhiều tù nhân bị giam giữ hơn bất cứ lúc nào
trong lịch sử gần đây, và số lượng tù nhân mới bị bắt
còn đông hơn cả số tù nhân được thả trong năm nay. Hầu
hết các vụ trả tự do trong năm 2014 là có điều kiện, và
hầu hết các tù nhân được thả đều bị bệnh nan y hoặc
sức khỏe kém. Trong khi đó, hơn 150 người Việt Nam khác bị
kết án vì các hành vi tự do ngôn luận trong những năm gần
đây vẫn còn bị ở trong tù, kể cả các trường hợp quan
trọng như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định và Cha
Lý.

Việt Nam vẫn còn là một nước có rất ít tự do tôn giáo. Dù
số lượng các nhà thời phương có tăng lên, việc nhà nước
tiếp tục yêu cầu các loại đăng ký như vậy là một sự vi
phạm trắng trợn đến các tiêu chuẩn quốc tế, và rất
nhiều nhà thờ không đăng ký, hoặc không thể đăng ký, vẫn
còn bị xem là bất hợp pháp. Ủy ban Quốc tế về Tự Do Tôn
giáo của Hoa Kỳ Quốc tế tiếp tục khuyến cáo rằng Việt Nam
nên được liệt kê là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt.

Mỹ có lợi ích trong việc giúp Việt Nam nâng cao khả năng
phòng thủ trên biển của mình, nhưng những nỗ lực như vậy
sẽ chỉ có thể bền vững nếu kèm theo một cam kết có thể
kiểm chứng được từ nhà chức trách Việt Nam trong việc cải
thiện đáng kể hồ sơ nhân quyền của họ. Một cam kết như
vậy có thể bao gồm việc trả tự do vô điều kiện của tất
cả các nhà báo, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ và
nhà hoạt động lao động độc lập; cũng như việc bãi bỏ
các điều luật nhằm tội phạm hóa các ý kiến bất đồng ôn
hòa, như các điều 79, 87, 88, 89, 91, và 258. Một tín hiệu tích
cực của Việt Nam cũng sẽ bao gồm việc trả lại những bất
động sản và tài sản tịch thu từ các nhà thờ và các cộng
đồng tôn giáo, và sự kết thúc có thể kiểm chứng được
việc sử dụng các luật lệ về thuế để truy tố các nhà
phê bình chính phủ

Chúng tôi khẩn thiết đề nghị tổng thống nên xem xét lại
quyết định của mình và phải đảm bảo rằng việc nới
lỏng lệnh cấm vận vũ khí nên được gắn liền với các
tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải cách chính trị ở
Việt Nam.

Chúng tôi sẵn sàng làm việc với tổng thống để thiết lập
một chính sách cụ thể với Việt Nam nhằm thúc đẩy tốt hơn
các khát vọng dân chủ của người dân Việt Nam cũng như các
lợi ích chiến lược của chúng ta.

Trân trọng,</blockquote>


<em>Dịch lại theo <a
href="http://www.rubio.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=8a39eb99-724b-48db-9b08-649f371a2d7a">Thông
Cáo Báo Chí</a> của Căn phòng TNS Rubio</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141025/thuong-nghi-si-hoa-ky-viec-ban-vu-khi-cho-viet-nam-nen-phu-thuoc-vao-tien-bo-ve),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét