Phóng sự: Xóm dân oan Long An - Những con người đấu tranh đơn độc

<center>[Video:https://www.youtube.com/watch?v=zrrynP3ZZe8&feature=youtu.be]</center>

<strong>Chúng tôi có dịp ghé ngang chợ Tuyên Nhơn thuộc huyện
Thạnh Hóa tỉnh Long An vào buồi chiều ngày chủ nhật. Chợ
Tuyên Nhơn đông đúc, nhộn nhịp tàu ghe đặc trưng của vùng
sông nước. Và điều đặc biệt tại khu chợ này là sự tồn
tại của một khu nhà lá sụp xệ mà người dân địa phương
gọi đó là "xóm dân oan". Cái tên gọi đó phát sinh từ
việc có hơn 30 hộ dân bị chính quyền giải tỏa nhà cửa
một cách bất công và đền bù không hợp lý. Họ không đồng
tình với cách làm trái pháp luật của chính quyền sở tại
nên đoàn kết cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lẽ phải.
Trong cái nhìn của những tiểu thương tại đây, "xóm dân
oan" tuy là một xóm nghèo nhưng họ là những người đấu
tranh cho chính nghĩa. Và dĩ nhiên, khi chống lại chính quyền,
đồng nghĩa với việc họ sẽ bị thiệt thòi về mọi
mặt.</strong>

Phải trải qua một cuộc trò chuyện dài với đại diện của
những hộ dân oan mất đất như Phùng Thị Ly, Nguyễn Thị
Nhanh, Nguyễn Trung Can, Mai Thị Kim Hương, bé Tuấn… mới hiểu
thấu được nỗi khó khăn khổ cực của họ trong suốt quá
trình đấu tranh tìm công lý.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t35.0-12/10738094_750115208370050_1648200244_o.jpg?oh=b4f53237e0d59199c832877d1ef8a200&oe=5454B192&__gda__=1414819202_842793228d31fa3b176d1bc1ab7d0ee4"
width="560" /></center>
<em><center>Một ngôi nhà xập xệ tại xóm dân oan
</center></em>
Theo chị Phùng Thị Ly thì "xóm dân oan" bị giải tỏa từ
năm 2011. Do sự vô lý trong khâu đền bù nên mãi đến năm 2012
vẫn chưa giải quyết ổn thỏa. Nguyên nhân là do phía UBND
Thạnh Hóa đưa ra giá đền bù "rẻ mạt" cho một khu đất
rộng lớn mà họ đã sỡ hữu từ trước biến cố năm 1975.
Giá họ đưa ra là đền bù 300.000đ cho một mét vuông, nhưng
giá bán khu nền sau khi giải tỏa kế bên đến 25.000.000đ cho
một mét vuông. Quá bức xúc với sự chênh lệch không tưởng
tượng nỗi đó, xóm dân oan đã làm đơn khiếu nại lên các
cấp tòa án từ Huyện lên Tỉnh nhưng vô vọng. Xóm dân oan
lại tiếp tục khăn gói vác đơn khiếu nại, ra tận Hà Nội
để yêu cầu tòa án tối cao để giải quyết cũng không có
kết quả. Họ đã nhiều lần đụng độ với chính quyền trong
nhiều lần cưỡng chế nảy lửa. Trong số dân oan đó,có
nhiều người là Vợ, là con của thương binh liệt sĩ mà bằng
khen treo kín vách nhà.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t35.0-12/10754538_750115195036718_26072088_o.jpg?oh=69f168b580c32e13231e8153091a6f00&oe=5454774C&__gda__=1414764049_78e7c513934f867c70b24fb2c6999b75"
width="560" /></center>
<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t35.0-12/10742669_750115198370051_2046724011_o.jpg?oh=f053b070f3082e06297123596fd77c06&oe=5453A05C&__gda__=1414764812_982bb7ae43ea39d76b1e928f7981df58"
width="560" /></center>

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Chúng tôi đi khiếu kiện
khắp nơi nhưng không ai giải quyết, từ tòa án nhân dân
huyện Thạnh Hóa cho đến tòa án nhân dân tỉnh Long An để
được bồi thường giá đất thực tế cho chúng tôi. Họ bồi
thường cho chúng tôi với giá chỉ 300.000 đồng/m2 nhưng họ
lại bán cho chúng tôi ở vị trí liền kề lên tới 25
triệu/m2. Từ chỗ đó chúng tôi nhận 300.000 đồng không thể
mua được ở đâu. Chúng tôi đã bị tòa án nhân dân huyện và
tỉnh đã bác bỏ yêu cầu khởi kiện, vì vậy chúng tôi đã
gởi đơn lên tòa án nhân dân tối cao đồng thời làm đơn tố
cáo ra trung ương. Từ năm 2012 cho đến nay thì vẫn chưa được
cơ quan nhà nước nào giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi.<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Chị Phùng Thị Ly </div></div>

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t35.0-12/10744488_750115221703382_1941003345_o.jpg?oh=c356a31a7631c4a08d071fef50ed5be4&oe=54549455&__gda__=1414826181_6dd8117cafcd4da8945d265fe7c3b6d6"
width="560" /></center>
<em><center>Anh Nguyễn Trung Can cặm cụi bên trong căn nhà chòi
lụp xụp</center></em>


Trong suốt thời gian đấu tranh tìm công lý từ năm 2012 đến
nay. Cuộc sống của "xóm dân oan" xuống cấp trầm trọng.Vì
đa phần họ là những người buôn bán nhỏ, nông dân và lao
động chân tay kiếm cơm đong qua bữa. Chính quyền cho họ là
những thành phần chống đối và chụp cho cái mũ phản động.
Thế là coi như xong đường kinh tế. Như trường hợp điển
hình là anh Nguyễn Trung Can làm ghề rửa xe và giao Oxy, gas cũng
bị khách hàng từ chối vì cho là "phản động". Tương tự
như anh Can là chị Phùng Thị Ly cũng không dám nuôi gà vì sợ
bị cành sát môi trường quấy nhiễu. Chị Mai Thị Kim Hương
bán nước mía, café vỉa hè cũng không thể khá nỗi vì liên
tục có người rình mò quấy nhiễu. Trong khi đó gia đình chị
phải nuôi 2 cháu nhỏ đang học cấp 2.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-12/10751841_750115175036720_1346505303_n.jpg?oh=b6e2827edd93057ce48936613d14324d&oe=5454A50C&__gda__=1414837596_1e71e649d145e9acbb0ba110ff520304"
width="560" /></center>
Một gia đình dân oan điển hình tại xóm dân oan, gia đình Mai
Thị Kim Hương và anh Nguyễn Trung Can

Chị Mai Thị Kim Hương cho biết: <em>"Từ khi giải tỏa đến
giờ gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Trước ngày cưỡng
chế 31/7 vừa rồi, chính quyền huyện Thạnh Hóa đã cắt
đường kinh tế làm ăn của gia đình tôi là không cho gia đình
tôi bỏ oxy, gas và gió đá. Đây là công việc mưu sinh chính
của gia đình chúng tôi. Hiện nay gia đình chúng tôi rất khó
khăn. Việc sinh sống, đi lại để kiện tụng thì chính quyền
ràng buộc không cho tôi đi. Họ bắt bớ và cắt đứt đường
kinh tế của chúng tôi."</em>

Cháu Tuấn là con trai lớn của dân oan Nguyễn Trung Can và chị
Mai Thị Kim Hương. Tuy năm nay mới học lớp 9 nhưng đã theo gia
đình đấu tranh đòi lại đất từ năm 2012. Vì cháu cũng là
nạn nhân của bất công như cha mẹ cháu và những người hàng
xóm. Và cháu Tuấn cũng phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi
trong cuộc sống và tương lai học tập của mình.

Cháu Tuấn tâm sự với PV: <em>"Con là Nguyễn Mai Trung Tuấn 14
tuổi, là con trai của dân oan Mai Thị Kim Hương ở khu phố 3
huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An. Trước việc ủy ban nhân dân
huyện Thạnh Hóa đã thu hồi đất nhà con nhiều năm nay thì
cuộc sống gia đình con rất khó khăn. Riêng bản thân con năm
nay học lớp 9, con rất ham học và rất muốn học để trở
thành một người công dân trong tương lai có ích cho đất
nước, có ích cho xã hội và góp phần phát triển đất nước
hơn"</em>

Cuộc sống của những dân oan này sẽ đi về đâu nếu nhà
cầm quyền không hiểu thấu và sớm khắc phục trong một
tương lai gần?

<strong>PVTD</strong> thực hiện

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141030/phong-su-xom-dan-oan-long-an-nhung-nguoi-dau-tranh-don-doc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét