Gió Mới - Cách mạng đường phố tại Hongkong: Bài học cho Việt Nam

Trong thế kỷ XXI, phong trào cách mạng dân chủ hóa đã làm
rúng động thế giới với những cuộc đấu tranh bất bạo
động hạ bệ nhiều chế độ độc tài đã tồn tại nhiều
thập kỷ. Từ Tunisia, Ai Cập, Libia… lan sang Hong Kong - một
phần lãnh thổ của Trung Quốc đại lục. Thật khó nói cuộc
cách mạng đường phố tại Hong Kong sẽ đi đến đâu, nhưng
qua nó những người đang đấu tranh dân chủ tại Việt Nam có
thể học được nhiều bài học.

<h2>Xây dựng hình ảnh người lãnh đạo trẻ</h2>

Hình ảnh người lãnh đạo phong trào đấu tranh bất bạo
động tại Hong Kong là cậu thanh niên 17 tuổi Joshua Wong. Và
hình ảnh người lãnh đạo trẻ này đã được xây dựng rất
thành công, đem lại sự ủng hộ rộng rãi của người dân
trong nước và quốc tế.

Tại sao những người hoạt động tại Hong Kong lại chọn hình
ảnh cậu thanh niên Joshua Wong để xây dựng hình ảnh người
lãnh đạo cho phong trào cách mạng đường phố? Tại sao họ
không chọn hình ảnh là người lãnh đạo phong trào là một
người trí thức, một người công nhân hay nông dân?

Những người gây dựng phong trào cách mạng đường phố tại
Hong Kong chọn hình ảnh cậu thanh niên Joshua Wong bởi vì:

- Joshua Wong là một sinh viên trẻ đang theo học tại một
trường Đại học tại Hongkong. Anh tham gia sáng lập tổ chức
Scholarism để bảo vệ quyền lợi của học sinh và sinh viên.
Nên việc chọn hình ảnh là học sinh, sinh viên luôn được
nhiều thanh niên tại Hong Kong ủng hộ, bởi họ đang đòi hỏi
quyền lợi cho chính họ.

- Tầng lớp Học sinh, sinh viên là rường cột của xã hội,
bởi họ là tương lai của quốc gia. Và họ là những người
chưa vướng bận quá nhiều vào gia đình, nghề nghiệp và cuộc
sống. Nên họ luôn luôn can đảm, sẵn sàng hy sinh bản thân
mình vì lợi ích của chính họ và người dân.

- Hình ảnh học sinh, sinh viên luôn được nhiều tầng lớp
trong xã hội ủng hộ, bởi bất kỳ gia đình nào cũng có con,
em đã và đang là học sinh, sinh viên tại các trường học. Nên
phong trào được rất nhiều ủng hộ, từ gia đình, nhà
trường cho đến công nhân, thậm chí cả tầng lớp trí thức
cũng đồng tình ủng họ.

- Hình ảnh một con người trẻ trung, nhỏ bé và thậm chí là
yếu đuối chống lại một chính quyền với đầy đủ ban bệ,
cảnh sát chống bạo động được trang bị đến tận răng cho
người ta thấy sự đối lập rõ ràng giữa lương tâm và bạo
lực, giữa đúng và sai, giữa chính nghĩa và tà quyền.

Với những điểm căn bản trên, những người gây dựng phong
trào cách mạnh đường phố tại Hong Kong đã rất thành công
trong việc xây dựng hình ảnh người lãnh đạo trẻ của phong
trào với sự ủng hộ của rất nhiều tầng lớp trong xã hội.
Đấu tranh bất bạo động có sức mạnh là đánh vào lương
tâm của cộng đồng. Với hình ảnh Joshua Wong họ đã làm
được điều này.

<h2>Hành động nhỏ cho sự thay đổi lớn</h2>

Khởi sự phong trào cách mạng đường phố tại Hongkong, tổ
chức Scholarism chỉ đòi hỏi những quyền lợi hết sức căn
bản cho chính họ, và một trong những đòi hỏi đó là:
"Chiến dịch phản đối sự áp đặt trong chương trình giáo
dục quốc gia, mà một trong những bài học là làm dạy cho học
sinh Hong Kong phải có cảm tình với nhà cầm quyền Cộng sản
Trung Quốc." [1].

Việc chọn lựa chọn "chiến dịch phản đối sự áp đặt
trong chương trình giáo dục quốc gia" được tính toán rất
kỹ càng bởi:

- Chiến dịch này gắn liền với quyền lợi của tầng lớp
học sinh, sinh viên tại Hong Kong. Những người gây dựng phong
trào cách mạng đường phố tại Hong Kong đã rất thành công
với chiến dịch này, bởi họ biết chính những người học
sinh, sinh viên sẽ đứng lên đấu tranh đòi hỏi những quyền
lợi của họ. Kéo theo đó là sự ủng hộ chiến dịch của gia
đình, nhà trường và nhiều tầng lớp trong xã hội.

- Chọn những hành động nhỏ cho sự thay đổi lớn, khoảng
cách giữa ước muốn và hành động luôn bị ngăn cách bởi
"dòng sông sợ hãi". Những người gây dựng phong trào cách
mạng đường phố tại Hong Kong đã hiểu rất rõ việc này.
Nên họ đã chọn một chiến dịch rất nhỏ, tỷ lệ thành
công cao, sau mỗi lần thành công từ những chiến dịch nhỏ
đó, những người hoạt động sẽ phá vỡ được sự ngăn
cách của "dòng sông sợ hãi".

- Khi "dòng sông sợ hãi" đã bị phá tan, những người gầy
dựng phong trào cách mạng đường phố tại Hongkong bước qua
đòi hỏi quyền lợi lớn hơn, đó là quyền: "Tự do bầu
cử" của người dân. Và quyền lợi gắn liền với mọi
tầng lớp trong xã hội. Dĩ nhiên họ sẽ được sự đồng
tình của nhiều tầng lớp trong xã hội, bởi trước đó họ
đã thành công trong chiến dịch "chiến dịch phản đối sự
áp đặt trong chương trình giáo dục quốc gia".

Việc chọn "<em>hành động nhỏ cho sự thay đổi lớn</em>"
đã được những gây dựng phong trào cách mạng đường phố
tại áp dụng rất thành công, quan trọng hơn, họ đã giúp
những người hoạt động vượt qua được "sự sợ hãi",
can đảm đứng lên đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ cho
chính những người hoạt động và người dân Hongkong?

<h2>Kết luận</h2>

Việc chọn và xây dựng hình ảnh người lãnh đạo trẻ là
tầng lớp học sinh, sinh viên đã rất thành công trong cuộc
cách mạng đường phố đang xảy ra Hong Kong bởi phong trào
nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của nhiều tầng lớp
trong xã hội. Và việc chọn những "<em>hành động nhỏ cho
sự thay đổi lớn</em>" đã giúp nhiều người hoạt động
tại đây vượt qua được "sự sợ hãi" vốn đã bao trùm
lên họ sau khi nước Anh trả Hong Kong về cho cộng sản Trung
Quốc.

Phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam cũng cần nhân dịp
này rút tỉa những bài học từ Hong Kong để áp dụng vào công
cuộc đấu tranh ở Việt Nam. Từ cách lựa chọn hình ảnh nhân
sĩ đấu tranh, biểu tượng đoàn kết của cuộc đấu tranh, cho
đến cách ra yêu sách từng bước một, từ nhỏ đến lớn,
không đốt cháy giai đoạn theo kiểu "<em>Đảng CSVN phải bị
giải thể</em>" ngay từ phút đầu khi chưa có mấy người
ủng hộ. Tăng tính hiệu quả của phong trào đấu tranh chính
là lý do chúng ta sẽ dành được chiến thắng nhanh hơn và ít
đau thương và mất mát hơn.

<em><strong>Gió Mới</strong></em>

<strong>Chú thích:</strong>

[1]
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/joshua-wong-thu-lanh-bieu-tinh-hong.html


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141002/gio-moi-cach-mang-duong-pho-tai-hongkong-bai-hoc-cho-viet-nam),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét